Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 96)

3.4. Đánh giá chung về dịch vụ cho vay vốn dự án ODA tại SGD 3

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

i) Hoạt động ngân hàng bán bn cịn thiếu chiến lược, chưa được định hướng là hoạt động kinh doanh trọng yếu

Hiện nay Chi nhánh Sở Giao dịch 3 là đơn vị trực thuộc BIDV thực hiện chức năng việc duy trì mơ hình Ban QLDA triển khai các dự án cho vay lại nguồn ODA. Mặc dù đã triển khai mơ hình được 17 năm, nhưng hiện nay BIDV vẫn chưa xây dựng chiến lược và định hướng hoạt động ngân hàng bán buôn là hoạt động kinh doanh trọng yếu giống hoạt động bán lẻ. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng bán bn như: Khơng chủ động trong việc tìm kiếm, vận động dự án mới; Thiếu kế hoạch lâu dài để phát triển dịch vụ cho vay ODA trong việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường bán buôn…

ii) Cơ cấu tổ chức các phịng nghiệp vụ cịn chồng chéo

Thơng qua q trình trực tiếp quản lý, triển khai chuỗi 04 Dự án Tín dụng quốc tế với mơ hình bán bn và thơng qua khảo sát tại 25 ngân hàng và quỹ TDND tham gia làm ngân hàng bán lẻ, tác giả đánh giá còn một số hạn chế cần khắc phục và cải tiến đối với cơ cấu hoạt động của các phịng nghiệp vụ trong mơ hình Ban QLDA tại CN SGD3 như sau:

Đối với cơng tác lựa chọn và cấp hạn mức tín dụng cho các PFI

Có khoảng 70% người được khảo sát đánh giá mức độ hài lòng ở mức 4/5 điểm, và có một số ý kiến cho rằng cơng tác cấp hạn mức cịn mất nhiều thời gian và khơng theo kịp kế hoạch giải ngân của PFI.

Tại SGD3, công tác lựa chọn và cấp hạn mức cho các PFI do hai phòng Lựa chọn định chế (LCĐC) và phòng Quản lý rủi ro 2 (QLRR 2) thực hiện. Theo đó,

Phịng LCĐC tiếp nhận các hồ sơ và đơn xin cấp/điều chỉnh hạn mức tín dung của PFI, sau đó gửi đề xuất sang Phịng QLRR2 chịu trách nhiệm trình quyết định cấp tín dụng. Tuy vậy, phịng QLRR2 khơng được phép tiếp xúc khách hàng, để đảm bảo tính khách quan, việc quyết định lựa chọn và cấp HMTD chỉ dựa trên đề xuất và các thơng tin của Phịng quan hệ khách hàng (là Phòng LCĐC). Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng: Phịng LCĐC lập tờ trình đề xuất lựa chọn và cấp hạn mức tín dụng theo đúng theo quy định song các thơng tin đưa ra trong đề xuất khơng đầy đủ để có thể giúp cho bộ phận QLRR tham mưu cho Ban lãnh đạo ra quyết định lựa chọn và cấp hạn mức tín dụng dẫn đến có thể tham mưu sai hoặc không thể tham mưu được gây kéo dài thời gian tác nghiệp.

Bên cạnh đó, việc cấp hạn mức cho các ĐCTC của SGD 3 cịn mang tính bị động. Khi các ngân hàng có nhu cầu tăng hạn mức thì thời gian xin cấp hạn mức quá lâu chưa đáp ứng kịp nhu cầu hạn mức. Các thủ tục xin cấp hạn mức cịn nhiều phức tạp, phải trình nhiều cấp: Ban Lãnh đạo SGD3, Ban lãnh đạo Hội sở chính BIDV, và WB. Tại mỗi khâu xin ý kiến cũng mất nhiều thời gian, dẫn đến không kịp thời cấp vốn được cho các PFI có kế hoạch giải ngân và khả năng hấp thụ vốn đến khu vực nông thôn tốt, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sử dụng hạn mức chung của toàn Dự án.

Đối với công tác thẩm định giải ngân: 90% số người được khảo sát đánh

giá hồ sơ vay vốn và quy trình giải ngân được quy định rõ ràng, đồng thời, việc xử lý hồ sơ tại SGD3 là kịp thời, không để bị quá hạn.

Tuy vậy đối với công tác quản trị tại SGD3, tác giả nhận thấy hầu hết các PFI đều vay vốn Dự án TCNT theo hình thức bồi hồn, SGD3 thẩm định lại các tiểu dự án xin vay dựa trên sao kê chi tiêu do các PFI cung cấp, không tiến hành kiểm tra thực tế trước khi thẩm định lại. Chính vì vậy sẽ khơng đảm bảo được 100% các tiểu dự án sử dụng đúng mục đích vay vốn, đảm bảo được các tiêu chí của Dự án. Một số PFI tùy thuộc vào lợi thế của mình để gia tăng cho vay ở các

ngành nghề thế mạnh, ví dụ: các chi nhánh của VPB, An Bình hay đẩy mạnh cho vay mua ô tô tải, kinh doanh vận tải ở khu vực nông thôn, các chi nhánh ở Bắc Ninh, Bắc Giang sẽ cho vay nhiều về làng nghề. Trong khi đó, những lĩnh vực cho vay này có rủi ro về mơi trường lớnBên cạnh đó, cơ chế bồi hồn cho phép các PFI lựa chọn các món vay tốt nhất, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu rất thấp, hầu như bằng 0 của Dự án, trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu chung của PFI cao hơn rất nhiều, điều này dẫn đến phản ánh không đúng thực chất khả năng quản lý tín dụng của PFI, mức độ phân tán rủi ro cho vay theo ngành nghề không được phản ánh chính xác.

iii) Chưa tận dụng tối đa cơng nghệ thông tin vào quản lý hoạt động cho vay ODA

Hiện nay hoạt động ngân hàng bán bn được triển khai tồn bộ tại CN SGD3. SGD3 được tự chủ trong hầu hết các công tác như đề xuất lựa chọn PFI tham gia dự án, đánh giá áp dụng các biên pháp ứng xử định kì, thẩm định giải ngân hồ sơ cho vay, kiểm tra giám sát tuân thủ, báo cáo nhà tài trợ và cơ quan chủ quản dự án… Dữ liệu của mảng dự án bán buôn được CN SGD3 xây dựng và hoàn thiện hoàn toàn, sử dụng duy nhất tại SGD3. Khi Hội sở chính BIDV cần dữ liệu hoặc báo cáo đều phải liên hệ phòng tác nghiệp để lấy nguồn dữ liệu và báo cáo. Như thế, tại BIDV chưa có đầu mối quản lý tập trung dữ liệu đối với mảng dự án bán buôn ODA.

Đồng thời, ngay tại CN SGD3, hoạt động thu thập quản lý dữ liệu và thông tin còn hạn chế. Tiếp nhận Dự án I từ NHNN và do trước đây BQLDA Tín dụng quốc tế chưa có hệ thống thu thập cập nhật thông tin đầy đủ về các khoản vay, các tiểu dự án được cho vay tại các PFI nên đến nay chỉ có thơng tin giải ngân từ SGD3 mà khơng có các thơng tin luỹ kế từ thời NHNN quản lý dự án. Bên cạnh đó, số lượng các báo cáo từ các ĐCTC là rất nhiều nhưng SGD 3 chưa có hệ thống thu thập và tổng hợp. 2/3 báo cáo mà SGD 3 phải gửi cho WB, Ban chỉ đạo liên ngành là có thể chạy được trên các chương trình phần mềm Quản lý Dự án, 1/3 số

báo cáo còn lại, cán bộ quản lý vẫn phải theo dõi bằng cách nhập và chiết xuất thủ cơng . Chương trình quản lý tại SGD3 tự xây dựng từ lâu nên đơi lúc một số tác nghiệp cịn sai, phải mất thời gian để chỉnh sửa, hoàn thiện.

iv) Hệ thống kiểm tra giám sát chưa bao quát được toàn bộ dự án

Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa bao quát hết toàn bộ các hoạt động của Dự án. Theo yêu cầu của WB hàng tháng cần có những đợt kiểm tra, giám sát tại các ĐCTC và người vay cuối cùng nhưng thực tế việc cử đoàn đi kiểm tra, giám sát tại các PFI cũng như các địa phương được SGD3 tổ chức mỗi quý một lần và mỗi lần đi chỉ kéo dài khoảng 7-10 ngày, nên diện kiểm tra không thể rộng. Thường việc kiểm tra sẽ ưu tiên tập trung vào một số các PFI đang có dư nợ lớn, hoặc PFI đang có dấu hiệu giải ngân chậm, hoặc có vấn đề, nên chưa thể đến được hết các PFI tham gia Dự án. Do đó, việc kiểm tra, giám sát chỉ được đánh giá trên cơ sở chọn mẫu mà chưa bao qt hết được tồn bộ Dự án.

Đồng thời, cơng tác kiểm tra nội bộ tại SGD3 cũng chưa sát sao và toàn diện, bởi chức năng giám sát được giao cho Phịng QLRR 2 song với khối lượng cơng việc rất lớn, đội ngũ nhân sự mỏng dẫn đến việc thực hiện công tác giám sát nhằm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng tham mưu chưa cao.

Cơng tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ thực hiện tại PFIs theo quy định được thực hiện 6 tháng một lần và khơng bắt buộc đệ trình lên Ban QLDA, do vậy rất nhiều PFIs chỉ thực hiện kiểm tra hàng năm hoặc thực hiện kết hợp cùng hoạt động kiểm soát nội bộ của rất nhiều hoạt động khác tại đơn vị. Kết quả trong các báo cáo kiểm soát, kiểm toán nội bộ, các hoạt động dự án thường rất ngắn và không nêu trực tiếp nổi bật những vấn đề mà ban quản lý dự án đã đưa ra trong thư quản lý.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Từ phía BIDV: chưa có kế hoạch và chiến lược đối với hoạt động ngân

hàng bán buôn, cũng như quản lý tập trung tại Hội sở chính BIDV.

- Từ phía SGD3:

+ Mơ hình tổ chức quản lý các nguồn vốn được tài trợ còn chồng chéo: Việc thực hiện Dự án đòi hỏi phải thực hiện quản lý nhiều mảng cơng việc, nhiều ĐCTC. Các phịng nghiệp vụ liên quan đến nhau rất chặt chẽ, trong đó có những mảng hiện nay cịn trùng lặp. Ví dụ mảng báo cáo tổng hợp do Phòng Thẩm định dự án thực hiện trong khi việc báo cáo WB, Ban lãnh đạo và Ban chỉ đạo liên ngành lại là chức năng của phòng Quản lý Dự án. Phòng Thẩm định tổng hợp gửi phòng Quản lý Dự án, phòng này tổng hợp một lần nữa rồi mới chuyển báo cáo. Như vậy chưa có sự chuyên biệt trong nghiệp vụ giữa hai phòng để tạo đầu mối cho vay và đầu mối tổng hợp dữ liệu, thông tin.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng đủ cho công việc: SGD3 là chi nhánh duy nhất của hệ thống đến nay vẫn phải áp dụng cùng lúc hai hệ thống hạch toán kế toán (hệ thống hạch toán chung và hệ thống hạch toán riêng của Dự án). Do vậy, chế độ thông tin báo cáo phục vụ quản trị điều hành cịn cần phải tiếp tục bổ sung và hồn thiện để kịp thời phục vụ kinh doanh.

+ Đồng thời, các dự án đều có thời gian vay trả nợ rất dài (tới năm 2033 đối với dự án TCNT III và năm 2040 đối với VNSAT), chương trình phần mềm theo dõi do SGD3 tự xây dựng và phát triển, ln cần nâng cấp và hồn thiện liên tục phục vụ các nghiệp vụ phát sinh và cán bộ theo dõi lâu dài.

+ Bên cạnh đó, ngân hàng thường phải chịu sức ép của việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân từ các dự án cũng như tập trung vào việc xây dựng cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, việc chuẩn bị tài liệu cho việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý tại Chi nhánh mất rất nhiều thời gian và công sức. Tất cả những điều này dẫn đến cơ sở vật chất kỹ

thuật chưa thể đáp ứng đủ như mong muốn và làm giảm hiệu quả quản lý, thực hiện Dự án.

Nguyên nhân khách quan

Xét về khách quan, những hạn chế trong quản lý và sử dụng nguồn vốn Dự án ODA do WB tài trợ tại SGD3 có những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tiến độ giải ngân của PFI phụ thuộc vào kinh tế thế giới và Việt

Nam.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Có thể thấy rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008, đã làm lay chuyển cả hệ thống tài chính tiền tệ tồn cầu, một loạt các định chế tài chính khổng lồ như Lehman Brother bị phá sản, một số quốc gia, vùng lãnh thổ cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như Mehico, Hy Lạp, ngay cả chính phủ Mỹ cũng bị đóng cửa hơn 1 tuần do ngân sách cạn kiệt. Kinh tế thế giới thay đổi, kéo theo bất ổn đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng đến tiến độ thực hiện Dự án trong giai đoạn này chủ yếu thông qua khả năng hấp thụ vốn vay của các PFI do thị trường trong nước và xuất khẩu của khách hàng vay vốn sụt giảm. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính tồn cầu, dẫn đến suy thối kinh tế, nhưng có độ trễ nhất định, nên phải đến giai đoạn sau đánh giá giữa kỳ (2012- 2013) mới nhận thấy ảnh hưởng rõ rệt đó. Bên cạnh đó, bong bóng bất động sản và bong bóng chứng khốn giai đoạn 2008-2010 đến 2011 mới bắt đầu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư cho vay của các PFI. Do chất lượng tín dụng của các PFI bị sụt giảm trong giai đoạn này, dẫn đến tỉ lệ sử dụng hạn mức tín dụng của PFI không cao, và chịu điều chỉnh liên tục từ PFI giải ngân kém sang PFI giải ngân tốt hơn.

Thứ hai, ảnh hưởng của các quy định điều hành của Chính phủ trong việc lựa chọn PFI và tiến độ giải ngân Dự án, ví dụ như quy định về nâng vốn điều

lệ của NHTM cổ phần, áp dụng trần lãi suất cho vay và huy động để đối phó với tình trạng biến động kinh tế.

Việc áp dụng quy định nâng vốn điều lệ của NHTM cổ phần lên 3.000 tỷ

đồng: theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/1/2006 của Chính phủ quy định các NHTM cổ phần đến 31/12/2011 phải có mức vốn điều lệ tối thiểu 3.00 tỷ đồng. Yêu cầu trên đã gây ra sức ép tới các ngân hàng phải mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động, trong khi năng lực quản trị điều hành còn bất cập, dẫn đến tình hình hoạt động, năng lực tài chính của một số PFI suy giảm, các tiêu chí lựa chọn khơng đáp ứng yêu cầu nên cũng làm hạn chế khả năng được lựa chọn tham gia Dự án TCNT hoặc được chấp nhận tăng hạn mức tín dụng. Một số NHTM yếu kém, khơng có khả năng cải thiện đã buộc SGD3 phải cắt giảm hạn mức tín dụng hoặc dừng giải ngân vốn Dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Việc áp dụng trần lãi suất cho vay và lãi suất huy động của Chính phủ:

Trong gói giải pháp chống lạm phát và giảm đà tăng lãi suất (khi lãi suất huy động bị đẩy lên rất cao trong năm 2008 và từ giữa năm 2011 đến đầu 2012, có lúc tăng lên đến 17 – 18%/năm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đối với khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng), Chính phủ đã buộc phải sử dụng trần lãi suất cho vay vào năm 2008 và 2011. Mặc dù đây chỉ là giải pháp tạm thời song việc áp dụng trở lại trần lãi suất cho vay đã làm giảm động cơ mở rộng tiếp cận của các ngân hàng ra khu vực nơng thơn,là nơi có chi phí hoạt động cao hơn. Tiến độ giải ngân nguồn vốn Dự án cũng bị ảnh hưởng do tác động của việc các PFI giảm cho vay ở khu vực nông thôn. Đồng thời, sau thời gian lãi suất tăng cao, từ Quý II/2012, NHNN đã áp dụng biên pháp điều hành trần lãi suất huy động. Sự thay đổi này trong bối cảnh lãi suất huy động sau một thời gian tăng cao (trước 2011) đã giảm mạnh và liên tục (trong khoảng Quý II/2012 đã giảm 4 lần). Lãi suất bán buôn của Dự án không theo kịp diễn biến lãi suất thị trường và trở nên cao hơn lãi suất huy động trên thị trường. Điều này làm cho nguồn vốn Dự án kém hấp dẫn, và

làm giảm tiến độ giải ngân (tháng 7/2012, được sự chấp thuận của WB và Bộ Tài chính, NHNN đã điều chỉnh lại cách tính lãi suất bán bn Dự án TCNT để theo sát hơn diễn biến thị trường).

Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua cũng gây nên

những xáo trộn trong danh sách các PFI tham gia Dự án cũng như tiến độ thực hiện Dự án. Do các ngân hàng tái cấu trúc và sáp nhập, sẽ có những thay đổi về Chiến lược kinh doanh, Chiến lược mở rộng ở khu vực nông nghiệp nơng thơn do đó sẽ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w