Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo từ NHCSXH tỉnh Ninh Bình thời gian qua cịn tƣơng đối đơn điệu; trong đó, chăn ni trâu, bị, lợn, gia cầm là chính, các ngành nghề và dịch vụ chƣa nhiều. Trong khi đó, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh thƣờng xuyên bị thiên tai, dịch bệnh nhƣ lợn tai xanh, cúm gia cầm, lở mồm long móng... khiến chăn ni gặp rất nhiều khó khăn gây tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nơng dân nghèo. Vì vậy, trong thời gian tới để đồng vốn của NHCSXH tỉnh phát huy hiệu quả cao thì phải đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các ngành nghề mới nhƣ: dự án chăn nuôi lợn siêu nạc, dự án trồng rau sạch tại huyện Yên Khánh; dự án trồng hoa, cây cảnh tại các xã Ninh Phúc, Ninh Sơn (thành phố Ninh Bình); dự án phát triển vùng sản xuất 1 vụ lúa – 1 vụ cá vừa đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại 10 xã vùng trũng của huyện Nho Quan và Gia Viễn; dự án phát triển nguồn nguyên liệu cho Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Lai... Đồng thời nghiên cứu mở rộng diện cho vay đối với các nghề nhƣ ni ong lấy mật, ni dê, nhím... Ngồi ra, hiện nay dự án phát triển nghề trồng nấm ở một số huyện nhƣ Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan đã thành công và dần đi vào nề nếp đang rất cần nguồn vốn đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, do vậy NHCSXH nên khảo sát về nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo thực hiện dự án trồng nấm để hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV tiếp tục chuyển giao KHKT, giới thiệu những con nuôi, cây trồng mới phù hợp với điều kiện của địa phƣơng cho hộ nghèo, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay.