Phƣơng pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những ảnh hưởng từ việc việt nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2008 2013 (Trang 32)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu:

* Phương pháp lựa chọn mẫu: Nhờ sự giúp đỡ của Phòng Đăng ký kinh

doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội, tác giải đã chọn lọc đƣợc những doanh nghiệp của Hà Nội có tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu. Sau khi có đƣợc thơng tin của những doanh nghiệp này, tác giả đã gửi mẫu khảo sát cho 68 doanh nghiệp. Số phiếu khảo sát tác giả nhận về là 54 phiếu, tuy nhiên có một số phiếu khơng phù hợp nên tác giả đã loại bỏ, còn lại 43 phiếu đạt điều kiện. Đây chính là số phiếu của 43 doanh nghiệp đƣợc tổng hợp tại Phục lục 2 của Luận văn.

* Phương pháp nghiên cứu:

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, dữ liệu, số liệu, tác giả đã chọn lọc các yếu tố chính, dùng phƣơng pháp so sánh, phân tích để nhận định, đánh giá.

Đồng thời, tác giả sử dụng chƣơng trình Microsoft Excel để phân tích các số liệu từ Bảng hỏi cũng nhƣ các số liệu thu thập đƣợc từ các nguồn tài liệu tham khảo.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở HÀ NỘI 3.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập trên địa bàn Thành phố Hà Nội

3.1.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2005 – 2007)Xuất khẩu: Xuất khẩu:

Giai đoạn 3 năm 2005-2007, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt bình quân 4007 triệu USD/năm, với mức tăng trƣởng bình quân 29,9%/năm.

So với toàn quốc, xuất khẩu Hà Nội giai đoạn này có tỷ trọng ngày càng tăng, từ 9,3% năm 2005 lên 10,4% năm 2007; mức tăng trƣởng xuất khẩu của Hà Nội thời kỳ này cao hơn toàn quốc (29,9%/năm so với 22,4%/năm).

Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân 54%), nhƣng giảm dần từ 58% năm 2005 xuống 50,6% năm 2007 và có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất trong 3 thành phần kinh tế (21,3%/năm). Do xu hƣớng mở cửa thị trƣờng ngày càng rộng, thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có mức tăng trƣởng cao nhất (48%/năm) và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 32% năm 2005 lên 39,3% năm 2007.

Các nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này là nhóm hàng nơng sản (16-22%), dệt may (13-16%) và linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi (13-18%), tuy nhiên nhóm có mức tăng trƣởng cao hơn mức bình qn trong thời kỳ này là linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi (tăng 65,6%/năm) và xăng dầu tạm nhập tái xuất (chiếm 9,4%, tăng 37,2%/năm).

Nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội giai đoạn 2005-2006 đạt bình quân 13945 triệu USD/năm, với mức tăng trƣởng bình quân 27,5%/năm.

Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình qn 68,7%), sau đó là thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc (chiếm 16,9%) và thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (chiếm 14,4%). Cả ba thành phần kinh tế có mức tăng trƣởng nhập khẩu tƣơng đối đồng đều (kinh tế nhà nƣớc 32%/năm, kinh tế ngồi nhà nƣớc 31,8%/năm, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi 31,3%/năm).

Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phụ tùng (chiếm 29,1% và tăng 31,5%/năm) và vật tƣ nguyên liệu (chiếm 52,4% và tăng 27,5%/năm).

Cán cân thương mại:

Do Hà Nội là đầu mối nhập khẩu của khu vực miền Bắc, có giá trị nhập khẩu lớn nên mức nhập siêu của Hà Nội rất cao, bình quân hàng năm tƣơng đƣơng 247% kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005-2006 gấp hơn 5 lần mức nhập siêu toàn quốc (45,2% kim ngạch xuất khẩu). Tất cả các thành phần kinh tế đều nhập siêu trong giai đoạn này.

3.1.2 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2008 – 2013)

3.1.2.1 Xuất khẩu:

* Kim ngạch xuất khẩu

Giai đoạn 5 năm từ 2008-2012, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt bình quân 8390 triệu USD/năm, với mức tăng trƣởng bình quân 15,2%/năm, trong đó có 2 năm suy giảm do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế: năm 2009 giảm 8,3% so với năm 2008, năm 2012 giảm 0,02% so với năm 2011.

Bảng 3.1: Bảng tỷ trọng xuất khẩu của Hà Nội so với cả nƣớc:

STT Chỉ tiêu

Hà Nội so với cả nƣớc

So với toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu Hà Nội giai đoạn này có tỷ trọng ngày càng tăng trong 4 năm đầu, từ 11% năm 2008 lên 13% năm 2011, nhƣng đến năm 2012 giảm xuống còn 9%. Mức tăng trƣởng xuất khẩu của Hà Nội thời kỳ này xuống thấp hơn toàn quốc (15,6%/năm so với 18,7%/năm).

Bảng 3.2: Bảng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội chia theo thành phần kinh tế:

Đơn vị tính: triệu USD

STT Chỉ tiêu

Kim ngạch XK

1 Kinh tế nhà nƣớc

2 Kinh tế ngồi nhà nƣớc

Kinh tế có vốn ĐT nước ngồi

Hình 3.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chia theo thành phần kinh tế (%)

Nguồn: Sở Công thương Hà Nội

Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình qn 42,5%), nhƣng có xu hƣớng giảm dần từ 47,4% năm 2008 xuống 39% năm 2012 và có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất trong 3 thành phần kinh tế (11%/năm). Thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ngày càng đóng vai trị quan trọng với tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, có 2 năm 2010 và 2012 chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong 3 thành phần kinh tế và có mức tăng trƣởng bình qn 18%/năm; có một số thời điểm (3 tháng đầu năm 2012) kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là thành phần duy nhất xuất siêu.

Thành phần kinh tế ngồi nhà nƣớc có mức tăng trƣởng cao nhất (34,6%/năm) nhƣng có tỷ trọng nhỏ nhất trong 3 thành phần kinh tế (16,2%), tuy nhiên tỷ trọng này ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, từ 12,7% năm 2008 tăng đều hàng năm lên 19,5% năm 2012.

* Cơ cấu xuất khẩu:

Do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế từ năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội đều bị ảnh hƣởng, mức tiêu thụ giảm nên có mức tăng trƣởng khơng cao. Hai nhóm mặt hàng đạt tƣơng đƣơng và cao hơn mức tăng bình quân là điện tử (chiếm 3,2%, tăng 15,6%/năm) và xăng dầu tạm nhập tái xuất (chiếm 13%, tăng 25,9%/năm), tuy nhiên nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nhóm hàng nơng sản ( 11,7%), dệt may (11,4%) và linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi (17,6%), nhóm hàng khác có xu hƣớng tăng tỷ trọng do các doanh nghiệp đã giảm dần sự lệ thuộc vào các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu.

* Thị trường xuất khẩu:

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trƣờng xuất khẩu

TT Thị trƣờng Năm 2010 (triệu USD) Tổng giá trị 8.109,2 1 Mỹ 933,1 2 Trung Quốc 1.215,1 3 Nhật 958,7 4 Campuchia 475,1 5 Singapore 379,0 6 Hàn Quốc 315,8 7 Hà Lan 326,8 8 Thái Lan 146,1 9 Hồng Koong 169,2 10 Đức 189,9 11 Nga 102,3 12 Nƣớc khác 2.898,1

Thị trƣờng xuất khẩu chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội chủ yếu là các nƣớc ở khu vực Châu Á (chiếm từ 45,2% đến hơn 50%). Trong đó, thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc (chiếm từ 12,8% đến 15%) và thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai là Nhật Bản (từ 11% đến 12,5%). Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu sang khu vực các nƣớc Châu Á có xu hƣớng tăng dần nhƣng vẫn ở mức thấp, vẫn tập trung chủ yếu vào thị trƣờng Trung Quốc và Nhật Bản (mặc dù có xu hƣớng giảm dần), dẫn đến tình trạng phụ thuộc nhiều vào các nƣớc này. Đây cũng chính rủi ro lớn đối với xuất khẩu của nƣớc ta nếu nhƣ các thị trƣờng này hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam.

Về thị trƣờng Mỹ: Với sức mạnh kinh tế của mình, Hoa Kỳ là một thị trƣờng rộng lớn và nhiều tiềm năng. Sức mua của ngƣời tiêu dùng cao nhƣng lại địi hỏi khơng q khắt khe nhƣ ở thị trƣờng Nhật Bản và EU nên các doanh nghiệp nƣớc ta đang tăng cƣờng xuất khẩu các mặt hàng sang Mỹ. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu phát triển từ năm 1995, sau khi hai nƣớc bình thƣờng hố quan hệ, mặt dùng gặp nhiều khó khăn nhƣng hàng hố của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn không ngừng tăng lên trong những năm qua. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Hà Nội, Hoa Kỳ chính là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 3 (chiếm từ 10,4% đến 13,2%). Tốc độ tăng trƣởng đã đƣa thị trƣờng Hoa Kỳ thành một trong những thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của nƣớc ta.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang thị trƣờng Châu Âu (nhƣ Đức, Nga) có xu hƣớng tăng dần, tuy nhiên tăng khơng nhiều. Vì vậy trong tƣơng lai các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở thành phố Hà Nội nói riêng phải có những bƣớc chuyển biến, phát triển sản phẩm phù hợp và đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, quy chuẩn của các thị trƣờng này để ngày càng mở rộng thị phần ra quốc tế.

3.1.2.2 Nhập khẩu:

* Kim ngạch nhập khẩu:

Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội giai đoạn 2008-2013 đạt bình quân 22.615 triệu USD/năm, với mức tăng trƣởng bình qn 5,7%/năm.

So với tồn quốc, kim ngạch nhập khẩu Hà Nội chiếm khoảng 25,2% và có mức tăng trƣởng thấp hơn (5,7%/năm so với 12,8%/năm).

Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà

nước

Kinh tế có vốn ĐT nước ngồi

Hình 3.2: Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội (triệu USD)

Nguồn: Sở Công thương Hà Nội

Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình qn 64%), sau đó là thành phần kinh tế ngồi nhà nƣớc (chiếm 18,5%) và thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (chiếm 17,5%).

Tuy vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhƣng kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có tỷ trọng tăng đều hàng năm (15,5% năm 2008 lên 20,7% năm 2012) và là thành phần kinh tế có mức tăng trƣởng cao nhất (14,1%/năm) so với kinh tế ngoài nhà nƣớc (5,3%/năm) và kinh tế nhà nƣớc (3,8%/năm)

* Cơ cấu nhập khẩu:

Bảng 3.4: Những nhóm hàng nhập khẩu chính:

Đơn vị tính: triệu USD

STT Chỉ tiêu 1 Máy móc, thiết bị, phụ tùng 2 Vật tƣ, nguyên liệu Trong đó: + Sắt, thép + Phân bón + Hóa chất + Chất dẻo + Xăng dầu 3 Hàng hóa khác

Nguồn: Sở Cơng thương Hà Nội

Trong các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu, máy móc thiết bị phụ tùng tăng trƣởng hàng năm khơng ổn định, bình qn tăng trƣởng âm 3,6%, chiếm tỷ trọng 20,1%. Nhóm hàng vật tƣ nguyên liệu chiếm tỷ trọng 45,3%, cũng tăng trƣởng không ổn định, đạt mức bình quân 4,3%/năm.

* Thị trường nhập khẩu:

Bảng 3.5: Kim ngạch nhập khẩu chia theo thị trƣờng nhập khẩu

Thị TT trƣờng Năm 2010 (triệu USD) Tổng giá trị 21.816 1 Trung Quốc 6.120 2 Nhật 2.556 3 Hàn Quốc 2.063 4 Đài Loan 1.570 5 Singapore 1.622 6 Đức 665 7 Thái Lan 1.107 8 Mỹ 800 9 Malaysia 751

12 Nƣớc khác 3.879

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội và tính tốn của tác giả

Thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất của các DN hoạt động XNK ở Hà Nội là Trung Quốc (chiếm từ 26.7% đến 30.4% qua các năm). Thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ 2 là Nhật Bản hoặc Hàn Quốc (thay đổi tùy theo năm). Nhìn chung, cũng giống nhƣ thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng nhập khẩu của các DN này là từ các nƣớc Châu Á.

3.1.2.3 Cán cân thương mại:

Mức nhập siêu bình quân của Hà Nội giai đoạn 2008-2013 là 176% kim ngạch xuất khẩu, gấp hơn 10 lần mức nhập siêu toàn quốc (15,7% kim ngạch xuất khẩu). Tất cả các thành phần kinh tế đều nhập siêu trong giai đoạn này.

Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch

nhập khẩu Cán cân XNK

Hình 3.3: Cán cân xuất nhập khẩu của TP Hà Nội (triệu USD)

Nguồn: Sở Cơng thương và tính tốn của tác giả

3.2 Đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Nội

3.2.1 Những thành tựu đạt được

- Khối các doanh nghiệp FDI tiếp tục có vai trị quan trọng đóng góp vào tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

- Đã tận dụng tốt cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đa phƣơng và song phƣơng để phát triển xuất nhập hàng hố.

- Nhìn chung hoạt động nhập khẩu năm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu trong nƣớc (thƣờng chiếm 2/3 kim ngạch nhập khẩu).

3.2.2 Những mặt còn hạn chế

- Xuất khẩu tăng trƣởng nhƣng chƣa bền vững, quy mơ xuất khẩu cịn nhỏ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

- Sự dịch chuyển cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cịn chậm và chƣa thật sự tích cực: tuy cơ cấu các nhóm mặt hàng ngun liệu và thủ công ngày càng giảm (từ 43,3% năm 2005 xuống 34,7% năm 2007 và xuống 29% năm 2012), nhƣng nhóm mặt hàng cơng nghiệp chế biến có hàm lƣợng chất xám cao có tỷ trọng tăng khơng ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2005 chiếm 36,8%, giảm dần xuống 31,8% năm 2008, tăng lên 40% vào năm 2010 nhƣng lại giảm xuống 37,3% năm 2012)

- Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, phát triển khơng bền vững, do đó khi gặp khó khăn của khủng hoảng kinh tế dễ bị ảnh hƣờng tiêu cực dẫn đến phá sản và ngừng hoạt động hàng loạt (từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 có hàng chục ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa).

- Thị trƣờng xuất khẩu chƣa có nhiều chuyển dịch tích cực, chủ yếu vẫn là

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Sau khi gia nhập WTO, tình hình XNK của các DN đã có những chuyển biến. Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội có mức tăng trƣởng bình qn 15,2%/năm. Trong đó, các DN hoạt động XNK thuộc thành phần kinh tế nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất nhƣng có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Các DN hoạt động XNK thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi ngày càng đóng vai trị quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng xuất khẩu chính là hàng nơng sản, dệt may và linh kiện máy tính, thiết bị ngoại vi. Kim ngạch nhập khẩu của các DN giai đoạn này cũng có mức tăng trƣởng 5,7%/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và vật tƣ nguyên liệu (tuy nhiên không đều qua các năm). Thị trƣờng xuất – nhập khẩu chủ yếu của các DN này là từ các nƣớc Châu Á, trong đó các thị trƣờng chính là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mặc dù có sự tăng trƣởng nhất định nhƣng tất cả các thành phần kinh tế đều nhập siêu trong giai đoạn này. Mức nhập siêu của Hà Nội cao gấp hơn 10 lần mức nhập siêu toàn quốc. Trong giai đoạn này, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc (nhƣ là đóng góp vào tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội, tận dụng tốt cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại, phục vụ tốt nhu cầu xuất khẩu trong nƣớc), các DN hoạt động XNK vẫn còn những hạn chế nhƣ xuất khẩu tăng trƣởng nhƣng chƣa bền vững, quy mơ xuất khẩu cịn nhỏ; các DN xuất khẩu chủ yếu có quy mơ nhỏ, năng lực cạnh tranh chƣa cao, phát triển không bền vững; thị trƣờng xuất khẩu khơng có nhiều thay đổi, chủ yếu vẫn là các thị trƣờng truyền thống nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

CHƢƠNG 4: ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở HÀ NỘI 4.1 Các ảnh hƣởng tích cực

4.1.1 Ảnh hưởng từ thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trường nước ngoài

Với 94% doanh nghiệp lựa chọn mức độ ảnh hƣởng của WTO đến doanh nghiệp là thang điểm 3/5 (thuận lợi và khó khăn ngang nhau) chứng tỏ việc tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài từ việc gia nhập WTO là rất lớn. Với tƣ cách thành viên của WTO, hàng hóa – dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trƣớc đây trong việc tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngồi. Đó sẽ là động lực thúc đẩy các Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu Thành phố tăng cƣờng xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng, chiếm lĩnh thị phần, kiếm các nhà nhập khẩu mới, thiết lập văn phòng đại diện, chi nhánh.... trên thị trƣờng nựớc ngoài. Các doanh nghiệp ngành dệt may, hải sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ... có điều kiện tốt hơn để xâm nhập vào các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc.... Việc mở rộng xuất khẩu sang các thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những ảnh hưởng từ việc việt nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2008 2013 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w