1.1 Khái quát về tín dụng quốc tế
1.1.3. Vai trị của vốn tín dụng quốc tế (ODA)
a. Đối với Chính phủ nước nhận:
Đối với các nước đang phát triển, vốn ODA vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, cụ thể là:
- Mặt tích cực: Nguồn vốn ODA giúp quốc gia tiếp nhận thúc đẩy đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế và đẩy mạnh các hoạt động cải cách chính sách kinh tế và góp phần đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ mà khơng gây ra lạm phát, bổ sung ngoại tệ quan trọng cho các quốc gia đang phát triển và bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán và là cầu nối giao lưu văn hố, chính trị và con người giữa các nước tài trợ với nước tiếp nhận viện trợ. Thông qua nguồn vốn ODA, các nước tiếp nhận ODA thường thiết lập và mở rộng được các mối quan hệ hợp tác phát triển đa phương và song phương với các nước tài trợ.
- Mặt tiêu cực: ODA gắn liền với quyền lợi kinh tế của các nước tài trợ,
việc phụ thuộc nhiều vào ODA sẽ khiến nước nhận vốn phải chấp nhận nhiều điều kiện ràng buộc hơn của nhà tài trợ. Xu hướng chung hiện nay của các nhà tài trợ đó là giảm số tiền viện trợ khơng hồn lại và tăng các khoản cho vay ưu đãi với các
điều kiện ràng buộc tức buộc nước tiếp nhận ODA phải mua hàng hoá và dịch vụ đi kèm của nước cung cấp ODA. Đây là điểm nổi bật trong thực trạng viện trợ hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ ràng buộc của từng khoản vay sẽ khác nhau theo chính sách của từng nhà tài trợ.
Các khoản vay ODA thường trở thành gánh nặng nợ nần của quốc gia trong tương lai vì các khoản vay ODA là các khoản vay giữa cấp Nhà nước và Nhà nước. Các khoản vay này thường được Chính phủ nước đi vay tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, do đó khả năng sinh lời trong ngắn hạn của các dự án này rất thấp, thậm chí là bằng khơng nếu hạ tầng cơ sở đó sau khi được đầu tư và đi vào vận hành nhưng không phát huy được hiệu quả, hoặc sử dụng khơng hết cơng suất, hoặc thậm chí là phải bỏ khơng. Như thế sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần tiềm ẩn trong tương lai.
b. Đối với các ngân hàng thương mại:
Đối với Ngân hàng thương mại (NHTM), ODA chính là nguồn vốn quan trọng, bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể:
Thứ nhất, ODA là nguồn vốn huy động giá rẻ. Do ODA có tính ưu đãi về
lãi suất cũng như thời hạn, số vốn vay so với lãi suất tín dụng thị trường, nên các NHTM khi phục vụ cho các dự án ODA sẽ có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn huy động giá rẻ, ổn định, bổ sung nguồn huy động ngoại tệ, kiếm thu nhập từ thu phí dịch vụ…
Thứ hai, nguồn vốn ODA tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận các thành
tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua các dự án ODA, các nhà tài trợ có các hoạt động hỗ trợ như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức hội thảo với các chuyên gia nước ngoài, tổ chức đào tạo tập huấn tại các nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ dự án và cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ hiện đại cho các chương trình, dự
án... Thơng qua những hoạt động này các nhà tài trợ sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ cơng tác tại các NHTM nói riêng và đây mới chính là lợi ích căn bản, lâu dài đối với Việt Nam.
Thứ ba, với các NHTM được tham gia phục vụ các dự án ODA vì mục đích
phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Chính phủ, ngân hàng đó có cơ hội nâng cao uy tín, mở rộng thị trường và phạm vi hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm tài chính, như cho vay doanh nghiệp vi mơ, hộ gia đình khu vực nơng nghiệp nơng thôn, sản phẩm bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm sản xuất…