Cạnh tranh trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn hà nội (Trang 33 - 36)

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.3. Cạnh tranh trong ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong NHTM.

Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đƣợc sử dụng rất phổ biến tuy nhiên vẫn chƣa có sự thống nhất, cụ thể:

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, duy trì và mở rộng thị phần so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của doanh nghiệp.

Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.

Ba là, năng lực cạnh tranh đi kèm năng suất lao động. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phƣơng, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế". Ở đây năng lực canh trạnh đồng nghĩa với năng suất các yếu tố đầu vào.

Bốn là, theo Đại từ điển Tiếng Việt thì năng lực là những điều kiện cần hoặc vốn có để làm một việc gì hoặc khả năng đủ để thực hiện tốt một hoạt

động nào đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng giành thắng lợi trƣớc những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trƣờng tiêu thụ. Tuy nhiên định nghĩa này chƣa bao quát hết đƣợc năng lực cạnh tranh nói chung mà mới chỉ giới hạn hẹp cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Trong luận văn này, năng lực cạnh tranh đƣợc tiếp cận theo khía cạnh sức mạnh nội tại của bản thân doanh nghiệp khiến nó mạnh hơn đối thủ cả về mặt tuyệt đối (có tiềm lực mọi mặt cao hơn), lẫn mặt tƣơng đối (tận dụng tốt hơn cơ hội thị trƣờng, thích ứng tốt hơn với điều kiện mơi trƣờng). Với quan niệm nhƣ vậy, kế thừa có chọn lọc các điểm hợp lý trong các quan niệm nêu trên, có thể định nghĩa “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao các ƣu thế của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và thích ứng với mơi trƣờng nhằm gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, phát triển bền vững”.

Ngân hàng thƣơng mại cũng là một doanh nghiệp, tuy nhiên là doanh nghiệp đặc biệt về kinh doanh tiền tệ và các sản phẩm tiền tệ. Nhƣ vậy có thể hiểu một cách đơn giản, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại là CHỈ. Để có khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thƣơng mại phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.2.3.2. Đặc iểm của cạnh tranh ngân hàng

Đặc điểm chung của cạnh tranh ngân hàng:

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính vơ hình nên khó có thể cố định sức mạnh cạnh tranh vào hình thái vật chất của sản phẩm. Ngƣời mua sản phẩm dịch vụ thƣờng không nhận biết đƣợc đặc tính của sản phẩm bằng cách đo lƣờng các giá trị sử dụng của nó.

- Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có đặc tính vừa sản xuất, vừa tiêu dùng nên ngƣời tiêu dùng khơng có thời gian đo đếm chất lƣợng, khơng có điều kiện sử dụng dịch vụ một cách độc lập, hoàn toàn theo phong cách riêng của

mình mà phụ thuộc sâu sắc vào mơi trƣờng, cảnh quan, thái độ do ngƣời sản xuất tạo ra. Chính vì vậy các yếu tố mang tính tâm lý, cảm nhận của khách hàng nhƣ sự thuận tiện, thân thiện, tin cậy, thoải mái,…là cơ sở đánh sức mạnh cạnh tranh của các ngân hàng.

Đặc điểm riêng của cạnh tranh ngân hàng:

- Ngân hàng là ngành kinh doanh có điều kiện, có tác động to lớn đến nền kinh tế. Do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt (kinh doanh tiền tệ) nên các NHTM chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý (NHNN, Chính phủ…) thơng qua Luật, quy định và các điều kiện ràng buộc khác nhau.

- Sản phẩm, dịch vụ ít có sự đột phá, khác biệt: hàng hóa mà NHTM cung cấp cho khách hàng là quyền sử dụng tiền, sản phẩm dịch vụ theo thời gian. Sự khác biệt nằm ở quy trình, tiêu chuẩn, thái độ, và phƣơng thức , thời gian và chất lƣợng cung cấp sản phẩm dịch vụ chứ không nằm ở tiền.

- Cạnh tranh bằng giá trong hoạt động ngân hàng cũng bị hạn chế. Bởi vì, để cạnh tranh các ngân hàng sẽ đƣa ra các lãi suất đầu vào và đầu ra tƣơng đối bám sát nhau. Hơn thế nữa lãi suất và một số loại phí ngân hàng cịn bị điều tiết bởi NHNN và chính phủ. Chính vì vậy, thay vì cạnh tranh bằng giá, các ngân hàng thƣờng cạnh tranh về quy mơ cung ứng, cạnh tranh dựa vào uy tín, thƣơng hiệu, cơng nghệ, chất lƣợng dịch vụ...

- Cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trƣờng tài chính quốc tế. Mỗi sự biến động về lãi suất, tỷ giá, tình hình kinh tế cũng nhƣ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của các trung tâm kinh tế quốc tế lớn đều có những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Các ngân hàng thƣơng mại phải điều chỉnh hành

vi cạnh tranh của mình phù hợp với khn khổ và chuẩn mực quốc tế.

- Cạnh tranh ngân hàng phụ thuốc rất lớn vào yếu tố tâm lý của ngƣời tiêu dùng nhƣ sự tín nhiệm, kỳ vọng: Kinh doanh ngân hàng có tính rủi ro rất cao

nên khách hàng rất quan tâm đến uy tín của ngân hàng cũng nhƣ sự an tồn, bảo đảm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Chủ thể cạnh tranh đa dạng: Trong thời buổi kinh tế phát triển, ngày càng có chủ thể phi ngân hàng tham gia vào kinh doanh hoạt động ngân hàng. Các chủ thể phi ngân hàng bao gồm: cơng ty tài chính, các quỹ tín dụng, quỹ đầu tƣ, các công ty bảo hiểm…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w