6. Kết cấu của khóa luận
3.1 .Nhu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
CÁC KHOẢN NỢ TÍN CHẤP QUÁ HẠN
3.1. Nhu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hànhpháp luật pháp luật
3.1.1. Nhu cầu hồn thiện pháp luật về xử lí các khoản nợ tín chấp quá hạn.
Những năm vừa qua, cho vay tín chấp trở nên ngày càng phổ biến và khẳng định
vai trò quan trọng trong nền kinh tế và với xã hội. Đi đôi với việc làm sao để mở rộng thị
trường vay tín chấp là việc xử lí , thu hồi nợ tín chấp. Khâu xử lí , thu hồi nợ có tốt thì khâu cấp tín dụng mới có thể diễn ra sn sẻ, mới đảm bảo sức khỏe của hệ thống tài chính. Giống như việc cơng ty tài chính muốn có vốn để cho vay thì phải địi được vốn đã cấp cho những khách hàng trước đó chứ khơng thể nào tại ra nguồn vốn mới, tạo thành
1 vòng tuần hồn liên tục khơng thể ngừng nghỉ ở bước nào, bởi chỉ cần ngưng lại sẽ ảnh
hướng xấu đến toàn hệ thống ngân hàng.
Tuy rằng giá trị của hợp đồng cho vay tín chấp thường nhỏ (nhỏ hơn nhiều so với
hợp đồng cho vay thế chấp tài sản) và việc thu hồi nợ khó nhưng khơng vì thể vì thế mà
bỏ mặc cho các cơng ty tài chính và khách hàng tự phát sinh hợp đồng rồi tự giải quyết mà không dựa vào pháp luật điều chỉnh. Càng là các vấn đề khó, pháp luật điều chỉnh càng phải cụ thể, chi tiết để các bên trong hợp đồng phải làm theo khn khổ chứ khơng
phải để tình trạng thu hồi nợ như hiện nay. Thực trạng hiện nay đã cho thấy các đối tượng
có hành vi lừa đảo chiếm đảo khoản vay tín chấp ngày càng nhiều, ngày càng tinh vi, chứng tỏ nhóm tội phạm này đang đặt sự chú ý ngày càng nhiều vào khoản vay tín chấp.
Bởi lẽ pháp luật điều chỉnh ngay từ khâu cấp tín dụng đã quá mức lỏng lẻo, việc làm giả
hồ sơ giấy tờ để vay dường như quá dễ dàng. Đến lúc xử lí để thu hồi khoản vay thì cơng
ty tài chính rất khó khăn để thu hồi.
Mặc dù trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực, nỗ lực xử lý nợ xấu và
đạt được nhiều kết quả nhưng qua thực tiễn, các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính đã gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc trong q trình xử lý, thu hồi nợ xấu, đặc biệt
là nợ tín chấp. Cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, chưa bảo
vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật đối với việc
xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả của việc xử lý
nợ xấu.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
Đặt trong bối cảnh thế giới và tình hình nước ta như hiện nay, việc xây dựng hoàn
thiện hệ thống pháp luật phải tuân theo những định hướng chung tiếp tục xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất, trong giai đoạn 2021 - 2030, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ hống pháp luật gắn với việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Với mục tiêu
xây dựng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, dễ hiểu và dễ tiếp cận, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững .
Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao chấ lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Tạo ra một mơi trường kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Thứ ba, tạo điều kiện cho phát triển khoa học - công nghệ, tăng cường ứng dụng
vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ tư, đảm bảo cơ chế phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan trong thi
hành pháp luật, đảm bảo cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước đối với thi hành pháp luật.
Thứ năm, trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể, cơng tác xây dựng và hồn thiện
pháp luật cần linh hoạt, giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn, điều kiện của nước ta.
Đối với định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
trong vấn đề xử lí nợ tín chấp nói chung tại cơng ty tài chính, ngồi tn theo những định
hướng chung đã nêu như trên, cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống phảp luật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là các quy định liên quan đến việc cấp các khoản vay tín chấp, lãi suất cho vay, xử lí thu hồi khoản vay,... Từ đó giúp hệ thống tài chính ngày càng phát triển, trở nên vững mạnh hơn