Tổng quan về ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn hà nội (Trang 30 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại

Tùy từng thời kỳ phát triển mà mỗi quốc gia có các định nghĩa khác nhau về ngân hàng. Theo Luật các tổ chức tín dụng đƣợc Quốc hội Việt Nam thơng qua ngày 16/06/2010, có hiệu lực từ 01/01/2011 thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” (mục 2 Điều 4). “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” (mục 12 Điều 4) [37] NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, số lƣợng ngân hàng. Nhƣ vậy có thể hiểu đơn giản: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ ngân hàng nhƣ tiền tệ và các dịch vụ liên quan đến thanh tốn, tiền tệ…NHTM cũng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhƣ bất cứ một doanh nghiệp nào khác.

Đến hết 31/12/2017, cả nƣớc có 31 NHTMCP trong nƣớc, cùng với 61 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh, văn phịng đại diện ngân hàng nƣớc ngồi tại Việt Nam và 2 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học công nghệ trong ngành ngân hàng, hoạt động của NHTM ngày càng phong phú, đa dạng. Trong đó cấp tín dụng là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng thƣơng mại.

“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” – Khoản 14, điều 4, chƣơng I Luật các TCTD 47/2010/QH12.

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi” - Khoản 1, điều 2, chƣơng I, Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi đối với khách hàng theo thơng tƣ 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016. Các hình thức cho vay chính bao gồm:

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: cho vay ngắn hạn phục vụ các nhu mua nguyên vật liệu, sản xuất, thƣơng mại…, cho vay trung dài hạn để tài trợ cho việc mua sắm máy móc - thiết bị, xây nhà xƣởng …

- Hoạt động chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá: là việc khách hàng

sẽ nhận đƣợc số tiền chiết khấu (sau khi trừ lãi suất, phí chiết khấu) thơng qua việc bán lại thƣơng phiếu và giấy tờ có giá cho ngân hàng.

- Cho vay tiêu dùng: cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ

cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình, bao gồm xây dựng, sửa chữa và mua nhà ở, mua đồ dùng gia đình và phƣơng tiện đi lại…

“Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên

nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh” - Khoản 1, điều 3, chƣơng I Quy định về hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo thông tƣ số 07/2015/TT-NHNN . Bảo lãnh bao gồm các loại hình sau: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh tốn, bảo lãnh bảo hành…

Thơng qua hoạt động cấp tín dụng, NHTM có thể thu đƣợc lợi nhuận từ hoạt động cho vay, huy động vốn, phí tài trợ (phí bảo lãnh, LC), các loại phí giao dịch tài khoản hay chênh lệch mua bán ngoại tệ…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn hà nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w