Ảnh hưởng từ sức ép của các đối tác kinh tế trong khu vực và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những ảnh hưởng từ việc việt nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2008 2013 (Trang 59 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Các ảnh hƣởng tiêu cực

4.2.5 Ảnh hưởng từ sức ép của các đối tác kinh tế trong khu vực và

giới

Với việc gia nhập vào WTO, nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép rất lớn từ các đối tác kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy một số nét chính nhƣ sau:

Thứ nhất, sức ép về mặt kinh tế nhưng mang động cơ chính trị. Sau khi

gia nhập WTO, cộng đồng chính trị và kinh doanh bên ngồi thúc ép Việt Nam thực hiện những cải cách về hệ thống chính trị, pháp luật và kinh doanh,

nhằm tiến tới tự do hóa mậu dịch hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, các cộng đồng chính trị bên ngồi cũng tìm cách hạn chế khả năng ảnh hƣởng của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trƣờng của các nƣớc thành viên WTO bằng cách ép buộc Việt Nam phải tự hạn chế sức ảnh hƣởng của mình. Minh chứng rõ ràng nhất đó là sự phản đối của các doanh nghiệp dệt may Hoa Kỳ đối với việc Hoa Kỳ áp dụng qui chế thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn – PNTR đối với Việt Nam sau khi gia nhập WTO thông qua các lá phiếu phản đối của các nghị sĩ do họ bầu lên ở các viện Quốc hội Hoa Kỳ vì họ sợ rằng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ xâm lấn thị trƣờng của họ.

Thứ hai, sức ép kinh tế từ các thủ đoạn tìm kiếm cơ hội bảo hộ. Mặc dù

mục tiêu của WTO là thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại nhƣng các nƣớc phát triển trong WTO vẫn đang lợi dụng các quy định về chống phá giá để ngăn chặn hàng “nhập khẩu giá rẻ” – theo quan niệm của họ – từ các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Họ tìm kiếm cơ hội bảo hộ cho thị trƣờng trong nƣớc bằng các thủ đoạn nhƣ các vụ kiện bán phá giá, tiêu chuẩn về nền kinh tế thị trƣờng, các chính sách trợ giá.... Hệ quả của các chính sách này đó là: (i)

làm méo mó tự do cạnh tranh trong những ngành hàng mà các nƣớc đang phát triển có ƣu thế thực sự so với các nƣớc phát triển; (ii) thị trƣờng các nƣớc đang phát triển trở thành nơi tiêu thụ các loại hang kém chất lƣợng, các loại hàng đƣợc trợ cấp của các nƣớc phát triển “một cách hợp pháp”; (iii) các doanh nghiệp nhỏ bé ở các nƣớc đang phát triển sẽ bị giết chết.

4.2.6 Ảnh hưởng từ việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ

Trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO, vấn đề bảo hộ quyền sỡ hữu trí tuệ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên các doanh nghiệp không bị ràng buộc nhiều trong hoạt động kinh doanh có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thƣơng mại ở tất cả các đối tƣợng mà trên thế giới bảo

hộ, trong đó tập trung vào 3 nhóm chính là: bản quyền, sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Những cam kết về thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào mơi trƣờng pháp lý phức tạp, khiến họ phải tốn kém chi phí để đáp ứng cho việc tuân thủ các qui định bảo hộ quyền sỡ hữu trí tuệ có liên quan đến thƣơng mại.

Thứ nhất, có thể thấy rằng trong những năm đầu gia nhập WTO có nhiều

doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố rơi vào kiện tụng trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do chƣa nắm vững ý nghĩa, nội dung của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO, với đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển, chƣa giàu mạnh nên qui định luật pháp trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chƣa thật sự đƣợc thực hiện nghiêm minh, còn nƣơng nhẹ cho ngƣời vi phạm. Ví dụ điển hình cho vấn đề này là mức xử phạt chƣa có tính răn đe cao. Trƣớc khi gia nhập WTO, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chủ yếu đƣợc xử lý hành chính với mức xử phạt có thể đến 100 triệu đồng (theo quy định của Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ) nhƣng trên thực tế chƣa có vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nào bị xử phạt đến ngƣỡng. Vì vậy, các chủ thể quyền khi bị vi phạm không thiết tha mấy với việc kiện tụng còn doanh nghiệp vi phạm sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để vi phạm. Điều đó dẫn đến tỷ lệ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của ngƣời Việt Nam rất thấp cịn tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam rất cao, xếp vào nhóm các nƣớc cao nhất thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực phầm mềm máy tính. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sẵn sàng kiện tụng để địi quyền lợi của họ vì họ nhận đƣợc sự đảm bảo pháp lý mang tính quốc tế. Trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc) do chƣa quen với cách hành xử chặt chẽ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nên dễ dàng bị kiện đồng thời không thực

hiện đƣợc đầy đủ việc bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có liên quan đến thƣơng mại.

Thứ hai, chi phí để đáp ứng cho việc tuân thủ các qui định bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thƣơng mại trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp. Việc sử dụng các cơng nghệ, phầm mềm máy tính... phải trả tiền bản quyền trở thành vấn đề rất nhạy cảm đối với doanh do số tiền phải trả sẽ rất lớn trong khi khả năng tài chính của họ là có hạn. Trong trƣờng hợp vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, mức phạt sẽ khơng cịn thấp nhƣ trƣớc kia nữa mà sẽ đƣợc xác định dựa theo giá trị hàng vi phạm (Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Theo khảo sát của tác giả, có đến gần 50% các doanh nghiệp đƣợc khảo sát chƣa quan tâm hoặc chƣa hiểu sâu sắc đến vấn đề sở hữu trí tuệ (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa), còn các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi thì đây là một trong những mối quan tâm lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những ảnh hưởng từ việc việt nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn 2008 2013 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w