Hiện trạng tin học hóa tại ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nhập điểm tại đại học quốc gia hà nội (Trang 36 - 40)

CHƢƠNG 3 : DỰ ÁN ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ NHẬP ĐIỂM

3.2 Sự cần thiết phải đầu tƣ

3.2.1 Hiện trạng tin học hóa tại ĐHQGHN

Trạng thái tin học hố thường được nhìn trên những mặt cắt sau: - Chính sách, tổ chức và nhân lực

- Các ứng dụng (phần mềm)

- Tổ chức thông tin (các cơ sở dữ liệu) - Thiết bị, hạ tầng mạng và truyền thơng

a. Chính sách, tổ chức và nhân lực

Từ năm 1997, để triển khai một dự án ODA về phát triển nhân lực CNTT với Nhật Bản, Đại học Quốc gia Hà nội đã thành lập Viện đào tạo Công nghệ Thông tin, đơn vị sau này trở thành Viện Công nghệ Thông tin. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin trực thuộc Viện CNTT được giao trực tiếp quản trị hạ tầng mạng và duy trì một số dịch vụ dùng chung cho ĐHQGHN như email và hệ thống quản lý văn bản.

ĐHQGHN cũng đã đầu tư nhiều cho Khoa Công nghệ trước đây và Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) ngày nay qua các dự án tăng cường năng lực và các dự án trọng điểm sử dụng vốn vay của WorldBank. Hạ tầng CNTT của trường ĐHCN đã góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động CNTT của ĐHQGHN. Đội ngũ cán bộ CNTT của Trường đã tham gia xây dựng và vận hành nhiều hệ thống thông tin trên mạng của ĐHQGHN. Hai đơn vị Viện CNTT và Trường ĐHCN đã trở thành những đơn vị chủ yếu đóng góp vào tiến trình số hố của ĐHQGHN.

Cùng với việc triển khai mạng vật lý của ĐHQGHN, ĐHQGHN đã thành lập ban quản lý mạng VNUnet. Tháng 12 năm 2002, ĐHQGHN lại ban hành Quy chế tổ

chức và hoạt động mạng Intranet – Internet tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động mạng tại ĐHQGHN.

Cùng với việc phát triển hạ tầng, nhân lực và ứng dụng CNTT, ĐHQGHN đã ban hành nhiều quyết định quan trọng trong đó có Quyết đinh số 5102/QĐ-KHCN ngày 03 tháng 10 năm 2008 về việc phê duyệt và ban hành “Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2012, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020”.

ĐHQGHN cũng đã có những chủ trương rất cụ thể ứng dụng CNTT, trong đó có việc triển khai hệ thống thơng tin văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống quản lý đào tạo thống nhất, xây dựng cổng thông tin điện tử và việc triển khai các dịch vụ hành chính cơng trên mạng.

Đối với các đơn vị thành viên, ở hầu hết các đơn vị thành viên mức độ tin học hoá đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đồng đều.

Hầu hết các đơn vị thành viên chưa có chiến luợc phát triển CNTT của riêng mình. Tuy nhiên có rất ít đơn vị thành viên có bộ phận CNTT chuyên trách. Trường Đại học khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) trước đây đã từng có Trung tâm tin học độc lập, nhưng do hoạt động của Trung tâm tin học này kém hiệu quả nên Trung tâm này đã được sát nhập vào Phòng tổ chức. Ở trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐHKHXHNV), Trung tâm Tin học của trường chủ yếu là nơi đảm bảo thực hành cho sinh viên, chỉ có Trường Đại học Cơng nghệ là có các đơn vị chuyên trách hoạt động có hiệu quả.

Nhiều đơn vị đã có các chuyên gia quản trị mạng, máy chủ cũng như các dịch vụ dùng chung.

Về nhân lực cơng nghệ thơng tin, có Trường Đại học Cơng nghệ và Viện CNTT là có lực lượng chuyên trách, có thể tham gia vào các khâu phân tích, thiết kế, lập trình, quản trị các hệ thống thơng tin. Ở một số đơn vị thành viên khác, chuyên viên quản trị hệ thống thường là kiêm nhiệm và chỉ có thể phát triển các ứng dụng đơn giản. Hầu hết các chuyên viên của ĐHQGHN có thể sử dụng máy tính và mạng máy tính trong cơng việc hàng ngày. Đây là một thuận lợi cho tiến trình số hoá đại học.

b. Về ứng dụng và tổ chức các cơ sở dữ liệu

ĐHQGHN đã triển khai nhiều hệ thống tin học phục vụ hoạt động quảng bá hình ảnh, các hoạt động chun mơn và các hoạt động quản lý. Sau đây là đánh giá một số hệ thống tiêu biểu đã có.

- Website của ĐHQGHN.

Website của ĐHQGHN là bộ mặt của ĐHQGHN trên Internet. Ngay từ khi khai trương mạng VNUnet, ĐHQGHN đã xây dựng website. Từ đó đến nay, ĐHQGHN đã nhiều lần nâng cấp website. Cùng đi với website là các phần mềm quản trị nội dung

CMS (Content Management System) và cơ sở dữ liệu tin tức, sự kiện và tổ chức của ĐHQGHN. Website của ĐHQGHN đã được duy trì thường xuyên, đáp ứng được việc công bố thông tin của ĐHQGHN ra công chúng. Đây là một CSDL rất quý giá, lưu trữ các thông tin về hoạt động và phát triển của ĐHQGHN, cần được duy trì lâu dài và an toàn.

- Hệ thống quản lý đào tạo thống nhất của ĐHQGHN.

Cuối những năm 90, nhiều trường đại học thành viên (ĐHKHTN, ĐHKHXHNV, ĐHNN...) đã tự đầu tư cho các phần mềm quản lý đào tạo. Với tính đặc thù về mặt tổ chức, ĐHQGHN đã quyết định đầu tư nâng cấp phần mềm UNISOFT đã dùng cho ĐHKHTN, Đại học Công nghệ thành phần mềm dùng chung cho ĐHQGHN. Phần mềm đã có những đóng góp nhất định để quản lý sinh viên và kết quả học tập, tu dưỡng của sinh viên.

Gần đây với chủ trương triển khai đào tạo theo tín chỉ, ĐHQGHN đã xây dựng phần mềm dùng chung triển khai ở mỗi cơ sở đào tạo. Trong những năm học trước, đã phải mở cổng thông tin đào tạo riêng cho mỗi trường.

Theo chủ trương của ĐHQGHN, với việc tổ chức đào tạo liên thơng mạnh có những đặc thù mới. Khả năng đào tạo liên thông mạnh là một ưu thế của mơ hình ĐHQGHN và phải là bản sắc đặc thù của ĐHQGHN. Tuy nhiên mơ hình tổ chức đào tạo khá phức tạp (phức tạp nhất ở VN) với việc:

- Sinh viên có thể đăng ký học bất cứ mơn gì, ở bất cứ nơi nào trong ĐHQGHN.

- Một mơn học có thể nhiều nơi quản lý.

- Có đào tạo ngành kép, nhiều ngành của nhiều cơ sở đào tạo khác nhau cùng quản lý.

- Có nhiều chương trình đào tạo khác nhau như chính quy, vừa làm vừa học, chất lượng quốc tế, chất lượng cao, tài năng....

- Tổ chức đào tạo một ngành ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau vào nhiều giai đoạn khác nhau.

Những yêu tố trên đòi hỏi phải xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung trên một phần mềm duy nhất ở quy mô ĐHQGHN. Phiên bản mới 2.0 chạy trên toàn bộ ĐHQGHN đã được triển khai và đi theo nó là cổng thơng tin đào tạo được tích hợp như một thành phần của cổng thơng tin chung.

- Hệ thống Quản lý văn bản

Cùng với hệ thống quản lý đào tạo và website, đây là một trong ba hệ thống thơng tin quan trọng nhất hiện có của ĐHQGHN.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ban đầu được triển khai ở văn phòng ĐHQGHN và trường Đại học Công nghệ là phần mềm NetOffice. Sau này trong khuôn khổ của đề án tin học hố quản lý hành chính nhà nước, phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc dùng chung của đề án 112 đã được triển khai thống nhất ở một số đơn vị trong ĐHQGHN. Phần mềm này phục vụ cho việc phân phối văn bản (phân văn bản và tra cứu). Nó đã giúp cho việc công bố, lưu trữ, tra cứu văn bản một cách thuận lợi.

- Thƣ viện điện tử

ĐHQGHN đã đầu tư nhiều cho Trung tâm Thông tin Thư viện để xây dựng hệ thống thư viện điện tử. Hệ thống này đang đáp ứng tốt yêu cầu quản lý các dịch vụ thư viện, ghi nhận cho mượn tài liệu, kết nối với các hệ thống thư viện quốc tế và số hoá các học liệu để cung cấp nội dung số.

- Đào tạo điện tử (e-learning)

Tại ĐHQGHN đã có nhiều đơn vị sớm triển khai các hệ thống đào tạo điện tử như Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Viện CNTT và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Trong khuôn khổ của dự án C1.2, ĐHQGHN đã xây dựng phần mềm tổ chức bài giảng điện tử (VNUCE) dùng chung cho toàn ĐHQGHN. Phần mềm này được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở, tích hợp được những ứng dụng thuận tiện, dễ dùng nhất và bổ sung thêm nhiều cơng cụ hữu ích. Tới nay đã có vài chục bài giảng điện tử được nghiệm thu ở mức ĐHQGHN đã sử dụng phần mềm này để đóng gói. Tính chun nghiệp của các bài giảng đang được cải thiện.

ĐHQGHN đã trang bị một hệ thống thiết bị mạnh và mua một LMS (Learning Management System) thuộc loại tốt nhất (Blackboard) cài đặt tại Trường ĐHCN. Hệ thống này đã được sử dụng khoảng hơn một năm nay nhưng hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư và năng lực vì chưa có sự vào cuộc đơng đảo của các thầy/cô, đặc biệt là các thầy/cơ ở ngồi trường ĐHCN.

- Các hệ thống khác.

ĐHQGHN cũng đã xây dựng một số phần mềm dùng chung khác như quản lý công sản - tài sản, quản lý thiết bị KHCN, quản lý nhân sự và kế toán. Các hệ thống này chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

c. Cơ sở hạ tầng mạng và thiết bị

Mạng VNUnet bao phủ một phạm vi địa lý với đường kính gần 10 km, với trên 3000 máy tính, gần 100 máy chủ dịch vụ, thiết bị mạng đủ đáp ứng nhu cầu vận hành cơ bản hiện nay. Ngoài đường thuê bao kết nối Internet qua Viettel, mạng VNUnet cịn có một số tuyến kết nối với bên ngồi như: đường kết nối với mạng VinaREN bằng cáp quang (với tốc độ hiện nay là 155Mbps), kết nối qua leasedline với NETnam của

Trường Đại học Công nghệ và một số các kết nối qua ADSL của các cơ sở thành viên khác.

Ở hầu hết các đơn vị đã có hạ tầng mạng LAN. Một số ít đơn vị (Văn phịng ĐHQGHN, Trường ĐHNN, Trường ĐHKT, Viện CNTT...) có hạ tầng CNTT-TT tương đối tốt, Trường ĐHCN có cơ sở hạ tầng CNTT-TT ở mức tốt. Ở đại đa số các đơn vị khác, số lượng máy tính cho cán bộ sử dụng trong công việc về cơ bản đáp ứng được u cầu cơng tác nhưng nói chung các máy chủ cịn thiếu về số lượng và kém về chất lượng so với nhu cầu ứng dụng. Các đơn vị đào tạo đã có các phịng thực hành máy tính phục vụ thực tập và cho sinh viên khai thác thông tin.

ĐHQGHN là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia VinaREN. VNUnet đã kết nối với mạng VinaREN bằng cáp quang, hiện đang ở khả năng khai thác liên thông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu ở nước ngồi với băng thơng 155Mbps. Hiện nay, nhiều tài liệu điện tử của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trên thế giới có tham gia TEIN2 đã được cung cấp lên mạng này và cán bộ sinh viên ĐHQGHN đã có thể khai thác thường xuyên. Đặc biệt, một số đơn vị như Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN đã tổ chức thành công một số hội thảo từ xa qua mạng (video conferencing) với các đại học khác ở nước ngồi thơng qua đường truyền VinaREN/TEIN2. Trong thời gian tới cần chuẩn bị đủ điều kiện kỹ thuật để nhiều đơn vị khác trong ĐHQGHN có thể sử dụng các dịch vụ của VinaREN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nhập điểm tại đại học quốc gia hà nội (Trang 36 - 40)