Đất nƣớc Singapore nổi tiếng với sự phát triển mạnh mẽ của các “ngành cơng nghiệp khơng khói” nên khơng có gì ngạc nhiên khi ngành cơng nghiệp franchise của nƣớc này đã và đang là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đƣa nền kinh tế đi lên. Franchise bắt đầu du nhập và phát triển ở Singapore từ những năm 70, muộn hơn so với nhiều nƣớc khác trong khu vực Châu Á. Nhƣng đến những năm 80, nhiều doanh nghiệp của Singapore đã ký kết đƣợc các hợp đồng franchise với các thƣơng hiệu quốc tế nhƣ McDonald‟s, KFC, 7- Eleven….Từ đó đến nay, franchise trở thành một trong
những phƣơng thức chủ yếu cho các doanh nghiệp Singapore muốn gây dựng kinh doanh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng. Rất nhiều thƣơng hiệu của
Singapore đã thành công và nổi tiếng nhờ franchise nhƣ Bread Talk, Cavana hay Charles & Keith. Theo số liệu của Hội đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thế giới (WFC) thì đến năm 2006, tại Singapore có 380 hệ thống nhƣợng quyền với 3000 cửa hàng [38]. So với các nƣớc khác thì con số này là thấp nhƣng so với dân số của Singapore thì đây là con số rất ấn tƣợng.
Để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên, Chính phủ Singapore đã thực hiện rất nhiều biện pháp và chính sách nhƣ thành lập các hiệp hội tƣ vấn chuyên nghiệp về franchise nhƣ Hiệp hội nhƣợng quyền Singapore (FLA), Hiệp hội các doanh nghiệp quốc tế Singapore (IES) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa xây dựng năng lực kinh doanh theo phƣơng thức franchise và thu hút các doanh nghiệp franchise nƣớc ngoài đến Singapore. Hiệp hội nhƣợng quyền Singapore (FLA) thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp, các sân chơi cho doanh nghiệp nhằm trao đổi ý tƣởng và tìm kiếm cơ hội hợp tác; hỗ trợ các thành viên tiếp cận các chƣơng trình tiếp thị quốc tế thơng qua mối quan hệ với các cơ quan Chính phủ và các hiệp hội, tổ chức về franchise. Kế hoạch hỗ trợ phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại – FRANDAS năm 1990, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp địa phƣơng Singapore SPRING (LETAS) năm 2001 hay hội thảo “ Nhƣợng quyền toàn cầu – Global Franchising” năm 2005 là những bằng chứng cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ Singapore trong việc tạo điều kiện cho môi trƣờng franchise của nƣớc này phát triển mạnh mẽ. Trong tƣơng lai, dƣới sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc tạo mơi trƣờng pháp lý ngày càng thơng thống, Hiệp hội các doanh nghiệp quốc tế Singapore (IES) sẽ cùng liên kết chặt chẽ với Hiệp hội nhƣợng quyền Singapore (FLA) nhằm thúc đẩy và định vị phát triển Singapore thành một “cứ địa nhƣợng quyền thƣơng mại” của tồn khu vực Đơng Nam Á.
Bread Talk là một trong những thƣơng hiệu franchise nổi tiếng nhất của Singapore đƣợc thành lập vào tháng 4 năm 2000 do chính Giám đốc điều hành hiện nay, ông George Quek, sáng lập. Sản phẩm của hãng này là các loại thức ăn nhanh nhƣ bánh mỳ, bánh ngọt…Năm 2001, hãng đã đầu tƣ 3 triệu USD để xây dựng bếp trung tâm ở Kampon Ampat với mục đích chuẩn bị cho kế hoạch phát triển franchise. Ngay trong năm này, đã có thêm 5 chuỗi cửa hàng đƣợc Bread Talk mở ra. Doanh thu của hãng tăng rất nhanh, từ 1,2 triệu USD vào năm 2000 lên 35 triệu USD vào năm 2002. Thị trƣờng của Bread Talk không dừng lại ở trong nƣớc mà liên tục lan rộng ra nƣớc ngoài. Đến tháng 12/2006, Bread Talk sở hữu 73 chuỗi cửa hàng ở rất nhiều quốc gia nhƣ Indonesia, Philippin, Ả rập xê út, Cô oét, Malaysia, Đài Loan, Hồng Hông, Trung Quốc, Ấn Độ. Sau 6 năm thành lập, doanh thu của Bread Talk đạt con số 156,6 triệu USD với tốc độ tăng rất ấn tƣợng, 837,7%.
Bảng 2.4 - Tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Bread Talk qua các năm
Năm
Tốc độ tăng trƣởng doanh thu (%)
Với những thành quả đạt đƣợc, Bread Talk đã xây dựng đƣợc tiếng vang khắp nơi và nhận đƣợc rất nhiều giải thƣởng ở Singapore, cụ thể là đứng đầu tốp 50 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công do báo Business Times and Accenture tổ chức, dành giải thƣởng thƣơng hiệu triển vọng vào năm 2002, giải thƣởng thƣơng hiệu xuất sắc nhất năm 2003-2004…...
Vì sao Bread Talk lại thành cơng đến vậy? Chính Giám đốc điều hành của hãng, ơng George Quek đã chia sẻ rằng một trong những nhân tố giúp
Bread Talk phát triển không ngừng nhƣ ngày nay là nhờ hƣơng vị độc đáo của các sản phẩm mà hãng sản xuất ra cũng nhƣ tính hấp dẫn về hình thức của những sản phẩm đó đã khơi dậy sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, Bread Talk đã xây dựng một loạt các cửa hàng với cách bài trí thống nhất, đẹp mắt và hiện đại. Các cửa hàng của Bread Talk rất dễ nhận biết bởi biển hiệu đƣợc trang trí rất riêng và hệ thống nội thất sáng lống. Nói đến Bread Talk là nói đến cách thiết kế cửa hàng sáng tạo và luôn nhấn mạnh đến việc tiếp thị tới khách hàng của mình. Cụ thể là tất cả các chuỗi cửa hàng của Bread Talk đƣợc thiết kế theo kiểu “nhìn xuyên suốt” vào tận khu vực bếp. Hệ thống kính trong suốt cho phép khách hàng có thể quan sát đƣợc cả khâu làm bếp của cửa hàng. Đây là sự sáng tạo tƣơng đối khác lạ, khác hẳn với cách bài trí truyền thống của nhiều thƣơng hiệu thức ăn nhanh khác. Bread Talk đã lý giải cho sự sáng tạo này là để củng cố niềm tin của khách hàng về chất lƣợng vệ sinh và tiêu chuẩn sản phẩm của hãng.
Một điều rất đặc biệt nữa khiến Bread Talk trở nên khác biệt so với những hãng thức ăn nhanh khác là họ nghĩ ra những cái tên rất độc đáo, hài hƣớc cho các sản phẩm của mình, thậm chí có những cái tên đƣợc đặt giống nhƣ đang chuẩn bị kể về một câu chuyện thú vị nào đó. Đây là một sự sáng tạo cực kỳ hiệu quả, khiến cho những sản phẩm bánh mỳ tƣởng nhƣ rất đỗi bình thƣờng, ở đâu cũng có, lại trở thành một “đặc sản” ở Singapore cũng nhƣ
ở nhiều nơi mà Bread Talk có mặt. Bên cạnh việc đổi mới, sáng tạo cho các sản phẩm hiện có, Bread Talk cũng không ngừng cho ra những sản phẩm mới nhằm thu hút ngày càng nhiều thực khách. Khởi đầu với 50 loại đồ ăn nhanh nhƣng ngày nay con số này đã đƣợc Bread Talk nâng lên thành 150.
Cùng với sự tập trung vào sản phẩm sản xuất ra, Bread Talk cũng rất chú trọng đến khâu phát triển thƣơng hiệu và ln nỗ lực để quảng bá thƣơng hiệu của mình. Để làm đƣợc điều này, Bread Talk tiến hành tiêu chuẩn hoá
đồng bộ hệ thống tất cả các cửa hàng, từ thiết bị, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên……Đối với các đối tác nhận quyền muốn tham gia vào hệ thống franchise của Bread Talk, họ cũng đƣợc cung cấp những dịch vụ hỗ trợ về lựa chọn địa điểm, thiết bị cửa hàng, thiết kế và đào tạo…
Trong tƣơng lai, với nỗ lực không ngừng của các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên, Bread Talk sẽ không chỉ là một thƣơng hiệu nổi tiếng ở khu vực Châu Á mà cịn ghi tên mình ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
2.2. THỰC TẾ ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC FRANCHISE CỦA