Văn hoá tâm linh lễ hộ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT như thanh (Trang 27 - 28)

Về tín ngưỡng dân gian, Thanh Hố vẫn cịn lưu giữ được nhiều lễ tục phong phú, đa dạng và đặc sắc. Điều dễ nhận thấy là tín ngưỡng phồn thực khá phổ biến ở khắp mọi vùng miền, tiêu biểu như: Trò Chụt, trò Lý Liên, tục chơi Hang Lãm,... thể hiện khát vọng của nhân dân mong cho mùa màng, cây trái tốt tươi, vật nuôi sinh sôi nảy nở, dân khang vật thịnh.

Các tôn giáo Phật, Lão, Mẫu cũng du nhập vào Thanh Hoá từ rất sớm, trước thế kỷ X nên ở đây có nhiều chùa chiền, bia, tượng khá cổ như: chùa Sùng Nghiêm (Hậu Lộc), chùa Linh Xứng (Hà Trung), đền Đồng Cổ (Thiệu Yên), đền Sòng Sơn (Bỉm Sơn),...

Trong văn hố dân gian của người Việt, có di tích là có lễ hội, và lễ hội cũng do bởi tính chất của từng loại hình di tích tạo nên để người dân có cơ hội được hướng tâm linh về với cội nguồn, để được cộng cảm, cộng mệnh, thoã mãn nhu cầu giải trí và hưởng thụ văn hố.

Mảnh đất này từng là đất đóng đơ của các triều đại quân chủ Việt Nam: Tây Đô của nhà Hồ, Lam Kinh của nhà Lê và thời Lê Trung Hưng là kinh đô Vạn Lại. Nhờ đó mà xứ Thanh có sự ảnh hưởng và tiếp cận văn hố, tơn giáo tín ngưỡng chính thống của các triều đại đương thời, nhưng văn hóa địa phương ln là yếu tố trội của văn hố xứ Thanh cũng lan toả và hồ quyện vào văn hố Việt.

Ở xứ Thanh, lễ hội rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn phong tục tập quán, ký ức lịch sử từ thời dựng nước cho đến nay. Một số lễ hội tiêu biểu của xứ Thanh diễn ra trong năm.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT như thanh (Trang 27 - 28)