Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 87 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Đánh giá về thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng của ABBank Thái Nguyên

3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại

Hoạt động tín dụng tại ABBank Thái Nguyên trong thời gian qua tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhƣng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số điểm cịn hạn chế sau:

* Thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian giải quyết cho vay lâu:

Theo nhƣ nhận định từ phía NH và sự phản ánh từ phía KH thì hồ sơ vay vốn mà NH yêu cầu KH cung cấp rất nhiều, có những hồ sơ mà khách hàng khơng thể cung cấp đủ giầy tờ thì khơng đƣợc vay vốn. Ví nhƣ: NH yêu cầu cung cấp hóa đơn mua hàng hóa là hóa đơn VAT, tuy nhiên các KH hiện nay vẫn báo cáo với cơ quan thuế doanh thu thấp hơn thực tế nên khơng có hóa đơn VAT hoặc có hóa đơn nhƣng giá trị lại thấp hơn thực tế….Hoặc có những khách hàng lại khơng hài lòng với cung

cách phục vụ của nhân viên NH, có thể khơng phải là cán bộ tín dụng mà là nhân viên của bộ phận khác làm KH khơng hài lịng, từ đó có cái nhìn khơng thiện cảm với NH và khơng đặt quan hệ vay vốn với NH.

* Lãi suất cho vay chƣa linh hoạt:

ABBank có quy định biểu lãi suất cho vay áp dụng với từng loại sản phẩm. Hiện nay mức lãi suất dành cho khách hàng cá nhân đang ở mức quá cao, từ 13 – 17%, thậm chí cao hơn, khiến ngƣời dân có nhu cầu nhƣng khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ngân hàng có quy định về việc thả nổi lãi suất, khi lãi suất trên thị trƣờng có biến động thì lãi suất cho vay cũng đƣợc điều chỉnh. Nhƣng ngân hàng thƣờng chỉ thông báo thay đổi lãi suất khi lãi suất có biến động tăng. Vì vậy, với những khoản vay trung và dài hạn của khách hàng, lãi suất có khi đƣợc điều chỉnh nhiều lần, và bị đẩy lên cao hơn nhiều so với lãi suất quy định trong hợp đồng tín dụng ban đầu.

* Cho vay dựa trên TSĐB:

Hầu hết khách hàng vay vốn tại ABBank đều cần có TSĐB. Điều này làm giảm một lƣợng đáng kể các khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

* Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

+ Từ phía ngân hàng:

- Đội ngũ nhân viên tín dụng hiện chƣa đƣợc chun mơn hóa: Hiện nay,

các chuyên viên QHKH tại các chi nhánh, PGD của ABBank Thái Nguyên đều phải đảm nhận khối lƣợng công việc khá lớn, từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ.

- Cơng tác truyền thơng Ngân hàng cịn chƣa thực sự hiệu quả: Chính

sách Marketing đƣợc thực hiện chung chung, mà chƣa hƣớng đến từng đối tƣợng khách hàng cụ thể. Việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng cịn hạn chế, và mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng chứ chƣa thực sự giúp khách hàng nhận biết đƣợc lợi ích mà các sản phẩm của ngân hàng đem lại cho mình. Trong khi điều đó là rất cần thiết để gợi mở nhu cầu của khách hàng. Có thể nhận thấy, khách hàng đến vay tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của ngƣời thân, bạn bè. Nhƣ vậy một lƣợng lớn khách hàng tiềm năng của ngân hàng chƣa đƣợc khai thác tốt.

Ngoài các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, cịn có thể kể đến một số nguyên nhân khác từ phía khách hàng và từ phía mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ nhƣ:

+ Từ phía khách hàng:

Thói quen tiêu dùng ngƣời Việt Nam cũng là một yếu tố hạn chế sự phát triển của tín dụng tiêu dùng. Ở nƣớc ngồi, ngƣời dân thƣờng có thói quen tiêu dùng trƣớc, trả tiền sau. Vì thế, hoạt động tín dụng tiêu dùng có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhƣng tại Việt Nam, ngƣời dân thƣờng có tâm lý ngại đi vay ngân hàng, chờ tích lũy đủ tiền mới có nhu cầu tiêu dùng. Nếu có, các cá nhân thƣờng cũng chỉ tìm đến NH khi khơng thể vay mƣợn đƣợc nhờ các mối quan hệ thân thiết nhƣ gia đình, bạn bè… do ngại thủ tục rƣờm rà. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tăng trƣởng tín dụng tại các ngân hàng.

+ Từ phía mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ:

Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều biến động kinh tế phức tạp. Sự biến động của nền kinh tế thế giới có ảnh hƣởng lớn và tác động trực tiếp tới nền kinh tế trong nƣớc. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế thị trƣờng hiện nay, hành vi tiêu dùng và sản xuất của ngƣời dân trong xã hội chịu tác động lớn từ sự biến động này. Giai đoạn năm 2010 - 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới, tiêu biểu là khủng hoảng nợ công của khu vực châu Âu, đã ảnh hƣởng trực tiếp đến Việt Nam,tồn dƣ sang cả những năm 2012-2014 gây nên vấn đề lạm phát cao, suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam ln duy trì ở mức cao và kéo dài. Nhiều doanh nghiệp hoãn kế hoạch đầu tƣ mở rộng sản xuất hoặc thậm chí phải đóng cửa dẫn đến thất nghiệp tăng, đời sống nhân dân giảm sút. Vì vậy hoạt động cho vay KHCN trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay KHCN. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng trong dân cƣ là rất lớn nhƣng sự thiếu ổn định của nền kinh tế đã gây tâm lý e ngại cho ngƣời dân, họ bắt đầu có xu hƣớng tiết kiệm nhiều hơn cũng làm ảnh hƣởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng. Tăng trƣởng tín dụng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng đầu cơ bất động sản vẫn diễn ra, nguồn vốn ngân hàng đổ vào kệnh đầu tƣ này là khá lớn, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu dƣ nợ. Giá nhà, đất tại thành phố bị thổi phồng lên hơn so với giá trị thực tế, ln có những cơn sốt ảo làm tăng nguy cơ rủi ro cho dịng vốn đầu tƣ vào nó. Điều đó thể hiện những điểm còn hạn chế trong hoạt động điều hành kinh tế vĩ mơ của Nhà nƣớc.

Những phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ABBank Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong hoạt động này. Qua đó cũng khẳng định đƣợc vai trị của hoạt động tins dụng với sự phát triển của ABBank Thái Nguyên nói chung. Để phát huy những kết quả đạt đƣợc và khắc phục những hạn chế cịn tồn tại, ABBank Thái Ngun cần có những giải pháp tích cực nhằm mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng trong những năm tới.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

4.1. Định hƣớng mở rộng hoạt động tín dụng của ABBANK Thái Nguyên trong giai đoạn sắp tới

Những năm qua Thái Nguyên đang phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020, vì thế nhu cầu về vốn đầu tƣ phát triển cho toàn tỉnh là rất lớn, trong điều kiện vốn ngân sách hạn chế, các nguồn vốn tài trợ khác giới hạn, các NHTM trên địa bàn và ABBANK Thái Nguyên sẽ là một kênh huy động vốn quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện theo các mục tiêu kinh tế, Thái Nguyên sẽ phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nhiều của các TCTD. Trong khi, phần lớn các NHTM trên địa bàn đều chƣa xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh dài hạn rõ ràng, đảm bảo tính khả thi dựa trên lợi thế riêng có, mà chủ yếu vẫn kinh doanh theo chiến lƣợc ngắn hạn, đã đến lúc các NHTM cần lên kế hoạch chiến lƣợc cạnh tranh cụ thể dài lâu, nhằm tạo vị thế cạnh tranh cho mình và ABBANK Thái Ngun cũng khơng ngoại lệ, để có một chiến lƣợc cạnh tranh hiệu quả, phụ thuộc rất nhiều yếu tố liên quan nhƣng nếu không xây dựng chiến lƣợc để chủ động “cạnh tranh” khó mà trụ nổi trên thƣơng trƣờng.

Để tạo dựng và giữ vững vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trị cung cấp tín dụng cho cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa phù hợp với mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các tiện ích đến cho mọi loại hình doanh nghiệp và dân cƣ ở thành phố, thị xã, các trung tâm kinh tế tại các huyện; nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dƣỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, ABBANK Thái Nguyên đã đề ra những mục tiêu cụ thể sau:

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực vai trị cung cấp tài chính tín dụng cho các thành phần kinh tế, tập trung đầu tƣ phát triển các phân khúc thị trƣờng đem lại hiệu quả cao tại các khu đô thị, khu công nghiệp, các trƣờng đại học, cao đẳng,…

- Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu của hội nhập.

- Phát triển thƣơng hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp ABBANK; từng bƣớc đƣa ABBANK Thái Nguyên trở thành “Lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ và là “Ngân hàng chấp nhận đƣợc” đối với khách hàng lớn, dân cƣ có thu nhập cao tại khu đơ thị, khu cơng nghiệp.

- Lành mạnh hóa tài chính, thơng qua việc cải thiện chất lƣợng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế về an tồn lao động.

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế.

- Nâng cao năng suất lao động. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, tăng cƣờng đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa.

- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.

- Cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đƣa ABBANK Thái Ngun trở thành một ngân hàng có uy tín và chất lƣợng dịch vụ hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w