Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chè tỉnh yên bái (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản

xuất chè tại tỉnh Yên Bái

3.3.1. Các yếu tố kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế đã phục hồi và có dấu hiệu tăng trƣởng mạnh trở lại, làm tăng thu nhập của ngƣời dân, sức mua hàng hóa và tính thanh khoản tăng mạnh. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chè. Thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng, làm cho các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa và nâng cao các điều kiện sản xuất, mở

rộng sự đa dạng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.3.2. Các yếu tố chính trị và pháp lý

Một đất nƣớc ổn định về chính trị sẽ là một cơ hội tốt để phát triển kinh doanh. Sự ổn định của chính sách pháp luật, thể chế chính trị sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngƣợc lại. Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có hệ thống chính trị ổn định đó là một cơ hội rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm chè cũng đƣợc hƣởng từ lợi ích chung đó và có nhiều có hội cải thiện năng lực cạnh tranh. Nhà nƣớc đã có rất nhiều hƣớng dẫn và các chính sách khác nhƣ chính sách đầu tƣ, chính sách thƣơng mại, chính sách lao động ... Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phát triển sản phẩm chè. Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

3.3.3. Các yếu tố khoa học và công nghệ

Trong những năm gần đây, tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều chƣơng trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề khoa học và công nghệ, chẳng hạn nhƣ: Hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất cải tiến quy trình kinh doanh, thiết bị chế biến và đóng gói sản phẩm; Liên kết với các trƣờng, các trung tâm tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ và nhận thức cho các nhà quản lý và ngƣời lao động; Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nâng cao cơng nghệ thơng qua các chƣơng trình Khuyến cơng, Ứng dụng công nghệ,… nhằm hỗ trợ khoa học cơng nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất.

3.3.4. Sự cạnh tranh nội bộ ngành

Sự cạnh tranh giữa các công ty trong một ngành công nghiệp đƣợc coi là vấn đề cốt lõi của phân tích cạnh tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt sản phẩm hoặc sự đổi mới giữa các dòng sản phẩm hiện đang tồn tại trên thị trƣờng. Đó là trên thị trƣờng đầu ra, cịn với đặc thù sản xuất chế biến nơng sản trong cùng một vùng thì sự cạnh tranh về nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất còn khốc liệt hơn rất nhiều. Sự cạnh tranh khốc liệt hơn khi các đối có

năng lực tƣơng đƣơng, khi tăng trƣởng của ngành công nghiệp thấp, trong khi chi phí ngày càng tăng, và khi các đối thủ cạnh tranh đã đa dạng hóa chiến lƣợc ...

Có một điểm thuận lợi và cũng có mặt bất lợi trong đó với những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là khả năng nắm bắt những thay đổi theo thời gian, cải tiến trong sản xuất - kinh doanh, thông tin thị trƣờng. Các doanh nghiệp sẽ có thể cạnh tranh tốt nếu có độ nhạy cao, kịp thời. Và ngƣợc lại, có thể mất cơ hội tận dụng lợi thế cạnh tranh bất cứ lúc nào khi họ tỏ ra thiếu thận trọng hay quá nhạy cảm.

Các doanh nghiệp ở các địa phƣơng khác nhau (trừ các doanh nghiệp trong chính địa phƣơng đó) đang hoạt động trên thị trƣờng ngồi tỉnh sẽ có một bất lợi nhƣ nhau do sự hạn chế của chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào có sức mạnh tài chính, khoa học và cơng nghệ hoặc cả hai khía cạnh này sẽ có một lợi thế rất lớn. Với hoạt động kinh doanh khác nhau trong cùng địa phƣơng thì khi tham gia thị trƣờng bên ngồi (trong và ngồi nƣớc), các doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ của các doanh nghiệp khác trong cùng địa phƣơng đó để có khả năng thích ứng hơn trƣớc sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ở các địa phƣơng khác. Và điều này có thể đƣợc nhìn thấy rõ ràng nhất trong sự cạnh tranh giữa các quốc gia.

Trong hoạt động chè tỉnh Yên Bái, sự cạnh tranh gay gắt nhất không đến từ thị trƣờng đầu ra sản phẩm mà lại đến từ việc thu mua nguyên liệu chè búp tƣơi đầu vào phục vụ sản xuất. Trong 3 năm gần đây, sản lƣợng chè trung bình của tỉnh Yên Bái đạt xấp xỉ 90.000 tấn chè búp tƣơi/ năm. Vậy mà tổng công suất chế biến theo thiết kế của 94 đơn vị sản xuất, chế biến chè trên địa bàn là 1.171 tấn chè búp tƣơi/ngày. Nhƣ vây, trên lý thuyết sản lƣợng chè tƣơi mới chỉ đáp ứng đƣợc trên 60% nhu cầu sản xuất. Nhƣng có một thực trạng là phần 60% đó cịn bị cạnh tranh bởi trên 300 cơ sở sản xuất quy mơ hộ gia đình mà chƣa thể thống kê chi tiết đƣợc tổng cơng suất. Đây đang là bài tốn làm đau đầu các nhà hoạch định cũng nhƣ các chủ đơn vị sản xuất chè.

3.3.5. Trình độ tổ chức và quản lý nguồn nhân lực

Hiện nay, trình độ đào tạo của đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp chè Yên Bái vẫn còn yếu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhà nƣớc có trình độ đại học

là tƣơng đối cao, lên đến 83,41%, trong khi khu vực tƣ nhân chỉ có 10% có trình độ đại học và số lƣợng quản lý cấp thấp trong các xƣởng chế biến chƣa qua đào tạo cịn chiếm tỷ lệ cao (Sở Cơng Thƣơng tỉnh Yên Bái, 2015) . Đây là một hạn chế rất lớn và khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè ở Yên Bái.

Qua nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp ngành chè Yên Bái có nhiều hạn chế về trình độ ngƣời lao động, chẳng hạn nhƣ:

- Hiện nay, các lao động khơng đủ trình độ, tay nghề cao, giới hạn làm việc hạn chế nên khơng đƣợc khuyến khích và thu hút lao động giỏi trong các doanh nghiệp. Rất ít doanh nghiệp đã quan tâm đúng mức đến việc đào tạo và nâng cao trình độ của lao động. Do đó, nó dẫn đến chất lƣợng lao động chƣa cao vì vậy đã ảnh hƣởng tiêu cực đến năng suất lao động. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã khơng đáp ứng đƣợc lợi ích đầy đủ cho ngƣời lao động, đặc biệt là trong các doanh nghiệp tƣ nhân.

- Việc bố trí vị trí lao động các nhà quản lý và các tổ chức chƣa thực sự có khoa học. Đây là một trong những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, việc sản xuất của các doanh nghiệp chè để cải thiện kỹ năng và trình độ của họ đối với nhân viên. Nó khơng chỉ giúp cải thiện chất lƣợng của các sản phẩm mới mà còn để cạnh tranh tốt hơn trên thị trƣờng.

- Phần nhiều các đơn vị sản xuất chè, nhất là các đơn vị sản xuất trong khu vực nông thôn thƣờng tận dụng lao động thời vụ, lao động lúc nông nhàn nhằm giảm chi phí nhân cơng với trình độ và ý thức trong công việc không cao. Điều này dẫn đến sự thiếu ổn định trong đội ngũ lao động và năng suất lao động thấp.

3.3.6. Thiết bị và công nghệ trong sản xuất và chế biến

Công nghệ trong kinh doanh cũng là một trong những yếu tố có khả năng ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh. Bởi vì cơng nghệ ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất chè Yên Bái đầu tƣ máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất không cao, chủ yếu là sử dụng các máy móc đơn giản, cơng nghệ cũ và đã lỗi thời, phần nhiều của Trung Quốc và Liên Xơ (cũ). Một số ít doanh nghiệp đã sử dụng các máy mới nhƣng không đồng bộ trong sản xuất mà kết hợp cả hai thế hệ máy cũ và máy mới. Do đó, các dây chuyền sản xuất, chế

biến chè mang hình thức bán cơng nghiệp nên chất lƣợng khơng cao và khơng đồng đều. Trình độ cơng nghệ thơng tin trong các doanh nghiệp còn thấp, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo. Do đó việc nắm bắt thơng tin về thị trƣờng, khách hàng hay các đối thủ cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của ngành chè tỉnh Yên Bái.

Ngoài ra, các đơn vị, doanh nghiệp chè Yên Bái còn hạn chế trong đầu tƣ, chƣa chú trọng vào xây dựng các nhà máy chế biến sâu. Tiềm lực vốn của các doanh nghiệp khơng mạnh và khơng có đƣợc sự liên doanh liên kết để để có thể xây dựng các nhà máy hiện đại và hoạt động bền vững lêu dài.

3.3.7. Hoạt động xúc tiến thương mại

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các đơn vị sản xuất chè ở Yên Bái đang đối mặt với những khó khăn tài chính nên ít gia tăng các hoạt động truyền thơng quảng cáo do làm tăng chi phí. Đây là một hạn chế của các đơn vị trong vấn đề thực hiện các hoạt động tiếp thị cho các sản phẩm.

Hiện nay trên thị trƣờng xuất hiện rất nhiều sản phẩm chè đa dạng về chủng loại, chất lƣợng của rất nhiều địa phƣơng thuộc vùng chè lớn hay của cả những đơn vị kinh doanh chè ở những thành phố lớn. Cũng có một vài đơn vị chè Yên Bái do đã quan tâm đúng mức đến khâu quảng bá nên cũng có đƣợc một số lƣợng khách hàng có thể gọi là trung thành. Tuy vậy, lƣợng khách hàng đó khơng thực sự nhiều và thƣơng hiệu chè Yên Bái vẫn cỏn ít đƣợc biết đến trong địa chúng. Ví dụ điển hình đó là thƣơng hiệu chè Shan Tuyết cổ thụ Suối Giàng do Công ty TNHH Đức Thiện xây dựng và quảng bá. Mặc dù đã đầu tƣ rất nhiều kinh phí chi cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại và xây dựng thƣơng hiệu, kết quả đã để lại nhiều ấn tƣợng với khách hàng tại khu vực triển khai, nhƣng do thực hiện khơng liên tục, khơng có sự đồng bộ với thƣơng hiệu chung chè Yên Bái nên dễ bị “chìm” trong thị trƣờng thƣơng hiệu chè cả nƣớc. Có khách hàng mặc dù vẫn sử dụng và nhớ tên thƣơng hiệu nhƣng lại nhầm lẫn là sản phẩm của địa phƣơng khác chứ không phải của Yên Bái.

3.3.8. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng, bởi vì tất cả các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều cần đến nhu cầu vốn. Thông qua sự vận động của đồng vốn để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, vốn của doanh nghiệp trong sản xuất chè Yên Bái là rất hạn hẹp và đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu sự liên kết đầu tƣ. Do đó, việc đầu tƣ khơng sản xuất nhiều, các hoạt động tiếp thị sản phẩm cũng bị hạn chế vì thiếu vốn, chính vì điều đó các doanh nghiệp khơng thể đủ khả năng giảm chi phí sản xuất thấp hơn để cạnh tranh. Nó là tác nhân gây ra những tác động đáng kể đến năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất chè Yên Bái.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chè tỉnh yên bái (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w