- pbj là giá biên giới của của các đầu vào khả thương tính theo tỷ
Với những đặc điểm trên, sản xuất nơng nghiệp Việt Nam đã có lợ
2.1.4 Chính sách đổi mới và sự ổn định kinh tế vĩ mô
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế nói chung và đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước về đất đai, lao động, đầu tư v.v. Thành tựu của đổi mới cơ chế kinh tế đã góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hố, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, khu vực góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và tạo thêm việc làm cho người lao động
ở nông thôn. Trong nông nghiệp, việc giao đất cho hộ gia đình nơng dân sử dụng ổn định lâu dài đã làm cho người nông dân yên tâm đầu tư thâm canh và gắn bó với đồng ruộng hơn so với trước đây.
Kinh tế đối ngoại được tăng cường và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hợp tác và tham gia vào các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương như tham gia AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đang tích cực đàm phán để gia nhập WTO v.v. Nói cách khác, Việt Nam đang mở cửa ngày một sâu rộng hơn với thị trường khu vực và quốc tế, hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng nơng sản nói riêng sẽ có được thị trường rộng lớn hơn, điều kiện bn bán bình đẳng hơn.
Mặc dù cịn thiếu kinh nghiệm và bề dày trong công tác xuất khẩu, nhưng những năm gần đây sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản
ngày càng tăng, uy tín của hàng nơng sản Việt Nam trên thị trường thế giới cũng khơng ngừng được nâng lên.
Chính sự ổn định về chính trị và đổi mới các chính sách đã có tác dụng nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
Mặc dù, Việt Nam có các lợi thế về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội như trên nhưng để nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là nước ta mới chỉ có những lợi thế so sánh tĩnh (tài nguyên nhiên nhiên ở dạng thô, lao động thiếu kỹ năng,...). Để khai thác tốt lợi thế so sánh tĩnh cần phải phát huy lợi thế so sánh động như lao động có kỹ năng, phát triển khoa học công nghệ...Những lợi thế so sánh động này ở nước ta cịn rất thiếu. Chính điều đó làm cho việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, lãng phí khơng hiệu quả.
2.2 TỔNG QUAN NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI M ỚI