Quan điểm thuhút FDI vàongành nôngnghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 110)

- Nơngnghiệp nước ta đang từ tìnhtrạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền

4.1.1. Quan điểm thuhút FDI vàongành nôngnghiệp

Ngành nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế nước ta không chỉ bởi phần đông dân số sống ở nơng thơn mà cịn bởi những đóng góp của ngành này trong GDP và trong sự phát triển của nên kinh tế xã hội. Chính vì vậy, mục tiêu xây dựng nền nơng nghiệp đã được Chính phủ xác định trong quyết định số 150/2005/QĐ-TTG ngày 20/6/2005: “Xây dựng một nền nơng nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học cơng nghệ, làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đát đai, lao động và nguồn vốn; tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làmnghề rừng.”

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 đã nêu rõ ngành nông nghiệp sẽ tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu cơng nghiệp cơng nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuấtnôngnghiệpvớicôngnghiệpchếbiến,bảoquảnvàtiêuthụsảnphẩm,với chuỗi giá trị tồn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: Cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt điều, các loại hải

sản khác, các loại rau, quả nhiệt đới, đồ gỗ… Đồng thời, duy trì quy mơ và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như các sản phẩm chăn ni, đường mía… Hồn thiện thể chế cho phát triển nơng nghiệp theo hướng thị trường; đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinhdoanh.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trước giai đoạn phát triển mới, ngành nơng nghiệp Việt Nam địi hỏi phải có những nguồn lực mới để đạt tới thành công. Phát biểu tại Hội nghị Tồn thể thường niên 2005 của Chương trình Hỗ trợ quốc tế ISG, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Cao Đức Phát đã nói: “Hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu, FDI cần được thu hút cho mục tiêu tạo dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa mạnh, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập”. Như vậy, chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là chủ trương nhất quán, lâu dài nhằm góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước nói chung và phát triển nền nơng nghiệp Việt Nam nói riêng.

Thu hút FDI vào ngành nơng nghiệp thể hiện và phải đảm bảo các quan điểm thông suốt của Đảng và Nhà nước ta từ khi mở cửa tới nay, đó là đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân. FDI là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia và nó khơng thể thay thếhồn tồn được cho các nguồn vốn khác. Vì vậy, đối với huy động vốn cho phát triển nông nghiệp, FDI phải được kết hợp đồng bộ với các nguồn khác như

ODA và các nguồn huy động trong nước. Quan điểm “mở” và “che chắn” trong thu hút FDI trước hết phải phát huy được những tiềm năng thế mạnh của nơng nghiệp Việt Nam, sau đó là phải đảm bảo được an ninh lương thực và bảo vệ tài nguyên môi trường của quốc gia, đồng thời vẫn hỗ trợ cho những doanh nghiệp còn non trẻ của Việt Nam hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thếgiới.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, địi hỏi chúng ta phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó có nguồn vốn FDI để góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hố nơng sản có chất lượng và hiệu quả và bền vững. Chủ động gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và nguồn vốn), nâng cao thu nhập trên mộtđơn vị ha đất canh tác, cải thiện đời sống của nông dân. Đồng thời, thực hiện đi tắt, đón đầu, tăng tốc đặc biệt vào các ngành sản phẩm dịch vụ công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ viễn thông, điện tử,… để rút ngắn thời gian phát triển, tìm cách nhảy vọt về cơ cấu và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu cầu đó ngày càng trở nên bức xúc trong bối cảnh việc huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước cịn hạn chế, nguồn vốn ODA có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây; việc huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình gặp nhiều khókhăn...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w