Điều kiện đối với bên nhƣợng quyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nhượng quyền thương mại (franchise) kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam (Trang 33 - 36)

Cũng nhƣ bên nhận quyền, bên nhƣợng quyền cần phải hết sức thận trọng trƣớc khi đi đến quyết định bán franchise cho ai, vì một khi đã chọn sai đối tác thì khơng tránh khỏi khiếu nại, thƣa kiện và cùng nhau ra tịa. Việc chọn những đối tác có thái độ tin tƣởng tuyệt đối vào sản phẩm và mơ hình kinh doanh của bên bán mới chính là đặc điểm quan trọng nhất khi phác họa chân dung một đối tác mua franchise, vì chỉ khi tin tƣởng tuyệt đối thì bên mua mới triệt để tuân theo các tiêu chuẩn đồng bộ, cách điều hành quản lý đặc thù của mơ hình kinh doanh. Hơn nữa, bên bán cũng cần tìm hiểu khả năng tài chính cũng nhƣ kinh nghiệm của bên mua trong lĩnh vực mà mình muốn bán franchise để có thể phát triển tối đa hệ thống franchise.

Ngồi ra, trong q trình xây dựng hệ thống franchise, bên bán cũng cần lập cho mình một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ. Dƣới đây xin đƣợc đề cập tới một số điều kiện mà bên bán cần lƣu ý.

Một doanh nghiệp khi có nhu cầu bán franchise thì đƣơng nhiên doanh nghiệp đó phải đã có thƣơng hiệu và phƣơng thức kinh doanh tốt, có khả năng tiếp thị.

Khi bắt đầu quá trình kinh doanh franchise, bên bán phải đăng kí tên nhãn hiệu hàng hóa, tên miền của trang web ở cả trong và ngoài nƣớc, đồng thời xây dựng một hệ thống thực hiện chuẩn và rõ ràng. Đây là yêu cầu rất cần thiết giúp ngƣời chủ thƣơng hiệu có thể bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Tài sản trí tuệ ngồi tên nhãn hiệu, tên miền trang web cịn có biểu tƣợng, khẩu hiệu, cơng nghệ, bí mật kinh doanh, bí quyết kinh doanh, sáng kiến, phát minh...

Tài sản trí tuệ là thứ tài sản vơ hình có giá trị lớn hơn cả tài sản hữu hình. Khi bán franchise tức là doanh nghiệp đang trao quyền sử dụng tài sản trí tuệ của mình cho bên mua. Chính vì thế, việc đăng kí bảo vệ tài sản này sẽ giúp bên bán tránh đƣợc nguy cơ thƣơng hiệu bị chiếm đoạt.

1.3.2.2. Xây dựng đội ngũ nhân sự

Để bán franchise đƣợc trôi chảy, trƣớc hết bên bán phải kiểm tra, rà sốt lại lực lƣợng lao động hiện có, đặc biệt là bộ phận quản trị, kinh doanh, hành chính, sau đó phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân sự có năng lực và kiến thức chun mơn trong lĩnh vực kinh doanh nhƣợng quyền. Nếu lực lƣợng này thiếu kiến thức về kinh doanh nhƣợng quyền thì phải đƣợc cử đi học những khóa ngắn hạn hay đào tạo tại chỗ. Bên bán cũng có thể thuê chuyên gia có kinh nghiệm về franchise trực tiếp tham gia điều hành nhƣng cách này thƣờng tốn kém.

1.3.2.3. Chuẩn bị cung cấp thông tin cho đối tác mua franchise

Để đƣợc phép bán franchise, bên bán phải thỏa mãn một số thủ tục pháp lý, trong đó tập thơng tin gửi khách hàng mua franchise là một hồ sơ cơ bản

mà thuật ngữ franchise gọi là Uniform Franchise Offering Circular (UFOC). Đây là phần rất quan trọng trong các bƣớc chuẩn bị để triển khai việc bán franchise. Hồ sơ này cung cấp cho bên mua đầy đủ thông tin về chủ thƣơng hiệu và kinh doanh nhƣợng quyền trƣớc khi họ ra quyết định. Cụ thể hơn, nó giới thiệu về hệ thống franchise của bên bán, kinh nghiệm kinh doanh, phí franchise, nghĩa vụ của các bên, nhãn hiệu và tài sản trí tuệ cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến hợp đồng franchise...

1.3.2.4. Xây dựng cẩm nang hoạt động và chuẩn bị các khóa huấn luyện Bƣớc tiếp theo đƣợc tiến hành cùng lúc với quá trình soạn thảo UFOC là bên bán viết một cẩm nang hoạt động và thiết kế một khóa huấn luyện cho bên mua. Thơng tin này phải đƣợc nêu trong UFOC. Hình thức trình bày cẩm nang nhƣợng quyền thƣơng hiệu phải rõ ràng vì nó sẽ đƣợc sử dụng nhƣ một bản hƣớng dẫn, cung cấp kiến thức về cách điều hành, hoạt động hàng ngày của từng bộ phận, từng khâu của công việc kinh doanh cũng nhƣ các thủ tục cần thiết cho bên mua. Cẩm nang này sẽ giúp bên mua vận hành cửa hàng nhƣợng quyền theo đúng các tiêu chuẩn đồng bộ của bên bán đƣa ra.

Xây dựng chƣơng trình huấn luyện và đào tạo cũng là điều kiện gần nhƣ bắt buộc trong hầu hết các hợp đồng franchise. Trong giai đoạn đầu của quá trình franchise, nhiều bên bán sử dụng những ngƣời nhận quyền hiện tại của mình làm ngƣời giảng dạy, thậm chí cịn có cả ngƣời sáng lập cơng ty tham gia. Có hai chƣơng trình đào tạo và huấn luyện dành cho bên mua, đó là: chƣơng trình đào tạo lúc thành lập cơ sở nhƣợng quyền (pre-opening training) và chƣơng trình đào tạo trong thời gian hoạt động (on-going training). Ngồi ra bên mua cịn đƣợc cho thực tập tại các cửa hàng franchise hoặc đƣợc bên bán hỗ trợ bằng cách cử ngƣời đến làm và hƣớng dẫn tại cửa hàng franchise mà bên mua mới khai trƣơng. Có thể thấy, một chƣơng trình đào tạo quy củ

mà bên bán cần lƣu tâm thực hiện chính là cách để tiếp thị bán franchise vì nó mang lại lợi ích cho chính ngƣời bán về khả năng thành công của đối tác mua franchise do đƣợc đào tạo bài bản.

Điểm qua một số điều kiện cần có để áp dụng phƣơng thức franchise đủ thấy việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhƣợng quyền, mà cịn cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lịng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nhượng quyền thương mại (franchise) kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w