Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GP bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 125)

3.5. NHỮNG KIẾN NGHỊ

3.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bƣớc đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

- Phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trƣờng vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác.

- Cần có chính sách nới lỏng dần các quy định hạn chế mang tính chất hành chính cho phù hợp với các cam kết quốc tế, trƣớc hết là đối với các NHTMCP, sau đó là các NHTM nƣớc ngồi, chẳng hạn nhƣ tỷ lệ góp vốn tối đa của bên nƣớc ngồi vào một ngân hàng trong nƣớc, số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nƣớc ngoài, số lƣợng và phạm vi chi nhánh và phịng giao dịch đƣợc mở,... Đối với tồn bộ hệ thống NHTM, các quy định, can thiệp hành chính đối với tất cả các ngân

hàng về các biện pháp điều hành tỷ giá, lãi suất cũng cần đƣợc xem xét bãi bỏ trong tƣơng lai xa hơn, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã thực sự có đƣợc một cơ chế thị trƣờng đồng bộ.

- Mỗi khi ban hành Quyết định, thông tƣ... mới, NHNN cũng nên xem xét kỹ để tránh việc giảm năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Ví dụ nhƣ tại Thơng tƣ số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 20/5/2010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 thì một vài điều trong Thơng tƣ này là khá bất cập, có thể làm giảm năng lực cạnh tranh (xét về phƣơng diện vốn) của các NHTM. Chẳng hạn, Thông tƣ 13 quy định, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nƣớc, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Quy định này là khơng hợp lý, vì theo nghiên cứu của Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn của những đối tƣợng trên thƣờng chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ làm cho phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh tốn có thể lên đến 35% trên tổng nguồn vốn huy động, và vì thế tỷ lệ này là quá cao, cản trở mạnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM; từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, bản thân NHNN phải nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiến hành cải cách mơ hình tổ chức hoạt động theo cơ chế mới. Các công cụ và phƣơng pháp quản lý, giám sát của NHNN cũng phải đƣợc đổi mới để đảm bảo hiệu quả cao hơn. Hiện nay, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN vẫn đƣợc thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc kiểm tra tính tuân thủ các quy định hiện hành mà chƣa tập trung phân tích, đánh giá các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của các ngân hàng. Để tăng cƣờng khả năng phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro tiềm tàng, các NHNN có thể nghiên cứu và áp dụng các phƣơng pháp, công cụ giám sát ngân hàng hiện đại hiện nay trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc giám sát của Uỷ ban giám sát ngân hàng BASEL nhƣ Hệ thống giám sát ngân hàng CAMELS, SEER của Hoa Kỳ, RATE và TRAM của Anh, ...

3.5.3. Đối với Ngân hàng TMCP Dầu khí Tồn cầu

- GP.Bank cần thƣờng xuyên rà soát để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời hệ thống quy chế, quy trình nội bộ, quản lý rủi ro tất cả các mặt hoạt động, nhất là về chất lƣợng tín dụng. Tuân thủ quy định của NHNN về cơ chế - chính sách tín dụng. Nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro,…

- Tiếp tục hiện đại hoá cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thanh tốn, chú trọng hoạt động Marketing, làm sao để uy tín và thƣơng hiệu của GP.Bank đƣợc nâng cao hơn nữa.

- Cùng với việc hiện đại hố cơng nghệ, GP.Bank cần có chính sách khai thác cơng nghệ hiệu quả thơng qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cƣờng bán chéo sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hố sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.

- Xây dựng chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, GP.Bank và khách hàng ln

gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch với GP.Bank. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lƣợc GP.Bank phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của GP.Bank với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tƣ kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng.

- Hiện nay hoạt động tín dụng của GP.Bank có hiệu quả chƣa cao, để đẩy mạnh tín dụng cần tạo đƣợc quy trình cung cấp linh hoạt các sản phẩm tín dụng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đƣa ra điều kiện cho vay và lãi suất ƣu đãi hơn nữa theo thoả thuận giữa hai bên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Chƣơng 3 của luận văn đã điểm qua những ảnh hƣởng của bối cảnh quốc tế tới kinh doanh ngân hàng, trình bày và phân tích các cam kết trong WTO về mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân và từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với GP.Bank nói riêng và với các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của GP.Bank trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung vào 7 giải pháp chính bao gồm: Tăng cƣờng tiềm lực tài chính; nâng cao trình độ cơng nghệ ngân hàng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và quản trị điều hành; đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng; đẩy mạnh hoạt động quảng bá thƣơng hiệu, hồn thiện và mở rộng hợp lý hóa mạng lƣới phân phối sản phẩm ngân hàng; tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Để có thể tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, giữa các ngân hàng và các cơ quan chức năng trên nhiều lĩnh vực. Và phần cuối chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan chức năng, với NHNN và với riêng GP.Bank.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho các NHTM Việt Nam nói chung và GP.Bank nói riêng, nhƣng đồng thời cũng đặt ra khơng ít những thách thức khó khăn, địi hỏi mỗi ngân hàng khơng ngừng nỗ lực đổi mới về mọi mặt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính, ngân hàng trong và ngồi nƣớc.

Với mục đích nghiên cứu đã đƣợc xác định của đề tài là phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của GP.Bank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó đƣa ra những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT của ngân hàng này, đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, đặc điểm kinh doanh, năng lực cạnh tranh của NHTM, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh NHTM và các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Đồng thời đề tài cũng đề cập đến vấn đề hội nhập và những tác động của nó đến khả năng cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của GP.Bank thông qua

hệ thống chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh nhƣ: năng lực tài chính; năng lực cơng nghệ; nguồn nhân lực; năng lực tổ chức bộ máy và quản trị điều hành; mạng lƣới phân phối sản phẩm dịch vụ; mức độ đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và chất lƣợng phục vụ khách hàng. Ngoài ra, luận văn cũng đã đánh giá, phân tích tổng hợp về các NHTM đối thủ khác của GP.Bank tại Việt Nam và xác định đƣợc vị trí hiện nay của GP.Bank trong ngành cịn chƣa cao, qua đó chỉ ra đƣợc những ƣu điểm, những hạn chế về năng lực cạnh tranh của GP.Bank.

- Phân tích những ảnh hƣởng của bối cảnh quốc tế tới kinh doanh ngân hàng,

trình bày và phân tích các cam kết trong WTO về mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng và từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với GP.Bank nói riêng và với các NHTM Việt Nam nói chung.

- Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của GP.Bank, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của GP.Bank, trong đó tập

trung vào 7 giải pháp chính bao gồm: Tăng cƣờng tiềm lực tài chính; nâng cao trình độ cơng nghệ ngân hàng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tổ chức bộ máy và quản trị điều hành; đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng; đẩy mạnh hoạt động quảng bá thƣơng hiệu, hồn thiện và mở rộng hợp lý hóa mạng lƣới phân phối sản phẩm ngân hàng; tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Gắn liền với các nhóm giải pháp là những đề xuất cụ thể để thực thi các giải pháp mà đề tài đã đƣa ra. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đã đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan chức năng, với NHNN và với riêng GP.Bank nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, của GP.Bank khi ngành ngân hàng bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1.Báo cáo thƣờng niên của GP.Bank, ACB, VCB, BIDV, Agribank, Sacombank, Techcombank, VIBank,… các năm 2007, 2008, 2009, 2010.

2.Báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng nhà nƣớc các năm 2006, 2007, 2008, 2009.

3.Bộ kế hoạch và đầu tƣ (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động

của tự do hố dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng, Dự án

VIE/02/009.

4.Chiến lƣợc phát triển ngân hàng TMCP Dầu khí Tồn cầu đến năm 2015 (2010).

5.Phạm Thanh Bình (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân

hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, (20-95), Hà Nội.

6.Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, Giáo trình, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7.Nguyễn Dũng (2009), “Bàn về giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (14), tr 24-25.

8.Nguyễn Thị Hiền (2006), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), tr.17-19. 9.Lê Hƣng (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập: Các ngân hàng phải phát huy lợi thế”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (172), tr. 47,58. 10. Nguyễn Đắc Hƣng (2007), “Ngân hàng thƣơng mại cổ phần nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc yêu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (21). 11. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Vụ chiến lƣợc phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu, Các cơng trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (Quyển 7), Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.

12. Phan Minh Ngọc, Phan Thuý Nga (2006), “Tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr.1- 2.

14. Rose, P.E. (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương

mại trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

16. Quỳnh Sơn (2008), “Thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực ngân hàng: Giải pháp nào trong xu thế hội nhập?”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (3), tr.19-20. 17. Nguyễn Trọng Tài (2008), “Cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại - nhìn từ góc độ lý luận và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (358), tr.19-29.

18. Nguyễn Văn Tạo (2008), “Những thành công bƣớc đầu của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (18), tr.6-7.

19. Lƣu Ngọc Trịnh, Nguyễn Văn Dân (2007), “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Tài chính, 11/2007.

20. Lê Văn Tƣ (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

21. Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của

ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

22. Pearce, D.W. (1986), The MIT Dictionary of Modern Economics, Third Edition.

23. Stigler, G.J. (2008), Competition, The New Palgrave Dictionary of

Economics, Abstract.

24. Porter, M.E. (1998), Competitive advantage, The Free press, New York.

25. International financial statistics (2005), IMF staff, International

Monetary Fund.

28. www.worldbank.org

29. www.bdo.com.ph

30. www.maybank2u.com.my 31. www.bangkokbank.com 32. www.sbv.gov.vn 33. www.vietcombank.com.vn 34. www.bidv.com.vn 35. www.sacombank.com.vn 36. www.habubank.com.vn 37. www.militarybank.com.vn 38. www.seabank.com.vn 39. www.eab.com.vn 40. www.saigonbank.com.vn 41. www.anbinhbank.com.vn 42. www.ocb.com.vn 43. web.da-us.citibank.com 44. www.hsbc.com 45. http://www.bis.org 46. www.vib.com.vn 47. www.icb.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GP bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w