Franchise là phƣơng thức kinh doanh dễ phát sinh nhiều tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp về bản quyền thƣơng hiệu, giữ gìn bí quyết nghề nghiệp và doanh thu. Vì vậy, cũng nhƣ tất cả các phƣơng thức kinh doanh khác đang hiện hữu trong nền kinh tế, franchise vừa tác động tích cực nhƣng có thể tác động tiêu cực tới mơi trƣờng kinh doanh nếu nhƣ nó phát triển thiếu một hệ thống luật pháp chặt chẽ. Nói khác đi, phƣơng thức này cần đến sự hỗ trợ rất nhiều về mặt luật pháp.
Thực tế, nói đến franchise là nói đến những ràng buộc giữa các bên trong một hợp đồng, nói đến những vấn đề về sở hữu trí tuệ, quy chuẩn, cạnh tranh…Do vậy, có bốn mảng luật rất cần cho sự phát triển của Franchise, đó
là: Luật về thƣơng mại và hợp đồng, luật sở hữu trí tuệ, luật quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và luật giải quyết tranh chấp. Hiện tại ở Việt Nam, Nhà nƣớc đã có Luật, Nghị định và Thông tƣ quy định riêng cho hoạt động franchise, tuy nhiên nhƣ đã đề cập ở mục 3.1.2.1, hệ thống pháp lý về franchise ở Việt Nam vẫn có những hạn chế nhất định, vẫn còn sự chồng chéo về phạm vi điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao cơng nghệ, Luật thƣơng mại, còn vƣớng mắc xung quanh vấn đề thừa nhận tài sản thƣơng hiệu…dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Vì thế, việc sớm hồn thiện những quy định pháp lý về franchise cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế là một yêu cầu bức bách cần đƣợc Nhà nƣớc quan tâm. Bên cạnh khung pháp lý riêng cho franchise thì Nhà nƣớc cũng cần bổ sung và hồn thiện những quy định pháp lý khác liên quan đến nhƣợng quyền, phải xem xét, làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh giữa các luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý Nhà nƣớc. Chỉ khi đó mới có thể thúc đẩy và khuyến khích nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phƣơng thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận này.