Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải ln gắn mình với thị trường nhất làtrong một nền kinh tế mở. Do vậy mà để thấy được vai trò của nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế trước hết chúng ta nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra q trình trao đổi hàng hóa. Nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan nào. Bởi vì, thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngồi ra, thị trường cịn có một vai trị quan trọng trong việc điều tiết và lưu thơng hàng hóa. Thơng qua nó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trênthị trường.
Trên thị trường luôn luôn tồn tại các quy luật vận động của hàng hóa, giá cả, tiền tệ…như các quy luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… Các quy luật này tạo thành một hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là linh hồn là cha đẻ của cơ chế thị trường. Như vậy, cơ chế thị trưởng được hình thành bởi sự tác
động tổng hợp của các quy luật trong sản xuất, trong lưu thông trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cơ chế thị đường tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành… Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối, phân phối lại các nguồn trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nats.
Tóm lại, sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự biểu hiện gần đúng nhu cầu thị trường của xã hội. Song các doanh nghiệp không được đánh giá quá cao hoặc tuyệt đối hóa vai trị của thị trường, coi cơ chế thị trường là hoàn hảo. Bởi lẽ thị trường ln chứa đựng những khuyết tật của nó như: Đầu cơ, lừa lọc, độc quyền… Do vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định được cho mình một phương thức hoạt động riêng phù hợp với doanh nghiệp.
Qua phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đánh giá trình độ khai thác và tiết kiệm các nguồn lực đã có, đồng thời sẽ thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố sản xuất; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm trong quá trình sản xuất, đưa ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Bởi vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh. HQSXKD không những cho biết trình độ sản xuất mà cịn chỉ ra các biện pháp tăng kết quả và giảm chi phí, nhằm nâng cao hiệu quả. Việc nâng cao HQSXKD tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Và hơn thế nữa, trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện cần để doanh nghiệp hội nhập, tồn tại và phát triển. Như vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả, chính là hạt nhân cơ bản của thắng lợi trong cạnh tranh. Và khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau tức là không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh là con đường của doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu, đồng thời hệ thống hóa các lý luận về Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cụ thể được thể hiện qua các điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, tác giả đã hệ thống các lý luận cơ bản về Hiệu quả sản xuất kinh
doanh thông qua các khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa…
Thứ hai, tác giả đã tổng hợp các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá HQSXKD. Các
chỉ tiêu này được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây về HQSXKD và bổ sung để phù hợp với điều kiện hiện nay. Đồng thời tác cũng nghiên cứu tới một số nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới HQSXKD của doanh nghiệp.
Thứ ba, tác giả chỉ ra vai trò và sự cần thiết nâng cao HQSXKD của doanh
nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện cần để doanh nghiệp hội nhập, tồn tại và phát triển trong xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay.
Những vấn đề nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lý luận vững chắc để đánh giá thực trạng HQSXKD của doanh nghiệp mà tác giả lựa chọn cũng như đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao HQSXKD cho các doanh nghiệp đó sẽ được đề cập ở các chương tiếp theo.