Nhóm giải pháp nângcao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 105 - 107)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Côngty Cổ phần

4.3.2. Nhóm giải pháp nângcao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính

Ngồi việc đầu tư, phát triển kinh doanh, cơng ty cần phải quản lý chi phí một cách hợp lý. Đặc biệt, với Nafoods Group đặc thù mơ hình cơng ty cổ phần tập đồn, các công ty con, công ty đầu tư liên kết ở khắp các miền đất nước, cần có chính sách chi phí phù hợp với loại hình kinh doanh từng cơng ty con, từng vùng miền.

Hiện nay, chi phí giá vốn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên tỷ lệ này phù hợp với loại hình sản xuất. Trong các chi phí cịn lại, chi phí bán hàng là chi phí chủ yếu. Chi phí bán hàng là các chi phí liên quan đến các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí dịch vụ mua ngồi phục vụ cho bán hàng, liên quan các công tác marketing, quảng cáo, chào bán sản phẩm...

Sự quản lý này được thể hiện trên định mức chi phí mà cơng ty đưa ra. Đối với các sản phẩm của Nafoods đưa ra thị trường thì hạng mục chi phí nào phục vụ cơng việc bán hàng đều rất quan trọng và cần được đầu tư. Tuy nhiên, công ty khơng thể chấp nhận các khoản chi phí khơng có giới hạn và phi kế hoạch. Nafoods cần hoàn thiện các quy chế về định mức chi phí. Các chi phí về quảng cáo, marketing, chào hàng tại các hội thảo, hội chợ cần có các kế hoạch và phương án về tính hiệu quả. Sự kiểm sốt chi phí chặt chẽ sẽ hạn chế sự lãng phí, địi hỏi sự linh hoạt của nhân viên bán hàng cũng như góp phần thắt chặt quy chế doanh nghiệp, xây dựng sự chuyên nghiệp qua văn hóa làm việc của cơng ty.

4.3.2.2. Giái pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ

Việc một doanh nghiệp sử dụng được một lượng vốn vay nhất định trong cơ cấu vốn của mình thì lúc này, cán cân của địn bẩy tài chính được đặt lên một điểm tựa đủ lớn cũng như độ chắn chắn để có thể bẩy được tốt hơn. Khi công ty gia tăng sử dụng nợ sẽ kéo theo rủi ro của công ty tăng theo. Hiện nay, cơ cấu nguồn vốn của Nafoods vẫn thiên về sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu mặc dù tỷ lệ nợ đang tăng lên. Tại thời điểm cuối năm 2017, mặc dù cơng ty có những dấu hiệu xấu sút giảm về khối lượng tiền thuần nhưng các chỉ tiêu thanh tốn khác của cơng ty về cơ bản vẫn được duy trì, cơng ty vẫn hồn thành tất toán các khoản vay nợ đến hạn trong năm. Khi gia tăng sử dụng nợ hiện tại, Nafoods Group cần chú ý tới khối lượng và chất lượng các khoản vay. Hiện nay, khi nhà máy sản xuất chế biến hoa

quả xuất khẩu Long An đã đi vào hoạt động, công ty cần tìm ra một cơ cấu vốn tối ưu để có địn bẩy có thể đưa lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nafoods group (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w