Một số giảipháp cải thiện môi trƣờng thuhút FDI vàongành nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 119)

- Nơngnghiệp nước ta đang từ tìnhtrạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền

4.2. Một số giảipháp cải thiện môi trƣờng thuhút FDI vàongành nông nghiệp Việt Nam

Tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư nước ngồi tại nước nhận đầu tư là yếu tố tiên quyết để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét và đưa ra quyết định đầu tư.

Mơi trường đầu tư nước ngồi bao gồm các yếu tố như tình hình chính trị, chính sách pháp luật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế và các đặc điểm văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến cơng cuộc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại nước nhận đầu tư. Các yếu tố của môi trường đầu tư nước ngồi có thể làm tăng khả năng sinh lợi nhuận hoặc tăng khả năng phát sinh rủi ro đối với lượng vốn đầu tư của nhà đầu tư. Vì vậy, mơi trường đầu tư nước ngồi có thể là địn bẩy cho dịng vốn FDI chảy vào nước ta hoặc cũng có thể là ngun nhân hạn chế dịng vốn này. Thực tế đã chứng minh, các nước có mơi trường đầu tư nước ngồi hấp dẫn hơn là các nước thu hút được nhiều vốn FDIhơn.

Việt Nam là một nước có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ cho việc giao lưu thông thương với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Nền kinh tếViệtNamđangpháttriểnnhanh,vớitốcđộtăngtrưởngGDPhàngnăm khá cao 7- 8%. Tình hình chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất.

Tuy nhiên, hạn chế trước hết của mơi trường đầu tư nước ngồi ở Việt Nam là tính tiên liệu và minh bạch thấp. Vì vậy, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nền kinh tế nói chung và vào ngành nơng nghiệp nói riêng, một trong những giải pháp cấp bách là nâng cao tính tiên liệu và minh bạch của mơi trường đầutư.

Nâng cao tính tiên liệu, minh bạch của môi trường đầu tư Việt Nam thể hiện trước hết xây dựng một hệ thống hồn thiện và nhất qn các chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngồi. Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành tà soát lại luật, văn bản dưới luật và các chính

sách về đầu tư, từ đó tiến hành loại bỏ những quy định, những chính sách khơng cịn phù hợp với tình hình thu hút FDI hiện nay, đồng thời ban hành thêm những văn bản mới để hướng dẫn và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho đến nay, các luật mới như Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh đã được ban hành mới, sửa đổi bổ sung và có hiệu lực, góp phần tạo ra một hệ thống pháp lý hồn chỉnh, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Luật cạnh tranh là một trong những Luật mới đã có những tác động tích cực đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm đã phần nào hạn chế tác động tích cực của các luậtnày.

Các chính sách khuyến khích đầu tư một khi đã ban hành phải được thực thi một cách đầy đủ và thống nhất tại các địa phương. Không để xảy ra trường hợp các địa phương tự ban hành các chính sách có tính chất vượt khung, vượt rào so với các quy định của trung ương, làm ảnh hưởng đến tính thơngnhấtcủamơitrườngđầutư.Mặtkhác,cũngcầnnângcaotrìnhđộ,ý thức của các cán bộ phụ trách thuộc bộ máy quản lý đầu tư của trung ương và địa phương để khắc phục tình trạng các quy định, chính sách bị bóp méo do năng lực thực thi của cán bộ còn yếu kém, cũng như xóa bỏ nạn quan liêu, cửa quyền trong việc thi hành cơng vụ của các cán bộ. Ngồi ra, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư của Việt Nam cần đơn giản hóa và hướng dẫn cụ thể quy trình thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư để các nhà đầu tư hiểu rõ dự án đang tiến hành có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư hay khơng, có những ưu đãi gì và thủ tục như thế nào. Có như vậy mới phát huy được tác dụng khuyến khích của các chính sách ưu đãi, đồng thời nâng cao tính minh bạch trong việc thực thi các chính sách của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngồi nói chung, và các nhà đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp nóiriêng.

Thêm vào đó, cần tăng cường khả năng ứng phó với những biến động tiêu cực như thiên tai hay biến động từ nền kinh tế thế giới như biến động thị trường, sự khan hiếm hàng hóa hoặc những tác động có tính chất lan truyền như khủng hoàng kinh tế, sự sụt giảm kinh tế của một số nền kinh tế lớn trên thế giới, chiến tranh khu vực… Với các thảm họa thiên tai cần nâng cao năng lực dự báo, dự báo một cách kịp thời để có phương án phịng tránh và khắc phục hợp lý, tránh để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới, cần tiếp tục đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế để mở rộng nguồn cung về nguyên liệu, nhiêu liệu, vốn, hàng hóa và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cần thực hiện tốt chính sách đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nguyên nhiênliệu.

Để thu hút nguồn vốn FDI thực sự hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực điều hành của Bộ. HồnthiệnbộmáyquảnlýFDInhằmkhắcphụctìnhtrạngbộmáyquảnlý cồng kềnh nhưng chất lượng quản lý thấp và thiếu nhịp nhàng trong phối hợp giữa các bộ phận có liên quan.

Theo quyết định số 17/2005/QĐ-BNN ngày 22/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ hợp tác quốc tế là bộ phận chịu trách nhiệm chủ trì, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp trình Bộ trưởng cơng tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngồi trong lĩnh vực nơng nghiệp và phát triển nông thôn. Theo cơ cấu tổ chức quản lý FDI, hỗ trợ cho Vụ Hợp tác quốc tế là Vụ Kế hoạch, các Cục chuyên ngành, và các tham tán nông nghiệp ở nước ngoài. Vụ Kế hoạch là bộ phận chuyên nghiên cứu đưa ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động của ngành, trong đó có hoạt động thu hút FDI, trong khi các cục chuyên ngành chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho các tiểu ngành.

Hệ thống các tham tán thương mại sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về đối tác đầu tư, khả năng tiếp cận cũng như trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. Trong những năm gần đây, hoạt động của các bộ phận trên đã đi vào quy củ, tuy nhiên cần tăng cường phối hợp giữa các bộ phận để đem lại hiệu quả quản lý cao hơn. Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động của các tham tán nơng nghiệp tại nướcngồi.

Ngồi ra, cần có cơ chế phối hợp giữa Bộ và cơ quan quản lý FDI các địa phương để bao quát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI nông nghiệp, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thanh tra, kiểm tra quá nhiều để đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh.

Để hỗ trợ hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện thủ tục đầu tư và giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động, bộ cần xây dựng một cơ quan chuyên trách vấn đề này.

Ngày nay, đa phần các quốc gia đang phát triển đều đẩy mạnh thu hút FDI cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư là yếu tố rất quan trọng để lôi kéo các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và lơi kéo đầu tư nước ngồi vào ngành nơng nghiệp nóiriêng.

Để thực hiện mục tiêu thu hút FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo các định hướng và giải pháp đã đề cập ở trên, cần đổi mới về cơ bản nội dung cũng như phương thức vận động, xúc tiến FDI trong lĩnh vực này theo những hướng cơ bản sau:

- Một là, về quan điểm, cần nhận thức rõ rằng, việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp Giấy phép đầu tư sẽ là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà

đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ở ViệtNam;

- Hai là, cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước theo từng năm (từ nay đến 2020), tập trung vào các ngành /dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút FDI. Các kế hoạch này phải căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nơngthơn;

- Ba là, phải bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này, đảm bảo ít nhất bằng một nửa kinh phí xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nôngnghiệp;

- Bốn là, cần nghiên cứu để xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp (trích từ nguồn thu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi) kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanhnghiệp;

- Năm là, cần triển khai tiếp cận, nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh của các nước/vùng lãnh thổ cũng như của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào lĩnh vực này (bao gồm cả các nhà đầu tư thành công ở nước thứ ba) để hiểu rõ nhu cầu, lợi thế của nhà đầu tư tiềm năng đối với định hướng thu hút đầu tư của ngành, từ đó có chính sách và kế hoạch xúc tiến đầu tư thích hợp. Tổchứccácđồnđivậnđộngđầutưởnướcngồiđểquảngbá,giớithiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư với hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức tại các thị trường trọng điểm qua các hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên ngành, ngày văn hóa Việt, tuần lễ văn hóa Việt…;

- Sáu là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động đầu tư qua nhiều kênh, bao gồm cả thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

Đề xuất bổ sung đại diện của ngành nông nghiệp tại cơ quan đại diện ngoại giao ở các nước, vùng lãnh thổ tiềmnăng;

- Bảy là, cần đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền FDI nói chung và đầu tư trong lĩnh vực nơng lâm ngư nghiệp nói riêng (bao gồm Sách hướng dẫn đầu tư, danh mục dự án ưu tiên gọi vốn FDI từng giai đoạn, cung cấp thông tin tuyên truyền qua internet....) nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu của nhà đầu tư nướcngoài;

- Tám là, tăng cường năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư của các cán bộ quản lý FDI tại các Bộ ngành và địa phương. Đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư đặc biệt là ngoại ngữ và pháp luật quốc tế để chủ động trong cơng tác vận động thu hút nguồn vốnFDI;

- Chín là, tăng cường thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút FDI. Bên cạnh việc hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong khu vực ASEAN, các nước láng giềng thì việc tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư với các quốc gia khác khác như Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc khối EU, là những đối tác quan trọng để đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI trong lĩnh vực nôngnghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w