- Nơngnghiệp nước ta đang từ tìnhtrạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền
1.5.3. Bài học đốivới ViệtNam
Từ những kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra bài học thực tế cho Việt Nam trong lĩnh vựcnày.
Thứ nhất, cần đánh giá được tầm quan trọng của FDI trong phát triển ngành nông nghiệp của quốc gia, từ đó định hướng các chính sách nhằm cải thiện mơi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của mỗi quốc gia trong sự phát triển chung của toàn cầu.
Thứ hai, cần xác định được các ngành, lĩnh vực chủ lực về nông nghiệp của từng vùng miền, từ đó xây dựng các chính sách phù hợp nhằm thu hút FDI vào từng vùng miền, nhằm khai thác hết lợi thế và thế mạnh trong phát triển nơng nghiệp. Ngồi ra, chính sách ưu đãi đầu tư theo các vùng riêng biệt của Thái Lan cần được Việt Nam quan tâm nghiên cứu và thực hiện nhằm tránh hiện tượng vốn đầu tư chỉ tập trung vào những vùng kinh tế phát triển, tạo ra sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền, gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Việc đưa ra chính sách ưu đãi là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư theo quy hoạch thu hút và sử dụng FDI.
Tuy nhiên, chính sách ưu đãi, đặc biệt là các ưu đãi về tài chính như ưu đãi thuế thu nhập, thuế quan, tiền thuê đất… chỉ là những điều kiện cần cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy mức thuế thu nhập của các nước trong khu vực đều cao hơn của Việt Nam song họ vẫn thu hút được lượng đầu tư lớn hơn.Vì vậy, trong dài hạn, để giữ chân các nhà đầu tư và khuyến khích tái đầu tư cũng như mở rộng quy mơ đầu tư, các biện pháp, chính sách nhằm cải thiện những yếu tố căn bản của môi trường đầu tư
như hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố liên quan đến thị trường mới là quan trọng, có tính quyếtđịnh.
Thứ ba, trong q trình xây dựng và cải thiện môi trường thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp thì cần có một số biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc của nước nhà, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
Thứ tư, Trung Quốc và TháiLan là những nước rất quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Một trong những điều khiến hai nước này luôn được đánh giá cao về mơi trường đầu tư là họ có cơ sở hạ tầng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư cũng như giảm đáng kể những chi phí phát sinh do sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng. Đối với Việt Nam, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành nông nghiệp, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng núi và trung du.
Thứ năm, Việt Nam cũng là một nước được đánh giá cao về khả năng thu hút FDI trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Nguồn nhân lực Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp tuy dồi dào, nhưng cịn hạn chế về chất lượng trình độ, thiếu lao động có trình độ cao trong lĩnh vực này. Bài học từ Trung Quốc cho thấy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là rất cần thiết để thu hút FDI. Vì vậy, nước ta cần chú trọng hơn nữa đến phát triển chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo lao động có chất lượng cao cho ngành nơngnghiệp.
Chƣơng 2