- pbj là giá biên giới của của các đầu vào khả thương tính theo tỷ
1.4.4 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đơng nam Á, có diện tích canh tác 19,62 tr. ha [28], gấp 2,62 lần Việt Nam. Trong khi đó dân số có 58,5 triệu người, bình qn đất canh tác trên đầu người gấp 4 lần so với Việt Nam. Cách đây 25 năm Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng hiện nay đã vươn lên thành một nước đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo và thuỷ sản trên thị trường thế giới.
Để khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, từ những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Thái Lan đã đề ra chính sách phát triển kinh tế với nội dung chủ yếu "Coi nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước". Để thực thi chính sách này, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng những biện pháp đặc biệt nhằm giải quyết tình hình tụt hậu của đất nước. Chính phủ khuyến khích thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn, thực hiện chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Chỉ sau 25 năm (từ năm1970-1995), GDP nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của Thái Lan giảm tới gần 50%, cơ cấu ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh từ 14% lên 26,3% GDP cả nước. Ở Thái Lan đã hình thành nhiều khu công nghiệp chế biến nông sản được trang bị hiện đại nhằm gia tăng giá trị cho nơng sản. Như vậy, vừa khuyến khích nơng dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa nâng cao được giá trị nông sản, hàng hố có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Do đó, tiềm năng trong nơng nghiệp được khai thác và phát huy triệt để, sản xuất phát triển nhanh chóng. Kết quả là, từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Thái Lan đã là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su, mía đường thuộc vào những nước hàng đầu thế giới. Hiện nay, nơng sản Thái Lan đã có uy tín và được tiêu thụ trên 100 quốc gia ở khắp các châu lục, đặc biệt là có sức cạnh tranh cao tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật bản. Đạt được những thành
cơng đó chính là nhờ Thái Lan đã áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu.
Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan là:
(1). Thái Lan rất chú trọng đến việc nghiên cứu và áp công nghệ
sinh học, khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông sản xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thị trường nhập khẩu. Ví dụ, Thái Lan đã thực hiện chương trình cấp quốc gia về thay thế các vườn cây cao su già cỗi cho năng suất thấp bằng giống cây cao su lai cho sản lượng cao hơn gấp 5-6 lần. Nhờ đó Thái Lan vươn lên thành nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.
Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất lúa tương đương với Việt Nam, song kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan vượt xa so với nước ta (kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ bằng 50-60% kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan). Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong lĩnh vực xuất khẩu gạo là Thái Lan đã chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu cải tiến và nâng cấp giống gạo Jasmine (hương nhài) lên thành gạo đặc sản hạt dài có hương thơm tự nhiên, lượng protein cao. Chính vì thế mà gạo xuất khẩu của Thái Lan có giá rất cao. Ví dụ, trong năm 2003, gạo hương nhài của Thái Lan luôn bán được giá cao kỷ lục khoảng 560-565 USD/tấn, giao hàng theo điều kiện FOB. Thái Lan còn đang phấn đấu năm 2005 đưa tỷ lệ gạo Jasmine lên 50% trong tổng lượng gạo xuất khẩu [48,tr.10]. Bên cạnh đó, Thái Lan ln quan tâm giữ vững chất lượng của giống gạo Khao Đawk Mali đã có thương hiệu hàng hố trên 50 năm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của những thị trường cao cấp.
(2). Chính phủ Thái Lan chú trọng vào việc nâng cao chất lượng
sản phẩm đáp ứng triệt để các qui định đối với nông sản nhập khẩu
vào từng thị trường nhập khẩu. Ví dụ, khi EU đưa ra tiêu chuẩn về lượng hố chất đối với nơng sản xuất khẩu của Thái Lan vào EU, ngay lập tức Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan đã tiến hành làm mọi thủ tục để Hội đồng châu Âu thấy rõ chiến lược hiện tại và những kế hoạch trong tương lai của mình nhằm đáp ứng u cầu của EU. Ngồi ra, Thái Lan còn đề nghị EU hợp tác để thực hiện tiêu chuẩn duy nhất kiểm định hàng nhập từ Thái Lan, đồng thời giúp đỡ Thái Lan phát triển công nghệ sinh học và những kiến thức về sản phẩm hữu cơ.
Thái Lan đặc biệt quan tâm đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải thuận tiện, nhanh chóng, kỹ thuật đóng gói hiện đại thoả mãn được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của EU, Mỹ, Nhật.
(3). Thái Lan rất chú trọng tới việc nghiên cứu thị trường cũng
như nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của các nước nhập khẩu sản phẩm của họ để từ đó có chiến lược điều chỉnh sản xuất sao cho ngày càng đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
(4). Chính phủ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản thông qua các
biện pháp quản lý vĩ mơ. Mặc dù Chính phủ đã có chủ trương thực hiện cơ
chế thị trường đối với mọi loại sản phẩm hàng hoá, song vẫn chú trọng đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp thông qua việc giữ ổn định giá vật tư cho sản xuất nông nghiệp, cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp. Ví dụ, năm 1990, chính phủ cho nơng dân vay 1,3 tỷ USD để phát triển sản xuất. Chính phủ Thái Lan cịn áp dụng biện pháp can thiệp thị trường, trợ giá cho nông sản xuất khẩu khi giá nông sản xuống thấp nhằm ổn định thu nhập cho người sản xuất. Năm 2001, giá cao su xuất khẩu giảm
mạnh, ngoài việc tham gia vào chương trình dự trữ cao su, Chính phủ Thái lan cịn thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng đỡ giá. Cuối năm 2002, Chính phủ đã cấp 3,4 tỷ Baht hỗ trợ chương trình hạn chế bán cao su tồn kho và nâng giá sàn đối với loại cao su hun khói lên 30 Baht/kg.
Ngồi ra, để khuyến khích xuất khẩu nơng sản, Chính Phủ Thái Lan còn thực hiện một số biện pháp như bỏ chế độ hạn ngạch (quota), không thu thuế xuất khẩu, tạo tín dụng thuận tiện và cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu nơng sản. Khi cần thiết, Chính Phủ Thái Lan cịn hỗ trợ việc xuất khẩu, can thiệp để ký những hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn. Với những chính sách và biện pháp đồng bộ nêu trên, nông sản xuất khẩu của Thái Lan chẳng những duy trì mà cịn nâng cao được năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị quốc tế. [31, tr.23]
Những vấn đề nêu trên, cho thấy vai trị của chính sách rất quan trọng đối với việc tạo lập những ngành hàng và sản phẩm mũi nhọn để tăng sức cạnh tranh trên thương trường.