thƣơng mại
Về cơ bản việc sử dụng nguồn vốn tín dụng quốc tế, đặc biệt là ODA, là một hoạt động tín dụng chính sách cho đầu tư phát triển của Chính phủ, khơng vì mục đích lợi nhuận, và cơ quan thực hiện cho vay lại chủ yếu thực hiện cho vay đầu tư theo định hướng và chỉ đạo của Chính phủ nhằm phục vụ cho q trình phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
Thơng thường có hai mơ hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA được sử dụng phổ biến hơn cả đó là: mơ hình tín dụng bán lẻ và mơ hình tín dụng bán bn. Đặc điểm chung của 2 mơ hình trên là nguồn vốn vay từ nhà tài trợ đều chịu sự kiểm soát và quản lý của Chính phủ và nhà tài trợ. Sự khác biệt là cách thức phân phối nguồn vốn vay đến người vay cuối cùng. Tuy vậy, trong cả 2 mơ hình, các NHTM đều đóng một vai trị quan trọng trong việc thực hiện triển khai nguồn vốn.
1.2.1. Mơ hình tín dụng bán lẻ
Theo mơ hình này, vốn ODA sẽ được phân phối trực tiếp tới người vay cuối cùng thơng qua các định chế tài chính (ĐCTC) bán lẻ được lựa chọn trước hoặc thông qua cạnh tranh.
Phương án lựa chọn trước: Chính phủ và WB chọn trước một hoặc
nhiều ĐCTC đang hoạt động tại nước nhận tài trợ đáp ứng các tiêu chí lựa chọn của WB. Những tiêu chí này đảm bảo các ĐCTC được chọn có tình hình tài chính tốt nhất, có chiến lược tốt và khả năng tăng cường tiếp cận tín dụng tới nền kinh tế nơng thơn.
Lựa chọn trước các ĐCTC có ưu điểm là sẽ hạn chế được những rủi ro tín dụng và rủi ro danh tiếng. Tuy nhiên, phương án này cũng sẽ tốn kém về mặt chuẩn bị và giám sát Dự án vì nó liên quan đến việc thẩm định các ĐCTC và việc giám sát thường xuyên hoạt động của từng ĐCTC được lựa chọn sau đó cũng như cách thức triển khai Dự án của họ. Nhược điểm chính của phương án này là thiết kế không linh hoạt, cụ thể: (i) hạn chế những ĐCTC khác tham gia Dự án vào giai đoạn sau; (ii) hạn chế số lượng ĐCTC có khả năng tham gia Dự án, do đó hạn chế tác động của Dự án trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở khu vực nơng thơn và sự đa dạng hóa những người thụ hưởng của ngân hàng.
Phương án thông qua cạnh tranh: khi hệ thống tài chính ngân hàng có
mức phát triển nhất định, với nhiều ĐCTC có khả năng đáp ứng các tiêu chí lựa chọn tham gia Dự án, Chính phủ và WB sẽ xem xét phương án đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn ra một hoặc một số ĐCTC phù hợp giải ngân vốn Dự án. Phương pháp này có đặc điểm là tạo ra khả năng cạnh tranh cao giữa các ĐCTC có tiềm lực và quan tâm đến Dự án, có phương án giải ngân vốn tối ưu. Tuy vậy, nhược điểm chính của phương án này là sẽ tốn kém về chi phí đấu thầu cũng như thời gian chuẩn bị và xem xét để lựa chọn.
Mơ hình này được áp dụng khá phổ biến như tại Land Bank - Philippines, Bank Rakiate - Indonesia, Labard - Ấn Độ... Để được chọn là ngân hàng bán lẻ nguồn vốn ODA, ĐCTC phải lành mạnh về tài chính và phải có một mạng lưới chi nhánh phù hợp. Tuy nhiên, mơ hình này có nhược điểm là: (i) Hạn chế sự đa dạng của danh mục tài trợ bởi vì mỗi ngân hàng có những điểm yếu, điểm mạnh khác
nhau; (ii) Khơng kích thích cạnh tranh; và (iii) Khơng tác động tăng cường năng lực thể chế của các định chế tiềm năng khác.
1.2.2. Mơ hình tín dụng bán bn
Mơ hình tín dụng bán bn là mơ hình trong đó vốn Dự án ODA được phân phối từ một ĐCTC đầu mối tới các ĐCTC bán lẻ, các ĐCTC này sẽ tiếp tục phân phối vốn tới người vay cuối cùng.
Theo mơ hình này, một ngân hàng sẽ được lựa chọn làm ngân hàng đầu mối thực hiện Dự án. Nguồn vốn Dự án được ngân hàng đầu mối quản lý và giải ngân thông qua nhiều ĐCTC được lựa chọn để cho vay đến các đối tượng khách hàng mục tiêu ở khu vực nơng thơn. Ưu điểm nổi bật nhất của mơ hình này là giúp phân tán rủi ro và đa dạng hóa người hưởng lợi từ dự án, khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở khu vực nơng thơn.
Ngân hàng bán bn
Hình 1.1: Mơ hình ngân hàng bán bn tín dụng
Các bên tham gia theo mơ hình này thường là:
Ngân hàng bán bn: là cơ quan được WB và Chính phủ lựa chọn, đại diện
cho Chính phủ thực hiện chức năng là Ban quản lý và điều hành dự án, thực hiện vai trị giám sát tồn bộ dự án; chịu trách nhiệm thực hiện dự án và chịu hoàn toàn rủi ro tín dụng trong việc cho các ĐCTC vay.
Các ĐCTC bán lẻ: là các NHTM hoặc tổ chức tài chính vi mơ chịu trách
nhiệm cho vay lại tới người vay cuối cùng và chịu hồn tồn rủi ro tín dụng đối với các khoản vay lại, thường bao gồm: NHTM, ngân hàng nơng thơn, ngân hàng đầu
tư, cơng ty tài chính, tổ chức tài chính vi mơ như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân…
Ngƣời vay cuối cùng bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình; hợp tác xã; doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nơng thơn, có tiểu dự án hợp lệ theo quy định của Dự
án.
Điều quan trọng nhất của mơ hình này là phải lựa chọn được một ĐCTC đầu mối có đủ năng lực tài chính, năng lực tổ chức bộ máy, giám sát để thực hiện Dự án. ĐCTC đầu mối này thường được nhà tài trợ ưu tiên lựa chọn là một NHTM quốc doanh tại nước nhận viện trợ để đảm bảo đây là ĐCTC có đủ năng lực tài chính và quản trị làm Ngân hàng Bán bn, đồng thời có đủ uy tín thu hút và làm cầu nối giữa WB, Chính phủ với các ĐCTC tham gia.
Mơ hình này được áp dụng đầu tiên ở Philippines năm 1990 (LandBank và Ngân hàng Phát triển Philippines), sau đó được áp dụng ở nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam (khởi đầu là Dự án Tài chính Nơng thơn I triển khai từ 1996- 2001). Ngân hàng bán bn mua đứt và bán đoạn khoản tín dụng và chịu rủi ro ở cấp PFI, các PFI chịu toàn bộ rủi ro cho vay tới người sử dụng cuối cùng.
Ưu điểm của mơ hình này là:
- Có thể có nhiều ngân hàng bán lẻ cùng tham gia vào quy trình chuyển vốn, làm tăng cạnh tranh;
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư do mỗi định chế bán lẻ có một tiềm năng và lợi thế riêng với những nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể;
- Cho phép các ngân hàng bán lẻ tham gia ở các giai đoạn khác nhau của dự án;
- Việc lựa chọn một ngân hàng bán buôn sẽ rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án tín dụng.