Ứng dụng mã vạch hai chiều PDF417 trong nghiệp vụ nhập điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nhập điểm tại đại học quốc gia hà nội (Trang 27)

CHƢƠNG 2 : CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH HAI CHIỀU

2.2 Ứng dụng mã vạch hai chiều PDF417 trong nghiệp vụ nhập điểm

Bài toán đặt ra là giải quyết vấn đề nhập điểm hiện nay cho cán bộ nhập điểm thi tại các trường đại học cần có phương pháp hiệu quả hơn để thay thế phương pháp truyền thống. Mã PDF417 có khả năng lưu trữ lượng thơng tin rất lớn, đủ để mã hóa dữ liệu điểm của sinh viên trên một tờ A4. Đồng thời, thời gian đọc mã vạch của các thiết bị đọc mã vạch là nhanh hơn rất nhiều so với việc nhập điểm bằng thủ công hiện nay. Với cách dùng phiếu điểm bằng đánh dấu, ta phải quét bằng máy quét sau đó chạy phần mềm nhận dạng. Cơng việc đó cũng đã chính xác cao, nhanh và mất hai phút cho một phiếu điểm. Trong khi đó việc đọc dùng máy đọc mã vạch chỉ mất không đến 1 giây. Điều này không những tiện lợi cho giảng viên phụ trách lớp mơn học mà cịn hỗ trợ tối đa cho nhân viên phịng đào tạo trong q trình nhập điểm.

Khả năng ứng dụng mã vạch hai chiều PDF417 trong việc mã hoá, nhận dạng trong phân hệ quản lý điểm thể hiện cụ thể là:

2.2.1 Khả năng lƣu trữ thông tin:

Một mã vạch hai chiều PDF417 có thể lưu trữ rất nhiều thông tin và dữ liệu chứa trong biểu tượng cũng rất đa dạng. Q trình mã hóa dữ liệu trong biểu tượng PDF417 thực hiện được với mọi ký tự trong bộ mã ASCII (America Standard Code for Information Interchange - một bộ ký tự dùng cho máy tính bao gồm 96 chữ thường và hoa cộng với 32 ký tự điều khiển không in ra) và các ký tự mở rộng, ký tự điều khiển. Nội dung lưu trữ trong biểu tượng cũng không bị giới hạn như các loại mã vạch khác. PDF417 có thể mã hóa hầu hết các loại dữ liệu như: văn bản, dữ liệu nhị phân, dấu vân tay, chữ ký, các số … Với khả năng đó, mỗi mã vạch nhỏ cỡ một con tem có thể lưu trữ tồn bộ nội dung một bảng điểm khổ giấy A4 bao gồm mã môn học, mã kỳ thi, mã sinh viên, điểm thành phần, điểm cuối kỳ và tổng điểm của sinh viên.

2.2.2 Khả năng sửa lỗi:

Điểm nổi bật của PDF417 là khả năng sửa lỗi, một yêu cầu không thể thiếu do thực tế đặt ra đối với mọi phương thức mã hóa và truyền tin, khi mà thơng tin ln có nguy cơ bị tổn thất hoặc làm sai lệch do các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Hiện tại, có 9 mức độ sửa lỗi khác nhau và có thể sửa được số lượng thông tin bị lỗi ở những mức độ khác nhau do những biến đổi vật lý, hóa học gây ra nhờ những phép tính thích hợp được thực hiện trong q trình mã hóa. Tối đa, mỗi biểu tượng có thể bị hỏng một nửa mà vẫn có thể khơi phục thơng tin chứa trong nó.

Hình 2.7: Các mức độ sửa lỗi

2.2.3 Lƣu thơng tin số trên giấy:

- Mã hóa bậc cao: Dữ liệu được chuyển đổi thành các từ mã (Codeword) có

giá trị trong khoảng từ 0 đến 928 bao gồm cả tính tốn các từ mã sửa lỗi.

- Mã hóa bậc thấp: giá trị của mỗi từ mã được chuyển đổi thành các X-

Sequence thể hiện dưới dạng các vạch và khoảng trống.

Sau khi được mã hóa, các bộ chuyển định dạng sẽ in chúng lên giấy vừa đảm bảo thuận tiện cho cơng việc vừa đảm bảo an tồn dữ liệu và có thể sử dụng lại. Các máy tính có thể đọc dữ liệu và xử lý chúng sau khi tiếp nhận từ các thiết bị đọc mã vạch.

2.3 Quy trình nghiệp vụ nhập điểm ứng dụng cơng mã vạch hai chiều PDF417.

Quy trình nghiệp vụ nhập điểm ứng dụng công nghệ mã vạch hai chiều PDF417 gồm hai cơng đoạn là mã hóa dữ liệu và giải mã dữ liệu.

- Mã hóa dữ liệu: Giảng viên lập bảng điểm, phần mềm giúp mã hóa tồn bộ dữ liệu trên bảng điểm bằng mã vạch hai chiều.

- Giải mã dữ liệu: Chuyên viên phụ trách nhập điểm dùng đầu đọc mã vạch để giải mã lưu dữ liệu vào hệ thống phần mềm quản lý đào tạo.

Mã hóa dữ liệu Tác nhân

Là người sử dụng hệ thống sinh ra bảng điểm có mã vạch hai chiều. Giảng viên Nhập điểm thành phần, điểm cuối kỳ cho sinh viên thuộc lớp môn học và

Giảng viên

1. Đăng nhập vào hệ thống 2. Chọn năm học, lớp môn học 3. Nhập trọng số điểm

Hệ thống

4. Nhập điểm thành phần, điểm cuối kỳ 5. Lưu bảng điểm

6. In bảng điểm

Hình 2.8: Biểu đồ tuần tự hệ thống

Giảng viên được cung cấp một tài khoản để đăng nhập vào hệ thống.

Giao diện chính của phần mềm sau khi giảng viên đăng nhập thành cơng:

Hình 2.10: Giao diện sau đăng nhập thành công

Giảng viên lựa chọn năm học, lựa chọn giảng viên, lựa chọn lớp môn học, nhập trọng số điểm thành phần, chọn nhập điểm từ file (nếu đã có file điểm.xls) sau đó chọn “Xuất bảng điểm mã vạch” để nhập trực tiếp hoặc xuất file excel để nhập vào máy tính cá nhân.

Bảng điểm đã mã hóa tồn bộ dữ liệu có dạng:

Hình 2.11: Bảng điểm sau khi được mã hóa.

Giảng viên in bảng điểm sau khi nhập xong điểm và nộp cho phịng đào tạo, kết thúc quy trình mã hóa dữ liệu điểm.

Giải mã dữ liệu Tác nhân

Chuyên viên phụ trách điểm

CHƢƠNG 3: DỰ ÁN ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ NHẬP ĐIỂM TẠI ĐẠIHỌC QUỐC GIA HÀ NỘI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

3.1 Thông tin chung3.1.1 Cơ sở pháp lý 3.1.1 Cơ sở pháp lý

 Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông của Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2014, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020.

 Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển cơng nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010;

 Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố;

 Quyết định của Thủ tướng chính phủ 81/2001/QĐ ngày 24 tháng 5 năm 2001về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị;

 Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

 Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

 Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010;

 Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tin hoc hố quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005;

 Nghị định số 07/2001/ NĐ-CP ngày 1 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về Đại học Quốc gia;

 Quyết định số 16/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia;

3.1.2 Mục đích, yêu cầu, nhu cầu đầu tƣ

Ở các đơn vị đào tạo tại ĐHQGHN hiện nay, qua khảo sát thực trạng về cách lập bảng điểm và nhập bảng điểm ta thấy:

- Bảng điểm của một lớp môn học được lập gồm một số tờ ghi: số thứ tự, mã sinh viên, họ tên sinh viên, ngày sinh, lớp, điểm thành phần, điểm cuối kỳ, tổng điểm.

Số lượng sinh viên trên mỗi tờ là cố định, do đó có thể xác định được độ lớn của dữ liệu.

- Giảng viên lập bảng điểm ngồi các thơng tin quan trọng nhất là mã sinh viên, mơn học, điểm thành phần cịn có tên kỳ thi và trọng số điểm thành phần, trọng số điểm cuối kỳ phục vụ tính tổng điểm. Bảng điểm sau khi đã tổng hợp điểm xong, giảng viên nộp cho phòng đào tạo và nhân viên phòng đào tạo trực tiếp nhập điểm cho sinh viên vào cơ sở dữ liệu của trường. Do đó để giải quyết bài tốn, ta có thể đưa bài tốn về việc mã hóa dữ liệu (q trình lập bảng điểm của giảng viên) và giải mã dữ liệu (q trình nhập điểm của nhân viên phịng đào tạo).

- Quá trình nhập điểm hiện nay trong các trường Đại học cũng đã có sự hỗ trợ của ứng dụng trực tuyến. Sau khi lập bảng điểm giảng viên gửi cho phịng đào tạo thơng qua các ứng dụng trực tuyến như gửi file điểm qua email. Sử dụng các ứng dụng trực tuyến hiện nay đã giảm áp lực nhập điểm thủ cơng cho nhân viên phịng đào tạo phụ trách điểm, hiệu quả cơng việc tốt hơn, nhưng trong đó vẫn cịn một số vấn đề:

b. Nhân viên phịng đào tạo ln phải theo sát hệ thống, kiểm tra lớp môn học nào đã được gửi bảng điểm, và đưa yêu cầu nộp bảng điểm đến giảng viên khi đến hạn phải nộp. Do quá trình nhập điểm của giảng viên tại nhà khơng có cơ chế kiểm tra lỗi nên có thể sảy ra sai sót. Nhập điểm qua ứng dụng trực tuyến gửi email khơng có chữ ký của giảng viên. Vì vậy nhân viên phịng đào phải in bảng điểm và yêu cầu giảng viên đến ký.

c. Giảng viên ngoài việc nộp bảng điểm cho phòng đào tạo qua các ứng dụng trực tuyến thì cần phải lên phịng đào tạo ký xác nhận đã nộp bảng điểm.

d. Dễ xảy ra nhầm lẫn điểm môn học này với môn học khác khi import điểm. Với số lượng lớn sinh viên, kèm theo là số lượng lớn các mơn học trong chương trình đào tạo tại các trường đại học, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức cho việc nhập điểm địi hỏi trong tồn ĐHQGHN cần một phần mềm chuyên biệt hỗ trợ nhập điểm, đây chính là lý do cần “Ứng dụng nghiệp vụ nhập điểm trong ĐHQGHN”.

Mục tiêu chung của dự án nhập điểm bằng mã vạch hai chiều tại ĐHQGHN là: - Phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo của ĐHQGHN;

- Thúc đẩy phát triển, ứng dụng các dịch vụ CNTT, từng bước xây dựng đại học số hóa.

Mục tiêu cụ thể của dự án là xây dựng và đưa ứng dụng phần mềm nhập điểm bằng mã vạch hai chiều vào sử dụng tại các đơn vị trong tồn ĐHQGHN. Tích hợp với phần mềm quản lý người học, cổng thông tin đào tạo…

- Tăng cơng suất nhập điểm vì huy động mọi giáo viên đều có thể tham gia nhập điểm.

- Giảm tải cho phịng đào tạo khơng phải khai báo các trọng số điểm thành phần, không phải nhập điểm cho từng sinh viên để giảng viên có quyền cao trong q trình tổ chức giảng dạy và đánh giá.

- Tránh được trường hợp import một bảng điểm excel nhầm lẫn giữa môn này với mơn kia, vì mã vạch đã có thơng tin về mã môn, mã kỳ thi nên không gây nhầm lẫn.

- Các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN nhanh chóng triển khai xử lý học vụ sau mỗi học kỳ.

- Phân quyền cụ thể cho người sử dụng.

- Có thể kết xuất dữ liệu ra các định dạng báo cáo: Excel, Word.

3.1.3 Tên hạng mục đầu tƣ ứng dụng CNTT

Xây dựng phần mềm nhập điểm bằng công nghệ mã vạch hai chiều.

3.1.4 Đơn vị chủ quản:

Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1.5 Đơn vị chủ đầu tƣ:

Viện Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1.6 Địa điểm đầu tƣ:

Đại học quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

3.1.7 Tổng mức đầu tƣ: 896.527.750 đồng. 3.1.8 Nguồn vốn đầu tƣ:

Ngân sách sự nghiệp giáo dục

3.1.9 Thời gian thực hiện

Dự kiến thời gian thực hiện trong vòng 12 tháng, bắt đầu tháng 01/2015 khi dự án được phê duyệt.

3.1.10 Dự kiến hiệu quả đạt đƣợc

Vì quản lý điểm thi của sinh viên có những đặc điểm đặc trưng nên việc lưu trữ và cập nhật điểm bằng phương pháp thủ cơng như hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, khó tránh khỏi những sai sót đáng tiếc, tốn nhiều thời gian và cơng sức của chuyên viên. Phần mềm thực hiện việc nhập điểm sẽ giải quyết được những tồn tại trên. Phần mềm sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server là một công cụ lưu trữ và xử lý dữ liệu mạnh, phù hợp với việc lưu trữ và xử lý thông tin quản lý điểm thi. Ưu điểm của

phần mềm là khả năng cập nhật và tổng hợp dữ liệu rất nhanh chóng và dựa vào cơng nghệ mã vạch hai chiều.

Hiệu quả của phần mềm đem lại với các mục tiêu sau: - Tăng độ tin cậy vì khơng qua khâu trung gian.

- Phần mềm vận hành an tồn, ổn định có khả năng xử lý cao do được xây dựng trên nền tảng công nghệ mạnh và hiện đại, cung cấp khả năng cập nhật điểm một cách nhanh chóng và thuận tiện cho người sử dụng.

- Phần mềm được tổ chức với Hệ quản trị nội dung khoa học, hiệu quả, Cơ sở dữ liệu tập trung trên Server.

- Đảm bảo tính bảo mật, tính xác thực. - Giao diện đẹp, dễ thao tác và theo dõi.

3.2 Sự cần thiết phải đầu tƣ

3.2.1 Hiện trạng tin học hóa tại ĐHQGHN

Trạng thái tin học hố thường được nhìn trên những mặt cắt sau: - Chính sách, tổ chức và nhân lực

- Các ứng dụng (phần mềm)

- Tổ chức thông tin (các cơ sở dữ liệu) - Thiết bị, hạ tầng mạng và truyền thơng

a. Chính sách, tổ chức và nhân lực

Từ năm 1997, để triển khai một dự án ODA về phát triển nhân lực CNTT với Nhật Bản, Đại học Quốc gia Hà nội đã thành lập Viện đào tạo Công nghệ Thông tin, đơn vị sau này trở thành Viện Công nghệ Thông tin. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin trực thuộc Viện CNTT được giao trực tiếp quản trị hạ tầng mạng và duy trì một số dịch vụ dùng chung cho ĐHQGHN như email và hệ thống quản lý văn bản.

ĐHQGHN cũng đã đầu tư nhiều cho Khoa Công nghệ trước đây và Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) ngày nay qua các dự án tăng cường năng lực và các dự án trọng điểm sử dụng vốn vay của WorldBank. Hạ tầng CNTT của trường ĐHCN đã góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động CNTT của ĐHQGHN. Đội ngũ cán bộ CNTT của Trường đã tham gia xây dựng và vận hành nhiều hệ thống thông tin trên mạng của ĐHQGHN. Hai đơn vị Viện CNTT và Trường ĐHCN đã trở thành những đơn vị chủ yếu đóng góp vào tiến trình số hố của ĐHQGHN.

Cùng với việc triển khai mạng vật lý của ĐHQGHN, ĐHQGHN đã thành lập ban quản lý mạng VNUnet. Tháng 12 năm 2002, ĐHQGHN lại ban hành Quy chế tổ

chức và hoạt động mạng Intranet – Internet tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động mạng tại ĐHQGHN.

Cùng với việc phát triển hạ tầng, nhân lực và ứng dụng CNTT, ĐHQGHN đã ban hành nhiều quyết định quan trọng trong đó có Quyết đinh số 5102/QĐ-KHCN ngày 03 tháng 10 năm 2008 về việc phê duyệt và ban hành “Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2012, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020”.

ĐHQGHN cũng đã có những chủ trương rất cụ thể ứng dụng CNTT, trong đó có việc triển khai hệ thống thơng tin văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống quản lý đào tạo thống nhất, xây dựng cổng thông tin điện tử và việc triển khai các dịch vụ hành chính cơng trên mạng.

Đối với các đơn vị thành viên, ở hầu hết các đơn vị thành viên mức độ tin học hoá đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đồng đều.

Hầu hết các đơn vị thành viên chưa có chiến luợc phát triển CNTT của riêng mình. Tuy nhiên có rất ít đơn vị thành viên có bộ phận CNTT chuyên trách. Trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nhập điểm tại đại học quốc gia hà nội (Trang 27)