- Nơngnghiệp nước ta đang từ tìnhtrạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền
3.2.1. Các yếu tố chính trị, pháp luật
Trong tổng thể chính sách thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam, nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến trong các lĩnh vực này luôn được coi là các ngành nghề khuyến khích hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư. Bên cạnh khuôn khổ pháp lý giúp thu hút đầu tư FDI nói chung, Việt Nam cũng đã ban hành những văn bản pháp luật tập trung vào khuyến khích, thu hút đầu tư FDI vào nơng lâm ngư nghiệp nói riêng. Cụ thể như việc ban hành Nghị quyết 26 NQ-TW về Nơng nghiệp Nơng thơn Nơng dân và Chương trình nơng thơn mới sẽ tạo thuận lợi thu hút nguồn vốn FDI vào nơng nghiệp và phát triển nơng thơn.
Hệ thống chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng. Tính đến cuối năm 2014, các văn bản pháp luật còn hiệu lực liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nơng lâm ngư nghiệp nói riêng đã được ban hành và đi vào thực hiện.
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thơn như Nghị định 61/2010/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (được thay thế bằng Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ban hành ngày 19/12/2013); Nghị định 41/2010/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp (được thay thế bằng Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn từ ngày 25/07/2015); Nghị định 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/2013 ngày 12/5/2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước; Nghị đinh số 54/2013/NĐ-CP về bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước; Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt trong nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản… nhằm tạo thêm nhiều động lực giúp thu hút nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp, nơng thơn. Các nhóm chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được chia thành các nhóm như ưu đãi về thuế, đất đai, lao động, tín dụng và các ưu đãi khác.
Bên cạnh đó là các hiệp định song phương, đa phương của chính phủ ta với các nước và các tổ chức quốc tế như Việt Nam – EU; Việt Nam – Hoa Kì; WTO; TPP; AFTA; Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga-Belarus- Kazakhsan… Ngoài ra, một số địa phương cịn có các văn bản ưu tiên phát triển nghề cho người dân để nâng cao chất lượng lao động phục vụ thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (2005), các dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư bao gồm: trồng, chăm sóc rừng; ni trồng nơng, lâm, thủy sản trên đất hoang hoá, vùng nước chưa được khai thác; đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng, vật ni mới và có hiệu quả kinh tế cao; sản xuất, khai thác và tinh chế muối.
Nghị định này cũng quy định các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư gồm: trồng cây dược liệu; bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm; sản xuất nước hoa quả đóng chai, đóng hộp; sản xuất, tinh chế thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản; dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi.
Khi áp dụng Luật Đầu tư năm 2005, xét tính cơng bằng của khung pháp luật, theo Luật Đầu tư 2005, tất cả các dự án đầu tư có vốn nước ngồi (dù chỉ là 1% vốn điều lệ) cũng cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Một số hạn chế khác của Luật Đầu tư 2005 là: chưa xác định rõ nội dung và hình thức thể hiện của “dự án đầu tư” theo quy định của Luật Đầu tư; gần như áp dụng tất cả các hình thức trừ hình thức cơng ty cổ phần.
Theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Việt Nam hoạt động theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu mà khơng được bán hàng hố ra thị trường nội địa.
Đến Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư (có hiệu lực từ ngày 27/12/2015 thay thế cho Nghị định 108/2006/NĐ - CP nêu trên), ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư bao gồm: trồng, chăm sóc, ni dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng; nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản; sản xuất, khai thác và tinh chế muối; đánh
bắt hải sản xa bờ kết hợp ứng dụng các phương thức ngư cụ đánh bắt tiên tiến; dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng cơ sở đóng tàu cá và đóng tàu cá; và dịch vụ cứu hộ trên biển.
Cũng theo quy định của nghị định này, các ngành nghề thuộc diện ưu đãi đầu tư bao gồm: nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu; bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; dịch vụ khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ; bảo quản, chế biến gia cầm, gia súc tập trung công nghiệp; xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cơng nghiệp chế biến; và khai thác hải sản.
Chính sách về thuế
Các ưu đãi của nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp được tập trung vào thuế như:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003, các dự án thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư được áp dụng thuế suất thuế ưu đãi 20% trong 10 năm, được miễn thuế trong 2 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Ngoài ra, mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hơn (15% trong 12 năm, miễn 02 năm và giảm 50% trong 07 năm tiếp theo) được áp dụng đối với dự án nói trên nếu thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi cao nhất (10% trong 15 năm, miễn 04 năm và giảm 50% trong 08 năm tiếp theo).
Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 đã thu hẹp đáng kể diện các dự án được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi, trồng, chế biến các sản phẩm
nông lâm thủy sản4. Theo đó, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với: (i) các dự án trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; (ii) các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; và (iii) các hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân.
Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành ngày 26/12/2013 và Thông tư 78/2014/TT- BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp được áp dụng như sau:
Mức giảm thuế suất 20% (kể từ 01/01/2016 mức thuế suất 20% này được hạ xuống thành 17%) trong 10 năm được áp dụng với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, tinh chế thức ăn cho gia cầm, gia súc và thủy sản; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; và sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; phát triển ngành nghề truyền thống. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới kể trên và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp.
Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ 01/01/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%) được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mơ.
Mức thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm được áp dụng với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế và khu công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, khu nghiên cứu và phát triển, phần mềm, đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao,
bảo vệ môi trường, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong
9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư
mới vừa nêu.
Áp dụng thuế suất 10% với toàn bộ thời gian hoạt động đối với: lĩnh vực xã hội (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hố, thể thao và mơi trường ...); phát triển nhà ở xã hội; thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, ni trồng nông lâm thủy sản ở địa bàn kinh tế- xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch,bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm5; phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...
Thuế xuất nhập khẩu
Ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp được quy định theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 13/08/2010, cụ thể như sau: (i) Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, và nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu (được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó có lĩnh vực ni trồng, chế biến nơng, lâm, thủy sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới) hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu; (ii) Miễn thuế nhập khẩu đối với giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; (iii) Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục (quy định tại Phụ lục II của Nghị
định) để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí...; (iv) Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và quy định cụ thể tại Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăngvà Nghị định 209/2013/NĐ- CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản và dịch vụ phục vụ nông nghiệp được miễn thuế giá trị gia tăng gồm: (i) sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; (ii) sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại; (iii) tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; (iv) sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
Chính sách ưu đãi về tín dụng
Theo quy định tại Nghị định 133/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/2013/NĐ-CP về bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-
CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thì ngồi nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản thì nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến cũng được giahạn thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu lên tối đa 36 tháng khi đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định 54/2013/NĐ-CP ngày 25/5/2013 bổ sung một số điều của Nghị định này, các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (không phân biệt địa bàn đầu tư), gồm dự án nuôi trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp; dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp; dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư (cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư) và ưu đãi về tín dụng xuất khẩu dưới các hình thức: cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định. Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố.
Đối với tín dụng xuất khẩu, mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C (thư tín dụng) đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, thời hạn cho vay không quá 12 tháng và lãi suất do Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường...
Chính phủ cịn quy định hỗ trợ tín dụng cho lĩnh vực nơng lâm ngư phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn qua Nghị định 41/2010/NĐ-
CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 12/04/2010(được thay thế bằng Nghị định 55/2015/NĐ-CP kể từ 25/07/2015). Ngồi ra Việt Nam cịn ban hành một số chính sách ưu đãi về tài chính khác liên quan tới chuyển lỗ trong kinh doanh và khấu hao tài sản.
Chính sách ưu đãi về đất đai
Luật Đất đai 2003 đã mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngồi, cụ thể như: được lựa chọn hình thức thuê đất, đặc biệt là thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước); được thuê đất từ nhiều chủ thể khác nhau; các dự án có 100% vốn nước ngồi đều được áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất…
Theo quy định tại Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tương tự như các dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư khác, dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp được hưởng ưu đãi liên quan đến việc sử dụng đất đai như sau:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư thực hiện tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất;
- Dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được miễn tiền
thuê đất đến 3 năm;
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án
thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất đến 7 năm;
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất đến 11 năm;