CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀNH BẤT
3.1.1. Đặc điểm thị trường bất động sản
- Bất động sản là hàng hóa đặc biệt nên thị trường BĐS không phải là thị trường giao dịch trực tiếp BĐS mà là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong BĐS.
- Trên thị trường BĐS, cung hàng hóa BĐS phản ứng trễ hơn so với sự biến động của cầu và giá cả BĐS. Bởi việc tạo ra hàng hóa BĐS là phức tạp, cần nhiều thời gian. Sự phản ứng của cung không kịp với cầu dẫn đến sự biến động về giá cả, địi hỏi có sự can thiệp nhất định của nhà nước để bình ổn thị trường.
- Do đặc thù của hàng hóa BĐS là giá trị lớn nên quá trình giao dịch BĐS khơng đơn giản và nhanh chóng như các loại hàng hóa khác. Vì vậy, cần nhiều thời gian và chi phí cho các dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn, kiểm định, thanh toán liên quan đến thực hiện giao dịch bất động sản.
- Thị trường bất động sản rất nhạy cảm, dễ biến động khi có sự biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội. Từ đó, thị trường bất động sản là thị trường chứa đựng nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư khi nền kinh tế suy giảm, đi kèm với rủi ro lớn thị trường bất động sản đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư khi nắm bắt được xu thế của thị trường. Chính vì vậy, nhà đầu tư vào thị trường này cần am hiểu thị trường, kịp thời nắm bắt xu thế để có quyết định hiệu quả.
- Thị trường bất động sản chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật. Việc quản lý đối với bất động sản bằng pháp luật của nhà nước đảm bảo an toàn cho giao dịch. Những thủ tục pháp lý cần thiết khi giao dịch BĐS làm cho BĐS có giá trị hơn, đảm bảo cho BĐS được tham gia vào các giao dịch mà pháp luật quy định như: mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê…..
- Hàng tồn kho về nhà ở, các dự án, lơ đất, tịa nhà, biệt thự .... là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.