1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè
1.2.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành chè
Để đánh giá tình trạng của khả năng cạnh tranh của ngành chè Yên Bái thực tế ta phải đánh giá năng lực cạnh tranh của cả ngành, của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn, chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn sau:
* Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Là tiêu chí đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của DN thuộc ngành chè địa phƣơng. Nếu sản phẩm của các DN chè có năng lực cạnh tranh thấp thì năng lực cạnh tranh của DN khơng thể cao đƣợc. Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:
- Chất lƣợng sản phẩm: là chỉ tiêu tổng hợp gồm nhóm các chỉ tiêu thành phần: các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm chè. Phần lớn các chỉ tiêu này đƣợc so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và của quốc tế.
- Giá cả sản phẩm: là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu cùng có chất lƣợng nhƣ nhau thì sản phẩm chè có giá thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của sản phẩm chè: là chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, đúng thời điểm với giá cả hợp lý. Đây là một chỉ tiêu định tính phản ánh khả năng kinh doanh và uy tín của DN.
- Khả năng cạnh tranh về phân phối, lƣu thông sản phẩm.
- Cạnh tranh bằng hoạt động quảng cáo, tiếp thị, yểm trợ bán hàng.
*Thị phần của sản phẩm: Thị phần đƣợc tính là tỷ lệ phần trăm của doanh số bán hàng của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp, sản phẩm cùng loại hình trong một thị trƣờng và trong một thời gian nhất định. Mỗi loại hàng hóa chiếm phân khúc thị trƣờng nhất định; các
phân khúc thị trƣờng đƣợc tính thơng qua số lƣợng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
* Hiệu quả kinh doanh của các DN chè: Tiêu chí này thể hiện qua một số
chỉ tiêu nhƣ:
- Tỷ suất lợi nhuận của DN: là một chỉ tiêu tổng hợp, đƣợc tính bằng trị số tuyệt đối (chẳng hạn bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu hoặc trên một đơn vị yếu tố đầu vào).
- Chi phí đơn vị sản phẩm: phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chi phí sản phẩm thấp hơn phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn.
* Năng suất các yếu tố sản xuất: Năng suất phản ánh lƣợng sản phẩm đầu ra
so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của DN đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu:
- Năng suất lao động: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ sản xuất - kinh doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ cơng nghệ. Năng suất lao động đƣợc đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số lao động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh càng cao.
- Hiệu suất sử dụng vốn: là tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng suất sử dụng toàn bộ tài sản: là tỷ số giữa doanh thu thuần trên tổng tài sản hay tổng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp.
* Khả năng thu hút nguồn lực tại các DN chè: Việc thu hút các đầu vào có
chất lƣợng cao nhƣ: nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, nguồn vốn, ngun liệu, cơng nghệ hiện đại … giúp DN có thể nâng cao chất lƣợng, năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN chè.
* Khả năng liên kết và hợp tác của các DN: Trong điều kiện hiện nay, cạnh
tranh không hoàn toàn đồng nghĩa với tiêu diệt lẫn nhau mà đặt trong sự liên kết và hợp tác để cạnh tranh cao hơn. Tiêu chí này thể hiện qua số lƣợng và chất lƣợng các mối quan hệ với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lƣới kinh doanh theo lãnh thổ.
1.2.4. Các nội dung cơ bản khi nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè
1.2.4.1. Cơ chế chính sách của địa phương
Là nội dung chính và quan trọng nhất khi nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè. Nó ảnh hƣởng bao chùm tất cả và tác động lớn nhất tới sự phát triển của ngành chè. Các chính sách giữ vai trị định hƣớng, điều tiết, thúc đẩy, kiểm tra giám sát chung, khơng có các chính sách dẫn dắt, định hƣớng, đề ra mục tiêu, kế hoạch cụ thể hỗ trợ, khuyến khích thì các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành chè sẽ không thể phát triển mạnh, ổn định đƣợc.
Việc ảnh hƣởng có tính bao chùm lên tồn bộ sự phát triển của ngành chè đòi hỏi phải có sự đầu tƣ lớn trong việc nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngồi những chính sách trực tiếp đối với ngành chè, quy hoạch, định hƣớng phát triển hay quá trình triển khai thực hiện bất kỳ chính sách nào về phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng đều có thể ảnh hƣởng gián tiếp đến sự phát triển ngành chè. Điều đó cho thấy vai trị to lớn của các chính sách chung, riêng đối với sự phát triển ngành chè, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè.
1.2.4.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vì những mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp là sản xuất và kinh doanh sản phẩm làm ra. Vì vậy, các sản phẩm của doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh cũng sẽ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của cả ngành nói chung.
1.2.4.3. Thị phần sản phẩm
Điều này thể hiện vị thế cạnh tranh của địa phƣơng trên thị trƣờng, trong cùng một ngành hàng, địa phƣơng nào có thị phần lớn hơn các địa phƣơng khác sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh cao hơn. Vì vậy, để cạnh tranh tốt các địa phƣơng có các chính sách hỗ trợ thúc đẩy việc chiếm lĩnh thị trƣờng cho ngành hàng đó.
1.2.4.4. Hiệu quả của các yếu tố sản xuất
- Năng suất lao động: phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng sử dụng các yếu tố sản xuất, công nghệ. Năng suất lao động đƣợc đo bằng tỷ lệ giữa doanh thu
thuần và số lƣợng trung bình của nhân viên trong một thời kỳ. Các chỉ số này cao sẽ đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tốt hơn.
- Hiệu suất trên việc sử dụng vốn: là tỷ lệ giữa doanh thu thuần và vốn hoạt động.
- Lợi tức của việc sử dụng tổng tài sản: là tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản, tổng vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp.
1.2.4.5. Khả năng liên kết và hợp tác
Trong bối cảnh ngày nay, cạnh tranh khơng đƣợc nhìn nhận là sự loại trừ lẫn nhau và các đối thủ cạnh tranh cịn có thể giúp ngành nghề địa phƣơng phát triển hơn. Khả năng liên kết và hợp tác đƣợc coi là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đây là một tiêu chí mang tính chất định tính. Tiêu chí này đƣợc thể hiện bằng số lƣợng và chất lƣợng của các mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh.