Nhóm các quy định về xử lí các khoản nợ tín chấp quá hạn

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xử lí các khoản nợ tín chấp quá hạn thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính TNHH MTV NH việt nam thịnh vượng 474 (Trang 40)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về xử lí các khoản nợ tín chấp quá hạn

2.1.2. Nhóm các quy định về xử lí các khoản nợ tín chấp quá hạn

a. Thực hiện mua bán nợ, ủy quyền cho bên thứ 3 địi nợ

Việc cơng ty tài chính chuyển nợ qua cho bên thứ 3 xử lí (bán nợ, ủy quyền cho bên thứ 3 tiến hành xử lí và thu hồi nợ) hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến và cũng được quy định rõ trong hợp đồng. Tuy vậy nhưng đây lại là điều khoản ít được quan tâm nhất trong hợp đồng, khách hàng khi đi vay thâm chí cịn khơng đọc hết hợp đồng giữa họ và cơng ty tài chính. Đến thời điểm thu hồi nợ bên thứ ba (như Cơng ty TNHH Luật Đại Kim) càng khó làm việc hơn, thậm chí cịn xảy ra tình trạng lừa đảo khách nợ.

So với mua bán nợ, việc cơng ty tài chính tự xử lí hoặc ủy quyền cho bên thứ ba xử lí nợ được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ dịch vụ đòi nợ thuê với ủy quyền xử lí nợ, do hiện nay dịch vụ địi nợ th chính thức là một ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. Cụ thể:

Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020. Theo đó, kinh doanh dịch vụ địi nợ đã được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Như vậy, dịch vụ địi nợ sẽ chính thức bị “khai tử” từ ngày này. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 77 Luật này cũng nêu rõ. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên

quan. Từ quy định này có thể thấy, các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ đã ký sẽ được tiếp tục thực hiện đến ngày 01/01/2021. Các hợp đồng đã kí trước 01/01/2021, các bên tham gia hợp đồng phải thanh lý theo quy định.

Ve hợp đồng ủy quyền cho bên thứ ba xử lí, thu hồi nợ: Căn cứ vào Điều 581 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hợp đồng ủy quyền:

"Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện cơng việc nhân danh bên uỷ quyền, cịn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."

Như vậy có thể thấy việc Cơng ty tài chính ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện xử lí và thu hồi khoản nợ xấu là việc bên thứ 3 nhận ủy quyền để thu hồi nợ và nhận thù lao từ phía cơng ty tài chính.

Đối với việc pháp luật quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đã hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực vốn là những vấn đề nhức nhối trong thời gian vừa qua: như việc đe dọa khách hàng, gây tâm lí hoang mang trong dân chúng, địi nợ kiểu xã hội đen,... Nhưng cá nhân tôi thấy đây là 1 quy định nửa vời, chưa thực sự có hiệu quả. Sở dĩ tơi có quan điểm như vậy do: thứ nhất với cơng ty tài chính (pháp luật đã hạn chế đi 1 kênh thu hồi nợ của họ trong khi khoản nợ tín chấp đã khó địi, các biện pháp tố tụng chưa thực sự mang lại hiệu quả mà họ mong muốn), thứ hai với những người trước đó đã kinh doanh dịch vụ này có thể chuyển đổi hình thức sang công ty mua bán nợ, hoặc nhận ủy quyền địi nợ (vừa khơng bị pháp luật cấm mà về mặt bản chất khơng có gì thay đổi), thứ ba đối với người đi vay- những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động địi nợ th thì quy định này chưa thực sự có hiệu quả (bởi những doanh nghiệp địi nợ thuê trước đó vẫn có thể núp bóng hoạt động nhận ủy quyền đòi nợ hay mua bán nợ như tối vừa nêu trên mà chẳng cơ quan hay tổ chức nào có thể kiểm sốt được).

b. Khởi kiện ra Tịa án

Bởi vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ra Tịa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Theo đó, khi bên vay nợ khơng trả nợ đồng nghĩa là khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người cho vay. Do đó, người này có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án để yêu cầu trả tiền và trả thêm một khoản tiền lãi (nếu có).

Thủ tục gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như sau: Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ

Đơn khởi kiện địi nợ phải có đầy đủ các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người cho vay, người đi vay; nội dung địi nợ.Khi đó, người cho vay phải chuẩn bị các giấy tờ:

Đơn khởi kiện;

Bản sao hợp đồng vay, giấy vay. (nếu có);

Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân. Bước 2: Nộp hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ đến Tịa thông qua một trong ba cách: Nộp trực tiếp, gửi theo đường bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.

Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết

Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tịa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tịa án sẽ là việc xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm .

Đáng lưu ý: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền là 03 năm (theo Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015).

a.Tố cáo đến cơ quan cơng an có thẩm quyền

Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì cơng ty tài chính có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về một trong các tội sau đây:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành): Tội này có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân;

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự): Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì cá nhân hồn tồn có thể tố giác, tin báo bằng lời nói hoặc văn bản.

Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thơng tư 28/2020 của Bộ Công an, công an xã, phường, thị trấn phân loại và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Riêng Cơng an xã chưa được bố trí lực lượng chính quy chỉ tiến hành lấy lời khai của người bị tố giác trong trường hợp vụ việc đơn giản, rõ ràng hoặc trong trường hợp cần thiết, cấp bách.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự, về thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Nếu tội phạm thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi xảy ra tội phạm thì Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt có thẩm quyền điều tra.

Về phân cấp thẩm quyền điều tra, Điều 163 nêu trên nêu rõ:

“a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngồi nếu Xét thấy cần trực tiếp điều tra...”

Như vậy, nếu muốn địi nợ thì người cho vay (cơng ty tài chính hoặc bên được ủy quyền) có thể tố giác đến công an xã, phường, thị trấn và tùy vào thẩm quyền điều tra, công an cấp xã sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2.1.3. Nhóm các quy định về khắc phục hậu quả của nợ tín chấp quá hạn a. Quy định về quỹ dự phòng rủi ro và bảo hiểm khoản vay

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro: Đối với hoạt động ngân hàng, quỹ dự phịng rủi ro có vai trị quan trọng, đảm bảo TCTD không bị mất khả năng thanh tốn trong trường hợp khơng thu hồi được khoản nợ. Với tùy từng nhóm nợ mà tỷ lệ trích lập

dự phịng rủi ro có sự khác biệt. Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thơng tư 02/2013/TT-NHNN:

“2. Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: a) Nhóm 1: 0%;

b) Nhóm 2: 5%; c) Nhóm 3: 20%; d) Nhóm 4: 50%; đ) Nhóm 5: 100%.”

Khi cấp một hợp đồng tín dụng, tổ chức tài chính phải trích lại một khoản tiền tương ứng với tỉ lệ như trên để phòng ngừa trường hợp không thể thu hồi được nợ. Đây là quy định có vai trị quan trọng nhằm đảm bảo an tồn cho các tổ chức tài chính, tránh trường hợp họ mất khả năng thanh tốn với các hợp đồng tín dụng tiếp theo. Đây cũng là bước dự phòng trong khâu thu hồi nợ cho TCTD.

Quy định về bảo hiểm khoản vay: Vay tín chấp là loại hình mang lại rủi ro rất lớn cho cơng ty tài chính, hiện nay tuy rằng bảo hiểm khoản vay là không bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhưng hầu hết các công ty tài chính đều yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay cho gói vay tín chấp của mình. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 36/2019/TT-NHNN có quy định:

“Điều 15. Bảo đảm tiền vay

1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.”

Như vậy bên cho vay và cơng ty tài chính có thể chia sẻ bớt rủi ro sang cho đơn vị thứ ba là doanh nghiệp bảo hiểm. Theo thỏa thuận, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chi trả trong những trường hợp người đi vay mất đi khả năng chi trả: chết, mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật, thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Tuy nhiên hiện nay, những người đi vay tín chấp thường khơng hiểu rõ về điều khoản này trong hợp đồng: thất nghiệp có được chi trả bảo hiểm khơng, có bắt buộc mua bảo hiểm không,...

Bảo hiểm khoản vay cũng là một trong những biện pháp xử lí nợ của cơng ty tài chính trong trường hợp người lao động mất khả năng chi trả như đã nêu trên, giảm bớt gánh nặng rủi ro không thu hồi được khoản nợ.

b. Phạt vi phạm hợp đồng

Từ thực trạng pháp luật hiện nay có thể thấy các vấn đề về phạt vi phạm đối với bên vi phạm nghĩa vụ trả tiền được quy định khá rõ: Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 357 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, Điều 466 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, Điều 418 về thỏa thuận phạt vi phạm; Luật thương mại 2005 Điều 300 về phạt vi phạm,... Cụ thể

Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước về phạt vi phạm được quy định như sau:

“Điều 25. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng hoặc khách hàng khơng thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Mức phạt vi phạm quy định cũng được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN “Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng khơng vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”.

Mặc dù, pháp luật Việt Nam đã có quy định khá rõ về phạt vi phạm khi bên vay chậm trả; tuy nhiên, trong thời gian qua, quyết định của các cơ quan tố tụng khi xử lí các tranh chấp chưa thực sự thống nhất về lãi suất, phạt vi phạm trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy, dẫn đến tình trạng trong thực tiễn xét xử, cùng loại tranh

chấp hợp đồng tín dụng, trước đó các bên thỏa thuận về lãi suất (bao gồm lãi suất trong hạn và lãi suất nợ quá hạn), thỏa thuận phạt vi phạm nhưng có Tòa án chấp nhận lãi suất và lãi suất q hạn khơng có phạt vi phạm, có Tịa án lại chấp nhận cả ba hình thức trên.

Vì vậy, ngày 11/1/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP để hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó, tại Điều 8 của Nghị quyết có hướng dẫn:

“1. Đối với hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 1/1/2017 thì lãi trong hợp đồng được xác định bao gồm: Một là, lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả được xác định theo lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất tương ứng với thời hạn vay chưa trả. Hai là, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật về lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng;

2. Đối với hợp đồng tín dụng xác lập kể từ ngày 1/1/2017 thì lãi trong hợp đồng được xác định bao gồm: Một là, lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ gốc quá hạn được xác định theo như hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 1/1/2017 như trình bày trên. Hai là, trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng khơng vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định tương ứng với thời gian chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn”.

Tuy nhiên, hướng dẫn của Nghị quyết 01/2019 vẫn chưa rõ ràng về nội dung phạt vi phạm nên thực tiễn vẫn cịn rối trong việc chấp nhận hay khơng yêu cầu của ngân hàng về lãi phạt vi phạm, hiện có 03 quan điểm khác nhau về lãi phạt vi phạm:

Quan điểm thứ nhất: Không chấp nhận yêu cầu của ngân hàng A đối với

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xử lí các khoản nợ tín chấp quá hạn thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính TNHH MTV NH việt nam thịnh vượng 474 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w