CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2.4. Phịng chống tình trạng sang chiết gas lậu
LPG là một mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhƣng hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về kinh doanh LPG, đặc biệt là đối với mặt hàng gas dân dụng vẫn diễn biến phức tạp. Việc cạnh tranh khơng lành mạnh, gian lận thƣơng mại cịn khá phổ biến trong lĩnh vực này. Hiện tƣợng này xảy ra do việc kinh doanh gas gắn liền với vỏ bình chứa nên phát sinh hành vi vi phạm quy định pháp luật về sang chiết trái phép; chiếm đoạt, hốn cải vỏ bình, giả nhãn hiệu hàng hóa đối với vỏ bình chứa… Đó là các vi phạm nổi cộm trong kinh doanh gas hiện nay.
Vỏ bình gas là tài sản lớn của các cơng ty kinh doanh gas, chiếm khoảng 60- 80% tổng giá trị tài sản. Đầu tƣ vào sản xuất hay đặt mua vỏ bình các đơn vị sở hữu phải đóng thuế, mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chịu chi phí quảng cáo thƣơng hiệu, chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa, kiểm định... Trong khi đó, các đơn vị sang chiết gas lậu và thu gom, chiếm dụng vỏ bình gas trái phép để hốn cải bằng cách thay đổi quai xách, mài logo, đóng dập lại số series, sơn hoặc dán logo, nhãn hiệu của họ để tung ra thị trƣờng chỉ chịu mức chi phí đầu tƣ thấp và khơng phải đóng các loại thuế phí.
Việc làm này gây thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh gas chân chính. Đồng thời, việc thay đổi kết cấu vỏ bình có thể làm giảm sức chịu áp lực của vỏ bình, gây ra nguy cơ cháy nổ rất cao, ảnh hƣởng đến quyền lợi và an toàn cho ngƣời sử dụng.
Do sang chiết, nạp gas lậu là hoạt động siêu lợi nhuận nên các đối tƣợng bị xử phạt thƣờng tiếp tục tái phạm. Với các quy định hiện hành thì việc chống chiết nạp lậu tốn nhiều thời gian và công sức nhƣng hiệu quả chƣa cao.
Để thiết lập trật tự sản xuất, kinh doanh gas lành mạnh, đúng pháp luật, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp trong kinh doanh LPG, bảo vệ quyền và lợi ích của thƣơng nhân, ngƣời tiêu dùng và an toàn xã hội. Hiệp hội Gas Việt Nam đã kiến nghị Bộ Cơng Thƣơng đánh giá tình hình sang chiết gas lậu hiện nay và báo cáo Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh LPG, nghị định số 105/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh LPG, tăng mức xử phạt và tăng cƣờng quản lý việc sang chiết LPG. Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, từ nhiều năm qua, hiệp hội đã nhiều lần đề xuất một giải pháp chống sang chiết gas lậu một cách căn bản, ít tốn kém. Đó là giải pháp, quy định tƣờng rào trạm chiết phải thơng thống (làm bằng song sắt ở ít nhất hai mặt) và nhà chiết nạp cũng phải thơng thống ít nhất một mặt chính để tạo điều kiện cho xã hội cùng giám sát việc sang chiết, nạp. Hiện nay, cơng ty đã có tƣờng rào làm theo dạng này. Trong khi đó, tất cả các trạm sang chiết, nạp lậu đều kín cổng cao tƣờng để tránh sự theo dõi, phát hiện của cơ quan chức năng. Do đó, Hiệp hội Gas Việt Nam đề nghị Bộ Công Thƣơng sớm xem xét, ban hành quy định về tƣờng rào và nhà chiết nạp của trạm chiết để tăng cƣờng hiệu quả công tác chống sang chiết gas lậu.