- Nơngnghiệp nước ta đang từ tìnhtrạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền
3.2.5. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nằm ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm Đơng Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
Tuy nhiên, vị trí địa lý của nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, lũ qt, bão, động đất…bên cạnh đó nước ta cịn nằm trong khu vực có sự cạnh tranh gay gắt với những nền kinh tế lớn như: Singapore, Indonesia, Thái Lan…
- Điều kiện tự nhiên:
Tài nguyên đất:
Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên. Chia thành các khu vực như sau:
+ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa, ngồi ra cịn có đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng ven biển, cửa sơng. Đây chính là 2 vựa lúa lớn nhất nước ta.
+ Vùng Tây Bắc và Đông Bắc chủ yếu là đất feralit với nhiều loại khác nhau đã góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của vùng.
+ Vùng Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ badan, rất thích hợp cho cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Các vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng Đông
Nam Bộ có đất feralit màu đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi, đất hiếm, đất phù sa cổ, đất mặn…
Để phát triển nơng nghiệp thì nguồn tài nguyên đất nắm giữ vị trí cực kỳ quan trọng, vì phát triển nơng nghiệp cần có diện tích lớn. Trong những năm tới, khó có khả năng sử dụng hết tiềm năng quĩ đất, nhất là ở vùng đồi núi điều kiện khai thác khó khăn, nguồn vốn có hạn. Tuy vậy, việc mở rộng đất nông nghiệp phải được coi là một định hướng quan trọng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
Tài nguyên nước ta tương đối dồi dào, nguồn tài nguyên này có ý nghĩa quan trọng không chỉ cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt mà cả cho việc phát triển thủy điện, giao thơng vận tải…
Nước ta có mạng lưới sơng ngịi dày đặc với 2.360 con sơng, cứ 20km lại có một cửa sơng, sơng ngịi nhiều nước và giàu phù sa; Lượng nước mưa hàng năm trung bình 1800 – 2000mm; Mạng lưới sông suối, kênh rạch chằng chịt cung cấp lượng nước mặt lớn… Bên cạnh đó cịn có nguồn nước ngầm với trữ lượng đã được thăm dò là 3,3 tỉ m3/năm, và nguồn thủy năng để phá triển thủy điện.
Ngồi ra, nước ta cịn có nguồn tài ngun rừng phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng và nguồn tài nguyên biển giàu tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Khí hậu:
Khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đơng bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đơng Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khơ chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa haymùa hè. Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, khơng khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến khơng khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều.
Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây nên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè.Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đếntháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 7, tháng nóng nhất. Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C.
* Nguồn nhân lực cho nông nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương là chất lượng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Khi nhà đầu tư có ý định đầu tư dự án thì sẽ ưu tiên chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng cơng nghệ cao hay có sử dụng nhiều cơng nghệ hiện đại.
Phát triển mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao, yếu tố cần thiết là nguồn vốn. Tuy nhiên, hoạt động ấy có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào con người - nguồn nhân lực chất lượng. Việt Nam là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng để biến tiềm năng đó thành hiện thực thì việc đầu tư vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực làm chủ cơng nghệ tiên tiến, áp dụng hiệu quả vào sản xuất chính là yếu tố quyết định.
Việt Nam hiện có gần 93 triệu người (số liệu đến hết năm 2016). Tốc độ gia tăng dân số hàng năm khoảng 1.075%/năm. Việt Nam hiện đang trong
giai đoạn dân số vàng với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 59% tổng dân số của cả nước.
Bảng 3.6: Dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017
Đơn vị tính: nghìn người Năm 2012 Dân số trung 87.860,40 bình Người trong độ tuổi 51.398,40 lao động Tỷ lệ 58,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017)
Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy, dân số nước ta tăng dần đều qua các năm (từ năm 2011 đến năm 2016), mỗi năm tăng trung bình gần 1.000 người. Lượng người trong độ tuổi lao động cũng tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng hơn 1%/năm.
Việt Nam đã chính thức bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007, theo dự báo của Tổng cục Thống kê, thời kỳ dư lợi dân số này sẽ kéo dài khoảng 34 năm và kết thúc vào khoảng năm 2041. Cơ cấu dân số vàng của nước ta sẽ là nền tảng cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cịn giúp cho thị trường tiêu thụ được mở rộng. Bởi dân số trong thời kỳ này vừa là lực lượng sản xuất chủ lực vừa là lực lượng tiêu dùng chính. Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh, chi phí tiêu dùng
tăng nhanh theo tuổi và đạt mức lớn nhất trong nhóm tuổi từ 25-29 và duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi thì giảm gần tới mức trung bình.
Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 45% tổng số lao động của cả nước. Hiện, số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đang có xu hướng giảm.
Bảng 3.7: Lao động trong ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
(Đơn vị tính: nghìn người) Năm 2012 Nông nghiệp, lâm 24.362,90 nghiệp và thủy sản Người trong độ 51.398,40 tuổi lao động Tỷ lệ (%) 47,4 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018)
Mặc dù tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm số đông trong tổng số lao động của cả nước, nhưng số lao động đã qua đào tạo rất ít, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng từ 2,7% đến 4,1% của toàn ngành.
Bảng 3.8: Lao động đã qua đào tạo trong ngành nơng nghiệp, Đơn vị tính: nghìn người) Năm 2012 Lao động 24.362,90 trong ngành Lao động đã 657,80 qua đào tạo Tỷ lệ 2,7 (%) (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018)
Như vậy, với tỷ lệ lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, là một lợi thế trong thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp. Bên cạnh đó, lao động của Việt Nam được đánh giá là cần cù, chịu khó, rất phù hợp với ngành nơng nghiệp.Tuy nhiên, đối với những dự án trong lĩnh vực nông nghiệp cơng nghệ cao cần đến lao động có tay nghề trình độ thì nước ta chưa đáp ứng được.
Mỗi năm, cả nước cần tới trên một triệu lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp, nông thôn chỉ có khoảng 9% có trình độ đại học, cao đẳng; 39,4% trung cấp và 9,8% sơ cấp... Do đó, để thúc đẩy việc phát triển nền nơng nghiệp công nghệ cao, song song với việc ban hành các cơ chế, cần chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng. Người nông dân cần được đào tạo, huấn luyện để áp dụng được các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.
Mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước quan tâm đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học, nhưng so với u cầu thì nguồn nhân lực này cịn chưa đáp ứng đủ.