- pbj là giá biên giới của của các đầu vào khả thương tính theo tỷ
1.2.2.3 So sánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng loại giữa các nhà sản xuất
loại giữa các nhà sản xuất
Giá thành sản phẩm biểu hiện những chi phí của các yếu tố đầu vào, trong điều kiện cụ thể của một nước so với thế giới, để xác định các lợi thế so sánh trong sản xuất.
Giá cả thường được thể hiện trong hoạt động lưu thông và trao đổi, nhằm so sánh giá trị quốc tế về hàng hoá của quốc gia so với thế giới, tuy nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ tỷ giá hối đoái, quan hệ giữa hàng ngoại thương, phi ngoại thương và hệ thống chính sách thuế, đầu tư của từng quốc gia. Giá cả nông sản của một quốc gia càng rẻ (các điều kiện khác tương tự), quốc gia đó càng có năng lực cạnh tranh.
Do những điều kiện khác nhau về điều kiện tự nhiên mà sản xuất nông nghiệp ở các nước trên thế giới có các mức chi phí rất khác nhau. Ngồi ra, giá cả các vật tư, dịch vụ đầu vào cũng rất khác nhau do khả năng tự sản xuất hay phải nhập khẩu. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra mức giá sản xuất cá biệt của các sản phẩm trồng trọt hay chăn nuôi của một quốc gia so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác trên thế giới.
Như vậy, việc so sánh giá thành sản xuất (chi phí) để làm ra sản phẩm giữa các nước cùng sản xuất trong điều kiện tự do hoá thương mại, loại trừ các rào cản xuất nhập khẩu sẽ giúp xác định năng lực cạnh tranh của sản phẩm nước này với nước khác. Quy luật chung là giá thành sản xuất càng thấp (các điều kiện khác tương tự) thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm càng cao và ngược lại, nếu chi phí sản xuất cao sẽ làm giảm
năng lực cạnh tranh của sản phẩm do nhu cầu có khả năng thanh tốn đối với hàng hố đó giảm.
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN