MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀ

CHÍNH TẠI CÁC CTCP BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

4.2.1 Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm các cách thức, các cơng cụ để nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính nhằm tiếp cận, đánh giá tình hình, xu hướng và bản chất biến động của các chỉ tiêu tài chính, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để phân tích tài chính doanh nghiệp, thường sử dụng nhiều phương pháp phân tích tài chính khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Các phương pháp hay sử dụng như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont, phương pháp liên hệ cân đối.

Phƣơng pháp so sánh

phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của đối tượng đang nghiên

cứu. Để áp dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú trọng đến một số nội dung cơ bản: điều kiện so sánh của các chỉ tiêu, gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu. Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường sử dụng là so sánh ngang và so sánh dọc.

So sánh bằng số tuyệt đối để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích, so sánh bằng số tương đối để thấy được tốc độ hay tỷ lệ tăng hay giảm bao nhiêu % của chỉ tiêu phân tích. So sánh ngang (hay kỹ thuật phân tích ngang) là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc theo khơng gian khác nhau có tính chất tương đồng. So sánh dọc (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích dọc) là so sánh bằng số tương đối từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này với bộ phân khác. So sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, so sánh với từng bối cảnh của nền kinh tế.

Khi áp dụng phương pháp so sánh các nhà phân tích cần lưu ý các chỉ tiêu để so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháp phản ánh. Thống nhất về phương pháp tính tốn, về thời gian và đơn vị đo lường. Đồng thời, phải xác định gốc so sánh, về thời gian gốc so sánh có thể là kỳ kế hoạch, kỳ trước…., về khơng gian gốc so sánh có thể là chỉ tiêu tổng thể, hay bộ phận của tổng thể.

Phƣơng pháp phân tích nhân tố

Tất cả các chỉ tiêu kinh tế đều có thể phân tích chi tiết bằng nhiều nhân tố. Từ đó, giúp đánh giá chính xác và tồn diện hơn chỉ tiêu phân tích, biết được từng nhân tố ảnh hưởng theo chiều hướng nào đến chỉ tiêu phân tích.

Phƣơng pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố. Khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Phƣơng pháp liên hệ cân đối

Là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, như sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, sự cân đối giữa thu và chi…. Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng thể xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích được thể hiện dưới dạng hiệu số và tổng số. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ta chỉ cần xác định số chênh lệch của các

Phƣơng pháp Dupont

Phương pháp thực hiện dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành tích nhiều chỉ tiêu chi tiết, sau đó thu thập những số liệu liên quan, tính tốn và đưa ra kết luận về mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu chi tiết tới chỉ tiêu tổng hợp.

Khi thực hiện phương pháp Dupont, nhà phân tích thu thập số liệu liên quan đến từng bộ phận kế tốn, sử dụng bảng tính để tính tốn. Từ đó, rút ra nhận xét và kết luận về kết quả tính tốn. Phương pháp Dupont u cầu mối quan hệ giữa các nhân tố là mối quan hệ tích số, các nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong cách tính tốn. Phương pháp Dupont có nhiều ưu điểm trong việc đưa ra những hạn chế, những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tài chính. Nhưng phương pháp Dupont chỉ xác định được mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả từng kỳ và sự thay đổi của từng nhân tố tác động đến sự thay đổi của kết quả giữa các kỳ trong cùng công ty hay khi so sánh kết quả giữa các công ty với nhau hoặc so sánh với kết quả bình quân ngành. Vì vậy, nên áp dụng kết hợp với phương pháp khác.

Ngồi các phương pháp trên, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp hồi qua, phương pháp đồ thị, phương pháp sử dụng mơ hình kinh tế lượng,…. Tùy vào mục đích sử dụng và khai thác thông tin mà sử dụng một phương pháp nào đó hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau, nhằm nâng cao hiệu quả phân tích

4.2.2 Tiến hành phân tích

Đánh giá khái qt tình hình phân tích: Đưa ra những nhận định sơ bộ về tình

hình phân tích và sử dụng các chỉ tiêu tài chính của các cơng ty, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá khái qt tình hình phân tích.

Phân tích nhân tố ảnh hưởng: Dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích

với nhân tố ảnh hưởng sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.

Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra đánh giá, giải pháp khắc phục: nhà phân

tích tài chính của các cơng ty cổ phần bất động sản, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong tương lai.

Nêu kết luận phân tích: đưa ra kết quả phân tích, kết luận về thực trạng phân

tích tài chính cơng khai của cơng ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, thể hiện rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại cũng như tiềm năng để có kế hoạch về chiến lược xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hồn thiện trong tương lai.

Lập báo cáo phân tích: là sản phẩm cuối cùng của q trình phân tích. Báo cáo

phân tích được trình bày dưới dạng văn bản, nội dung gồm ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. Báo cáo phân tích được trình bày để thu thập ý kiến đóng góp, thảo luận các phương hướng, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích. Nêu rõ thực trạng, tiềm năng, phương hướng và biện pháp hồn thiện.

Hồn thiện hồ sơ phân tích: hồ sơ phân tích bao gồm những tài liệu và sản

phẩm của q trình phân tích, được lưu trữ cùng tài liệu cơng ty.

4.3. HỒN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC CTCP BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống PTTC các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện như sau:

4.3.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái qt tình hình tài chính

4.3.1.1. Hồn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn

Tình hình huy động vốn của CTCP BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng quan trọng đến nhiều đối tượng như: cổ đơng, cơng ty chứng khốn, nhà đầu tư tiềm năng, chủ nợ….. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp là mạnh hay yếu. Thơng tin về vốn được thể hiện qua các nội dung:

 Nợ ngắn hạn, gồm toàn bộ các khoản nợ phải trả trong thời hạn một niên độ kế toán. Các khoản nợ phải trả ngắn hạn thường bao gồm: các khoản nợ nhà cung

dụng, các ngân hàng thương mại… Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 310 trong bảng cân đối kế tốn.

 Nợ dài hạn, gồm tồn bộ các khoản nợ phải trả trong thời gian dài hơn một niên độ kế toán. Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 330 trong bảng cân đối kế toán.  Vốn chủ sở hữu, là phần vốn cịn lại của cơng ty ngồi phần nợ phải trả, không liên quan đến cam kết thanh toán. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu lấy dữ liệu từ mã số 400 trong bảng câng đối kế tốn. Khi phân tích vốn chủ sở hữu, nhà phân tích phân tích bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu từ vốn góp, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận giữ lại, các quỹ. Từ đó, giúp nhà phân tích đánh giá được thực lực tài chính của cơng ty cổ phần bất động sản niêm yết.

 Tổng NV là tổng số vốn cơng ty huy động được tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Chỉ tiêu tổng nguồn vốn được xác định bằng nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 440 trong bảng cân đối kế toán.

Với bốn chỉ tiêu trên, tình hình huy động vốn của doanh nghiệp được thể hiện rõ. Ý kiến của tác giả về tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn trong bảng sau:

Bảng 4.1: Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu

Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Bảng 4.2: Bảng đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn

Chỉ tiêu

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản

(Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn)

4.3.1.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Việc đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm. Mức độ độc lập tài chính giúp cho biết được năng lực tài chính của doanh nghiệp. Mức độ độc lập tài chính được phân tích qua các chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn. Tiến hành so sánh sự biến động của các chỉ tiêu trên hai phương diện: (1) Phương diện thời gian: Để biết được xu hướng biến động mức độ độc lập tài chính của cơng ty; (2) So sánh với trung bình ngành bất động sản để xác định được vị trí hay mức độ độc lập tài chính của cơng ty đang ở mức nào (cao, thấp hay trung bình). Từ việc so sánh trên hai phương diện trên, đánh giá được thực trạng và xu hướng của mức độ độc lập tài chính. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chính sách phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể để cơng ty cổ phần bất động sản niêm yết.

Hệ số tài trợ cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. Cho biết tài sản của doanh nghiệp được trang trải bao nhiêu phần trăm bằng vốn chủ sở hữu. Số liệu về “vốn chủ sở hữu” và “tổng nguồn vốn” được lấy từ mã số 400 và 440 trên Bảng cân đối kế toán.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cho biết lượng tài sản dài hạn được trang trải bằng bao nhiêu phần trăm vốn chủ sở hữu. Số liệu “Tài sản dài hạn” được lấy từ mã số 200 trên Bảng cân đối kế toán.

Bảng 4.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Chỉ tiêu

1. Hệ số tự tài trợ

2.Hệ số tự tài trợ TSDH

4.3.1.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh tốn phản ánh năng lực mà các cơng ty cổ phần bất động sản niêm yết có được trong việc thanh tốn các khoản nợ ở bất kỳ thời điểm nào. Đối với nhà quản lý, việc nắm rõ khả năng thanh tốn giúp nhà quản lý có được chính sách tài chính phù hợp, tránh được tình trạng lâm vào mất khả năng thanh tốn. Khả năng thanh tốn phản ánh năng lực tài chính của cơng ty, thể hiện qua các tài sản mà công ty đang nắm giữ có thể quy đổi thành tiền tệ nhanh hay chậm để đảm bảo nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.

Nghĩa vụ nợ cuả doanh nghiệp có thể nợ của người bán, nợ của người lao động, vay nợ ngân hàng, các khỏan nợ nhà nước…. Việc quản lý khả năng thanh toán của doanh nghiệp là việc khớp được thời gian quy đổi thành tiền của các tài sản để đảm bảo khớp với thời hạn các khoản nợ, vay. Giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng khơng có tiền trả nợ khi đến hạn, dẫn đến mất uy tín, niềm tin từ các đối tác. Hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá trên các chỉ tiêu: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán nhanh và Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn.

Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt, có ý nghĩa tổng tài sản của công ty cổ phần bất động sản niêm yết tại thời điểm lập báo cáo có khả năng thanh tốn các khoản nợ tại thời điểm đó khơng? Tổng tài sản có khả năng thanh tốn bao nhiêu phần trăm tổng nợ phải trả. Số liệu của “Tổng taì sản” và “Nợ phải trả” được lấy từ

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, cho biết khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Số liệu “Tài sản ngắn hạn”, “Nợ ngắn hạn” được lấy từ mã số 100, 310 trên bảng cân đối kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán tức nhanh, đo lường nợ phải trả ngắn hạn được thanh toán nhanh bằng giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi giá trị hàng tồn kho trong một niên độ kế toán. Số liệu của “tài sản ngắn hạn”, “Hàng tồn kho”, “nợ ngắn hạn” được lấy từ các mã số 100, 140, 310 trên bảng cân đối kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời, đo lường khả năng thanh toán tức thời các khỏan nợ ngắn hạn sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất để thanh tốn ngay. Số liệu của “tiền và tương đương tiền”, “nợ ngắn hạn” được lấy từ mã số 110, 310 trên bảng cân đối kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn, chỉ tiêu này đo lường lượng “tiền và tương đương tiền” đáp ứng các khoản nợ đến hạn thanh toán. Số liệu của “tiền và tương đương tiền” được thu thập từ mã số 110 trong bảng cân đối kế toán, Số liệu của các khoản nợ đến hạn được ghi chi tiết trong “Sổ chi tiết thanh toán” và Chi tiết trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bảng 4.4: Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán Chỉ tiêu 1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh 4.Hệ số khả năng thanh toán tức thời 5.Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn

4.3.1.4. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời

Qua khảo sát thực trạng và đánh giá thực trạng khả năng sinh lời của các CTCP BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đưa ra cách thống nhất đối với các chỉ tiêu ROE, ROA, ROS đều sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính, khơng sử dụng lợi nhuận gộp hay lợi nhuận trước thuế. Đồng thời thống nhất gọi tên các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là tỷ suất thay vì là hệ số hay tỷ số.

Thơng tin về khả năng sinh lời của các CTCP BĐS niêm yết quyết định đến sức hấp dẫn của công ty đối với nhà đầu tư, hay sự quan tâm của các đối tác. Để có được thơng tin nhanh nhất theo luận văn nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán gồm: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA), Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS).

Những chỉ tiêu này được lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75)