Nghề làm chè lam Phủ Quảng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT như thanh (Trang 32 - 33)

- Lễ hội Lam Kinh: được tổ chức từ ngày 21 23 tháng 8 âm lịch hàng

3.5.5. Nghề làm chè lam Phủ Quảng

Chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc) từ lâu đã là món ăn đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh. Tương truyền rằng, trước đây Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hóa thì món chè lam Phủ Quảng là lương thực chủ yếu để nhân dân nuôi nghĩa quân. Đây cũng là vùng đất mà con cháu vua Lê, chúa Trịnh sinh sống rất nhiều. Họ rất tự hào về món chè lam Phủ Quảng của xứ mình. Đó khơng chỉ là món qùa q hương, mà cịn là món ăn mang nặng nghĩa tình và ghi lại dấu ấn lịch sử.

Nguyên liệu làm chè bao gồm: nếp thơm, lạc, đường và gừng. Nếp làm kẹo là loại nếp cái đầu: mười hạt mẩy đều cả mười. Người ta đem ngâm gạo vào nước cho mềm rồi mang đi xay ở cối đá. Bột xay để lắng, nước trong nổi ở trên rồi được mang đi “tắm” vải thơ, sau đó để cho bột ráo. Người ta bẻ bột thành miếng như miếng cau rồi đem phơi nắng cho giòn. Gạo nếp rang chín đến độ giịn, có mùi thơm dịu. Khi rang gạo nếp phải chú ý lửa, cách đảo tay để tất cả các hạt đều chín, thơm như nhau.

Lạc rang được giã đôi, giã ba. Gừng quê được đồ lên rồi sắt lát thật nhỏ, thật đều. Mật mía Kim Tân - Thạch Thành là loại mật có vị ngọt, độ sánh, mùi thơm để cho vào chảo thắng đều cho đến khi thấy sơi lăn tăn. Lúc đó, người ta chấm đầu đũa vào chảo, thả giọt mật vào bát nước lạnh. Nếu giọt mật vón cục lại thì mật đã thắng đủ độ. Tất cả nguyên liệu được đổ đều, nhanh tay vào chảo mật. Người ta luyện chè thật nhanh, thật khéo để tạo sự gắn kết, dẻo dai của chè.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT như thanh (Trang 32 - 33)