Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chè Yên Bái hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chè tỉnh yên bái (Trang 56 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chè Yên Bái hiện nay

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè là một chỉ số cơ bản của năng lực cạnh tranh trong ngành chè. Sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh cao là mục tiêu trung gian của các doanh nghiệp và là phƣơng tiện để các doanh nghiệp thực hiện việc chiếm lĩnh thị trƣờng. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chè đƣợc thể hiện qua bao gồm nhiều yếu tố nhƣ: chất lƣợng, bao bì, chủng loại, thƣơng hiệu, giá cả sản phẩm,… và nguồn cung nguyên liệu sản xuất, chất lƣợng máy móc thiết bị

sản xuất của các doanh nghiệp và chịu tác động của rất nhiều các nhóm nhân tố. Những nhóm nhân tố đó gây ảnh hƣởng trực tiếp đến những yếu tố cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh.

3.2.1. Về định hướng, chính sách hỗ trợ phát triển ngành chè

Việc xây dựng chính sách, chƣơng trình định hƣớng phát triển cho ngành chè đã đƣợc chính quyền tỉnh n Bái quan tâm và nói đến rất nhiều. Và thể hiện cụ thể thông qua Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 -2010 đƣợc UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt. Đề án đã đƣa ra đƣợc mục tiêu, yêu cầu, định hƣớng cùng những giải pháp thực hiện cần thiết. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Đề án là đã đƣa ra những mục tiêu, định hƣớng chung chung cùng những giải pháp mang tính tổng quan, chƣa rõ ràng từng nội dung công việc và việc tổ chức thực hiện, quy định trách nhiệm chƣa cụ thể đối với từng cơ quan, ban ngành và các địa phƣơng. Do đó thực tế triển khai Đề án đã không đem lại hiệu quả, nó gần nhƣ là khơng có sự tiến bộ trong việc phát triển đi lên của ngành chè.

Hội nghị tổng kết việc thực hiện triển khai Đề án phát triển chè Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010 diễn ra năm 2011 đã đƣa ra đƣợc kết luận và nêu lên định hƣớng xây dựng Đề án phát triển cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (năm 2015) việc xây dựng chƣơng trình vẫn chƣa đƣa ra đƣợc dự thảo sơ bộ.

Khi nghiên cứu chƣơng trình chính sách phát triển nghành chè của các địa phƣơng có chè phát triển nhƣ Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng có thể so sánh rằng việc đầu tƣ cho xây dựng chính sách của tỉnh Yên Bái chƣa đƣợc đúng mức và sát thực. Từ sự định hƣớng yếu kém này đƣa đến hệ quả tất yếu làm ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển và năng lực cạnh tranh của ngành chè Yên Bái.

3.2.2. Chất lượng sản phẩm chè Yên Bái

Hƣơng vị sản phẩm chè các loại của tỉnh Yên Bái đƣợc các chuyên gia nghiên cứu về chè đánh giá có chất lƣợng tốt nhờ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về thổ nhƣỡng và khí hậu rất thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây chè. Kèm theo đó là đặc thù điều kiện địa hình chuyến tiếp giữa trung du và miền núi với

nhiều hình thái khí hậu thời tiết, đất đai đem đến sự phong phú trong nguồn giống chè. Đây là một sự khác biệt đặc trƣng của Yên Bái so với các khu vực trồng chè khác trên địa bàn cả nƣớc. Kinh nghiệm trồng và chế biến chè của ngƣời dân Yên Bái đƣợc tích lũy từ lâu năm nên cũng cao hơn so với các tỉnh khác. Do đó, chè n Bái có hình thức đẹp, hƣơng vị thơm ngon đặc trƣng sẽ đem đến cảm giác hƣng phấn khó quên cho ngƣời thƣởng thức. Hàm lƣợng đƣờng trung bình, đạm, axit amin, chất hịa tan, đặc biệt là hoạt chất thơm rất cao, hàm lƣợng cafein thấp. Và đây là một lợi thế rất lớn của các sản phẩm chè Yên Bái.

Hiện nay, một số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè tại Yên Bái đã mạnh dạn đầu tƣ lắp đặt các hệ thống dây chuyền tiên tiến với nhiều máy móc thiết bị chế biến sâu. Nhờ vậy, chất lƣợng chè đã đƣợc cải thiện rõ rệt, nhất là sản phẩm chè xanh. Ngoài ra, đi theo nhu cầu thị trƣờng đối với sản phẩm chè Ô Long, hệ thống máy, thiết bị sản xuất chè Ô Long chất lƣợng cao đã đƣợc nhiều đơn vị đầu tƣ với công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp sử dụng máy móc tiên tiến cịn hạn chế, do chi phí ban đầu bỏ ra cao, từ 800 triệu đến 3 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với đầu tƣ của các hộ chế biến sử dụng phƣơng pháp thủ công (80 - 200 triệu đồng). Nhƣ vậy, đơn vị nào có vốn lớn, đƣợc đầu tƣ thiết bị cơng nghệ tƣơng đối mới thì chất lƣợng sản phẩm của đơn vị đó tốt hơn.

Với những điều kiện nhƣ trên, có thể đánh giá một cách chủ quan rằng về hƣơng vị, chất lƣợng chè của tỉnh Yên Bái không thua kém bất cứ sản phẩm chè của địa phƣơng nào trên cả nƣớc.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có một thực trạng liên quan tới chất lƣợng sản phẩm đang ảnh hƣởng trực tiếp, nặng nề tới ngành chè Yên Bái, đó là tiêu chuẩn vệ sinh ATTP. Dƣ lƣợng thuốc BVTV tồn dƣ trong sản phẩm chè đang là một vấn nạn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Điều này đã và vẫn đang ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng, thƣơng hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè Yên Bái trên thị trƣờng.

3.2.3. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất

Theo thống kê, trung bình hàng năm các doanh nghiệp trong tỉnh Yên Bái thu mua trực tiếp đƣợc trên 60% nguyên liệu từ ngƣời nơng dân trồng chè. Ngồi ra,

nguyên liệu đƣợc mua từ các doanh nghiệp trung gian khác nhau trên thị trƣờng. Một số doanh nghiệp muốn đảm bảo sự ổn định của các đầu vào chất lƣợng nguyên liệu, giá cả ... cũng đã thực hiện đƣợc những hợp đồng ổn định với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, việc thực hiện các hợp đồng vẫn cịn rất nhiều khó khăn về giá, tính rằng buộc nên ít nhiều vẫn ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nếu công việc này đƣợc thực hiện một cách chuẩn mực sẽ giúp các doanh nghiệp chè có sức cạnh tranh cao hơn.

Thực tế khó khăn đang đặt ra cho các đơn vị sản xuất chè Yên Bái là sự ổn định của nguồn nguyên liệu. Là vùng chè có diện tích đứng thứ 5 cả nƣớc nhƣng những năm trở lại đây ln diễn ra tình trạng “cháy” chè búp nguyên liệu. Nguyên nhân đƣợc chỉ ra rất nhiều, nhƣng chung quy lại là do yếu tố thời tiết; sự thiếu cân bằng giữa đầu tƣ vùng nguyên liệu và đầu tƣ sản xuất; thị trƣờng không ổn định do sự chộp giật trong kinh doanh của một số ngƣời; và sự thiếu mặn mà của ngƣời dân trồng chè do lợi nhuận thấp.

3.2.4. Bao bì của sản phẩm

Thơng qua các cuộc phỏng vấn và khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh chè , chúng tôi thấy rằng các sản phẩm chè xanh (chè khô), chè đen (đã qua tinh chế) và chè Ô Long đƣợc bán trên thị trƣờng bao bì là rất cần thiết. Bao bì đƣợc coi nhƣ là một tiêu chuẩn đảm bảo cho chất lƣợng và giá trị của sản phẩm. Bao bì đƣợc thiết kế với màu sắc đẹp, đầy đủ thơng tin, phù hợp với mục đích sử dụng sẽ là một thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa nó cũng là một phƣơng tiện để kích thích và tăng sự tiêu thụ các sản phẩm trà cho các doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các chuyên gia đƣợc phỏng vấn, bao bì các sản phẩm chè vừa ít lại chƣa đƣợc đầu tƣ tốt. Xét mặt bằng chung so với một số địa phƣơng có ngành chế biến, sản xuất chè tƣơng đối phát triển nhƣ Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng, ... chỉ ở mức trung bình trở xuống. Bao bì các sản phẩm chè Yên Bái tuy có một vài đơn vị đã đầu tƣ tốt cho hình ảnh nhƣng nhìn chung cịn đơn điệu, chƣa thể hiện đƣợc đặc điểm hay có dấu ấn đặc trƣng riêng.

3.2.5. Danh mục, chủng loại sản phẩm

Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thƣơng mại hay trong khuôn khổ cùng một loạt giá. Doanh nghiệp có nhiều chủng loại sản phẩm thì cần phải có nhiều kiểu bao bì và nhiều nhãn hiệu hàng hố khác nhau. Để ngày càng đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, các đơn vị đã không ngừng nâng cao số lƣợng và chủng loại sản phẩm chè.

Qua kết quả khảo sát cho thấy các chủng loại sản phẩm chè ở Yên Bái vẫn cịn ít đa dạng, chƣa phong phú, chƣa đáp ứng đƣợc tiêu dùng. Phần nhiều chủng loại chè xanh của các đơn vị chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái là sản phẩm chè khô nhƣ: chè Shan Tuyết, chè Ô Long, chè Bát Tiên và một, hai sản phẩm chè túi lọc. Cịn chủng loại của sản phẩm chè đen có tƣơng đối đầy đủ các mặt hàng chè đen đã qua tinh chế nhƣ chè đen CTC, chè đen OTD nhƣng phần nhiều là chè OTD cấp thấp. Nói chung các sản phẩm chè Yên Bái hiện nay vừa ít về chủng loại và đầu mục các sản phẩm. Điều đó dẫn đến mức độ giới hạn trong sự lựa chọn của khách hàng.

3.2.6. Giá thành của sản phẩm chè

Tác giả đã tiến hành một nghiên cứu về giá các sản phẩm chè Yên Bái. Trong hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh chè Yên Bái, có rất nhiều sản phẩm khác nhau hoặc cùng một sản phẩm nhƣng khối lƣợng đóng gói khác nhau. Theo khảo sát mặt bằng giá sản phẩm chè tƣơng đƣơng với các địa phƣơng khác cho thấy rằng:

Đối với sản phẩm chè xanh, với chất lƣợng và hình thức mẫu mã tƣơng tự thì sản phẩm chè n Bái có giá thành thấp hơn từ 15-20%, riêng so sánh với các sản phẩm chè Thái Nguyên thì thấp hơn đến xấp xỉ 30%.

Đối với sản phẩm chè đen do điều kiện khảo sát không trực tiếp đƣợc nên chỉ có thể căn cứ thơng tin bán hàng cho các công ty đầu mối lớn ở Phú Thọ, Hà Nội

thông qua việc phỏng vấn chuyên gia, cho kết quả là giá các sản phẩm chè đen Yên Bái cũng thấp hơn mặt bằng trung bình của khu vực phía Bắc.

Qua nghiên cứu chỉ ra rằng, một phần do chi phí phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp mặt bằng chung là tƣơng đối cao, và điểm quan trọng nhất là do chất lƣợng thấp và chƣa tạo dựng đƣợc uy tín cho thƣơng hiệu.

3.2.7. Hoạt động xúc tiến thương mại

Xúc tiến thƣơng mại là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết trong quá trình kinh doanh của cơng ty. Trong nhiều tình thế hiệu lực của hoạt động này có tác dụng quyết định đến kết quả của hành vi mua bán hàng hố và thơng báo cho cơng chúng biết về những thông tin quan trọng về sản phẩm nhƣ chất lƣợng và tác dụng của sản phẩm.

Vai trò và tầm quan trọng của xúc tiến thƣơng mại đã đƣợc các doanh nghiệp chè Yên Bái quan tâm nhƣng đánh giá trên phƣơng diện tồn ngành thì chƣa thực sự sâu. Mọi hoạt động đều mang tính nhỏ lẻ, phần nhiều tự phát thực hiện của các doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nƣớc hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thƣơng mại đã có sự đa dạng trong kênh tuyên truyền, quảng bá giới thiệu nhƣng vẫn chƣa nhiều và đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân một phần do tƣ duy làm thị trƣờng của nhiều đơn vị vẫn theo lối truyền thống, không cập nhật kịp thời các xu thế mới. Điều đó dẫn đến sức lan tỏa về thƣơng hiệu chƣa có, cịn q mờ nhạt trong tâm trí ngƣời tiêu dùng và cùng với đó là thị phần và giá trị xuất khẩu chƣa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành chè tỉnh yên bái (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w