- diện tích gieo trồng lúa hệ số qua vòng đất ( lần)
4. Phân bón (kg /1 ha) 5 Năng suất BQ lúa (tạ/ha)
2.3.6 So sánh về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất nhiều loại nơng sản của Việt Nam thấp so với các đối thủ cạnh tranh nhưng xuất khẩu vẫn kém hiệu quả do tổn thất sau thu hoạch cao, chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi cao, thời gian giao hàng chậm trễ.
Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực Đơng Nam Á. Riêng ở ĐBSCL, chi phí sản xuất thuộc loại thấp nhất trên thế giới. Ví dụ, vào năm 1996, chi phí sản xuất một tấn lúa là 106,7 USD
ở ĐBSH, 88,9 USD ở ĐBSCL, trong khi đó ở Thái Lan, chi phí là 163,9 USD [7].
Việc tính tốn chi phí sản xuất lúa của hai nước là rất khó, nhưng so sánh về điều kiện sản xuất: đất đai, tỷ lệ diện tích được tưới tiêu, giá vật tư của các yếu tố đầu vào (xăng, dầu, phân bón, điện...) và năng suất cho thấy chi phí sản xuất lúa của Việt Nam rẻ hơn, chỉ bằng khoảng 65-85% so với chi phí của Thái Lan. Ví dụ, giá xăng của Việt Nam chỉ bằng 87% giá xăng của Thái lan, tương tự giá dầu DO, giá điện của Việt Nam lần lượt bằng 86% và 50% giá của Thái Lan. Kết quả điều tra của Ban vật Giá chính phủ (nay là Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính) cho thấy giá thành sản xuất lúa ở ĐBSCL năm 2000 vào khoảng 950 - 1.050 đồng/kg;
ở ĐBSH vào khoảng 1.300-1.350 đồng/kg, bình quân chung tương đương vào khoảng 85-105 USD/tấn [40, tr.65]. Giá thành sản xuất lúa của Thái Lan 165-175 USD/tấn với tỷ giá 25 Bath/USD, hiện nay do trượt giá 1USD = 35 Bath thì giá thành lúa 120-125 USD [40, tr.66] . Như vậy, giá thành lúa của Việt Nam trước những năm 1996 khi chưa có cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ khu vực, thấp hơn Thái Lan khoảng 32- 35%, sau năm 1997 thấp hơn 12-15%. Điều này dẫn tới giá thành gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng thấp hơn so với Thái Lan. Ảnh
hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ đã làm giảm lợi thế cạnh tranh gạo của Việt Nam so với Thái Lan một cách tương đối.
Giá thành bình quân sản xuất gạo xuất khẩu của một số nước:
- Nhật: 1.910 USD/tấn- Thái Lan: 225-280 USD/tấn - Mỹ: 314 USD/tấn - Việt Nam: 215-220 USD/tấn
- Chi phí cảng: chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gịn khoảng 40.000USD/ tàu cơng suất 10.000 tấn, tức là vào khoảng 4 -5 USD/tấn, chiếm tới 1,6% giá xuất khẩu gạo. Trong khi đó chi phí này tại Băng Cốc chỉ bằng một nửa so với Việt Nam [7].
- Ngồi chi phí cảng, tốc độ bốc dỡ hàng ở cảng Việt Nam chậm hơn so với Băng Cốc 6 lần (nghĩa là tại Sài Gịn bốc được 1.000
tấn/ngày, thì ở Băng Cốc đã bốc được 6.000 tấn/ngày). Sự chậm trễ
này đã làm tốn thêm thời gian tầu phải nằm chờ ở cảng. Do vậy, dù chi phí sản xuất lúa thấp, nhưng những chi phí vận chuyển, bốc xếp, các khoản phí khác đã làm cho giá thành gạo xuất khẩu tăng lên, giảm năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chi phí sản xuất ra hạt lúa (trước thu hoạch) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất lúa trên thế giới, nhưng chi phí sau thu hoạch như chế biến, bảo quản, tỷ lệ hao hụt, vận chuyển lại thuộc loại cao nhất thế giới đã làm cho xuất khẩu gạo kém hiệu quả và giảm sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, chất lượng của một số dịch vụ có liên quan như kiểm phẩm, xông trùng, bảo quản ở kho ngoại quan v.v...thực hiện không tốt cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu. Độ tin cậy trong cung ứng hàng, năng lực vận tải hàng hải hạn chế nên xuất khẩu nông sản chủ yếu vẫn theo điều kiện
FOB .
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua là tổn thất ở các khâu sau thu hoạch còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Kết quả điều tra của Viện công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) và Tổng cục Thống kê năm 1995 cho thấy tổn thất trong các công đoan sau thu hoạch lúa
như sau:
- Khâu thu hoạch - Khâu vận chuyển - Khâu đập (tuốt) - Khâu phơi (sấy) - Khâu bảo quản
- Khâu xay sát chế biến : 4,1-4,5%
Tổng số (trong tất cả các khâu): 12,0-15,0% tương đương với khoảng 3,5- 4 triệu tấn thóc mỗi năm bằng sản lượng lúa của 5/9 tỉnh ĐBSH. Trong khi đó, tổn thất sau thu hoạch của Thái Lan 7,5-8,0%; Philippin 8,5-10,5%; Trung Quốc 6,0–7,5%; Mỹ 5,5-6,5% [6]. Điều đó cũng có nghĩa là giá thành lúa phải tăng lên một cách không cần thiết 12-15%. Nếu mức tổn thất sau thu hoạch lúa khoảng 5-7% được coi là hợp lý, thì đây vẫn cịn dư địa để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Sự thiếu đồng bộ về khả năng giải quyết các vấn đề trên đang là những hạn chế về hiệu quả và năng lực cạnh tranh sản xuất “lúa, gạo” của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo đánh giá sơ bộ của Bộ NNPTNT, tổn thất sau thu hoạch của ngành sản xuất rau quả còn cao hơn rất nhiều lên đến trên 20% [6]
Những hạn chế nói trên đã làm mất cơ hội về giá và đương nhiên người nông dân trồng lúa phải chịu dưới hình thức giá FOB thấp hơn. Những lãng phí và sự yếu kém nói trên đã làm tăng chi phí và giá thành
xuất khẩu lên cao. Hiện nay so với Thái Lan, một số khoản chi phí cho q trình xuất khẩu gạo như bến bãi, thủ tục hải quan, năng lực điều hành ở Việt Nam cịn q cao, có những khâu gấp tới 3-5 lần. Đây cũng là vấn đề Việt Nam cần cải tiến để giảm chi phí đến mức tối đa nhằm tăng sức cạnh tranh cho nơng sản xuất khẩu.
Nhìn tổng thể, chi phí sản xuất nhiều mặt hàng nơng sản của Việt Nam thấp so với các đối thủ cạnh tranh nhưng xuất khẩu vẫn kém hiệu quả do tổn thất sau thu hoạch cao, chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi cao, thời gian giao hàng chậm trễ.