6. Kết cấu của khóa luận
2.3 .Đánh giá việc áp dụng Pháp luật Việt Nam vào xử lí các khoản nợ tín chấp quá
chấp quá hạn
2.3.1. Ưu điểm
Hệ thống PLVN đã có những quy định cơ bản điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực xử lí và hồi nợ tín chấp quá hạn, đặt nền tảng cơ bản cho các cơng ty tài chính xây dựng quy trình xử lí và thu hồi nợ riêng mà mình có thế mạnh.
Quy định của pháp luật phân luồng nợ xấu thành 5 nhóm nợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí và thu hồi nợ, các tổ chức cá nhân thu hồi có những biện pháp thu hồi nợ với từng nhóm nợ cụ thể.
Từ năm 2021, việc cấm kinh doanh, đầu tư vào ngành nghề đòi nợ thuê đã hạn chế được một số tiêu cực trong lĩnh vực xử lí và thu hồi nợ: địi nợ theo kiểu xã hội đen, đe dọa khách hàng,...
Đối với Công ty tài chính FE Credit, nợ xấu duy trì ở mức ổn định trong tình hình chung đang tăng cao đã là một thành tựu đáng khen ngợi, tuy rằng vẫn cịn cao nhưng đang có xu hướng giảm dần.
2.3.2. Nhược điểm
Nhìn từ thực tiễn, pháp luật Việt Nam về thu hồi và xử lí nợ tín chấp q hạn hiện nay cịn tồn tại những nhược điểm sau:
Thứ nhất, hiện nay hệ thống quy định điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực xử lí nợ tín chấp vẫn chưa đầy đủ, cịn thiếu sót nhiều, các quy định nhìn chung mang tính tự thỏa thuận, thiếu sự giám sát chặt chẽ từ phía NHNN. Cụ thể:
Với quy trình cấp tín dụng: Cấp tín dụng là quy trình đầu tiên trong 1 chuỗi tín dụng, khác với các khoản vay có tài sản đảm bảo có thể dựa vào tài sản này để thu hồi khoản vay, với những khoản vay tín chấp, muốn thu hồi nợ hồn tồn dựa vào thơng tin do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên nhìn từ thực trạng hiện nay có thể thấy pháp luật khơng có quy định việc cung cấp thơng tin của khách hàng, cộng thêm việc các cán bộ tín dụng cũng khơng thực hiện kiểm tra, thẩm định lại thơng tin dẫn đến việc xử lí nợ gặp nhiều khó khăn. Các quy định về việc cấp các khoản vay tín chấp cịn thiếu sót nhiều, chủ yếu mang tính chất hai bên tự thỏa thuận: lãi suất, thời hạn vay, ... nên khi giải quyết tranh chấp thường xảy ra thực trạng người đi vay không nắm rõ lãi suất mà chỉ biết đến lãi suất cho vay ở Bộ luật Dân sự 2015 (khơng vượt q 20%/ năm). Thậm chí khơng có quy định về trường hợp khách hàng đã có nợ xấu thì có được vay nữa hay khơng, dễ dàng tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức gian dối trong q trình cấp tín dụng, đến bước xử lí những khoản nợ này sẽ rất khó khăn.
Đối với thực hiện các biện pháp thu hồi nợ: Chưa có 1 hệ thống quy định pháp luật hoàn chỉnh, tập trung điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quan hệ cho vay tín chấp tại cơng ty tài chính cũng như việc thu hồi các khoản nợ này. Các quy định điều chỉnh còn rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau: Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, luật, thơng tư, nghị định,....Vì thế khi các chủ thể: cơng ty tài chính, khách hàng đi vay, bên thứ 3 nhận ủy quyền thu hồi nợ, tịa án,... gặp khó khăn trong q trình giải quyết tranh chấp, dẫn đến việc thu hồi nợ bị chậm trễ, thực tế có nhưng khoản nợ đến 7 năm khách hàng khơng trả xong. Các biện pháp thu hồi nợ được pháp luật quy định còn hạn chế, nay lại còn bị thu hẹp nên việc thu hồi nợ của các cơng ty tài chính gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, trong hệ thống các quy định của pháp luật vẫn cịn chưa hợp lí, mâu thuẫn với nhau. Cụ thể:
Căn cứ theo khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "1. Lãi
suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận khơng được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”. Tuy nhiên căn cứ theo khoản 1 điều 13
Thông tư 39/2016/TT-NHNN: “1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về
lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.” Như vậy thông thường với các giao dịch
dân sự, lãi suất tối đa đều không được vượt quá 20%/ năm, cịn với giao dịch với tổ chức tín dụng, lãi suất là do hai bên tự thỏa thuận, trừ những trường hợp được quy định từ trước thì khơng có giới hạn nào đặt ra cho khung lãi suất áp dụng. Vì thế gây nên tình trạng nhầm lẫn, khó khăn trong giải quyết tranh chấp.
Căn cứ theo khoản 1 điều 7 Thơng tư 39/2016/TT-NHNN: “1. Khách hàng
là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.” Đối với những cá nhân
đủ 15 tuổi theo quy định tại thơng tư này hồn tồn có khả năng tự mình thiết lập giao dịch với tổ chức tín dụng mà khơng quy định rõ về cha, mẹ, người giám hộ. Vì vậy khi thu hồi nợ của những khách hàng này sẽ rất khó khăn
Thứ 3, với một số quy định về thu hồi nợ tín chấp quá hạn, tính thực thi cịn chưa cao:
Thực tiễn thu hồi nợ cho thấy, tổ chức tín dụng phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ và tố tụng được coi như giải pháp cuối cùng để cơng ty tài chính thu hồi nợ nhưng các cơng ty tài chính cịn khá e ngại khi lựa chọn biện pháp này. Bởi do:
Các khoản vay tín chấp đa số là các khoản vay có quy mơ nhỏ, số lượng hồ sơ lại nhiều. Nếu các khoản vay vi phạm đều tiến hành khởi kiện thì số lượng hồ sơ sẽ rất nhiều, số lượng nhân sự mà công ty tài phải sử dụng để theo dõi các vụ kiện này là rất lớn trong khi nguồn nhân lực của các cơng ty tài chính là có hạn.
Thời gian từ khi nộp đơn khởi kiện đến khi thi hành án thường lâu, thủ tục phức tạp mất rất nhiều thời gian và cơng sức. Trong khi vịng vốn của cơng ty tài
chính phải liên tục ln chuyển, nếu bị chững lại 1 thời gian dài như vậy mới có thể thu hồi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an tồn tín dụng.
Sau khi khởi kiện thành cơng, có bản án của Tòa án nhưng khi thi hành án cũng rất khó khăn, do những khách hàng đi vay khơng hề có tàu sản đảm bảo, khơng có đối tượng để kê biên thi hành án. Các cơ quan thi hành án có thể cho khách hàng thi hành án từng phần mà không bắt buộc phải thi hành án trong 1 lần dẫn đến việc thu hồi vốn của cơng ty tài chính gặp nhiều khó khăn.
Đối với những tranh chấp dân sự về lãi suất trong hợp đồng vay tín chấp, cơ chế giải quyết của Tòa án hiện nay chưa thực sự đứng về phía người cho vay (tức cơng ty tài chính). Trong nhiều trường hợp khi xét xử, cơng ty tài chính sẽ chỉ thu hồi được số tiền lãi tương ứng với lãi suất 20% như trong Bộ luật Dân sự 2015 mà không phải là lãi suất 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng (thường là 40%- 50%). Trong khi đó hoạt động cho vay tín chấp là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, lãi suất mà Tòa án ấn định như vậy chưa thực sự phù hợp với mức độ rủi ro mà cơng ty tài chính phải gánh chịu.
Việc địi nợ từ các đối tượng liên quan rất khó khăn (vợ hoặc chồng của khách hàng). Do việc đi vay của khách hàng không cần tài sản thế chấp, quy định cũng khơng bắt buộc phải có sự đồng ý của cả 2 vợ chồng mới được vay. Vậy nên mặc dù pháp luật có quy định về nợ chung của 2 vợ chồng nên người cịn lại khơng biết về tình trạng khoản vay dẫn đến khó khăn khi xử lí đây như 1 khoản nợ chung của 2 vợ chồng.
Kết luận Chương 2
Từ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay có thể thấy được: thứ nhất về mảng tín chấp các quy định còn chưa hoản chỉnh, thiếu đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, đặc biệt là vấn đề về lãi suất cho vay, lãi suất chậm trả, lãi suất phạt quá hạn. Tranh chấp giữa khách hàng với các cơng ty tài chính cũng chủ yếu xuất phát từ 3 vấn đề nếu trên. Dan đến pháp luật về xử lí các khoản nợ này cũng thiếu hồn thiện.
Từ đó cơng tác thực thi các quy định của pháp luật cũng gặp nhiều khó khăn: việc áp dụng pháp luật để xử lí nợ tín chấp q hạn cịn rất hạn chế, chủ yếu sử dụng các biện pháp riêng của mỗi cơng ty tài chính: gọi điện nhắc nợ, thu hồi nợ địa bàn,...
Từ những nhược điểm trên, khóa luận sẽ đề xuất những giải pháp tương ứng giúp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào trong cơng tác xử lí và thu hồi nợ tín chấp ở chương 3.
CHƯƠNG III