- Cân nguyên liệu (1 cân), năng suất cân : 100 (kg/h), có kích thước: (0,42x0,55) m
- Máy rửa quả (1 cái ) có kích thước : (1,65 x 0,6 x1,1) m
- Máy nghiền bánh răng (1 máy) có kích thước: 2500 x1000 (mm) - Máy ép quả (1 máy) có kích thước: (0,48 x 0,44 x 0,5)m
- Thùng tạm chứa dịch ép có kích thước : Dn = 1010(mm), H = 1700 (mm) - Khoảng cách giữa thiết bị với tường là 0,5m
⇒ Vậy chọn diện tích phân xưởng tiếp nhận và xử lý quả có: S1 = 180 (m2)
5.2.2. Phân xưởng lên men và tàng trữ rượu vang
Trong phân xưởng lên men có đặt các thiết bị:
-Máy ép (1 cái) có kích thước 2200 x 600 x 1560 mm
-Tank lên men chính(10 tank) có kích thước: Dn = 2540 (mm); H = 6250 (mm); h1 = 625mm, h2 = 2215mm
-Tank lên men phụ (16 tank) có kích thước: Dn = 2110 (mm); H = 5000 mm -Thùng rửa men và bảo quản men có kích thước: Dn = 1010(mm); H = 1200(mm).
Vậy chọn diện tích phân xưởng lên men có: Slên men = 180 (m2).
Trong phân xưởng này chỉ đặt các tank trữ rượu vang (50 tank) có kích thước:
Dn = 1220(mm); H = 4120 (mm).
Vậy chọn diện tích phân xưởng trữ rượu vang có: Strữ rượu = 180 (m2).
∑ = 360m2
5.2.3. Phân xưởng hoàn thiện.
Trong phân xưởng hoàn thiện gồm có các thiết bị sau:
- Thiết bị lọc ống có kích thước: D ng = 800 (mm), H = 1500 (mm) - Máy rửa chai có kích thước: (3,3 × 2,8 × 2,4) m
- Máy chiết chai và đóng chai có kích thước: (2,2 × 2,2 × 2,2) m - Hệ thống thanh trùng chai có kích thước: (13,5 × 3,1 × 2,6) m
S4 = 180 (m2).
5.2.4. Nhà lạnh.
Trong nhà lạnh có các thiết bị sau:
Máy làm lạnh có kích thước: 2200x1215 (mm).
⇒ Vậy chọn diện tích nhà lạnh có: S5 = 40 (m2).
5.2.5. Kho nguyên liệu.
Kho nguyên liệu được chia làm 3 phân vùng chính là vùng chứa đường, vùng chứa chất trợ lọc, chất sinh trưởng..
Đường thường đóng thành bao 50 kg, giả sử cứ 2 m2 sếp được 2 bao/chồng. Các bao xếp thành 5 chồng, vậy 1 m2 kho chứa được:
2x5x50 = 500 (kg)
+ Lượng đường dùng trong 1 tháng là: 254,4 x 25 = 5263 (kg) Scần = 11 (m2)
+ Lượng B1,B6, Bentonits, K2S205 dùng trong 3 tháng là: ( 2,08 + 8,88 + 1,04 ) x 25 x 3 = 1389 (kg)
+ Diện tích chứa B1, B6, bentonit.. cần là: 9 m2
+ Tổng diện tích sử dụng của kho là: 21 m2
⇒ Diện tích xây dựng kho nguyên liệu là 40 (m2).
5.2.6. Nhà CIP.
Trong nhà CIP có chứa 4 thùng:
Thùng chứa dung dịch NaOH 2%.
Thùng chứa dung dịch HNO3 2%.
Thùng chứa dung dịch nước Javel
Thùng thu hồi dung dịch NaOH 2%.
Các thùng CIP đều có kích thước: Dn = 1010(mm), Ht = 1000 (mm). Vậy chọn diện tích nhà CIP có:
S8 = 40 (m2).
5.2.8. Khu xử lý nước thải.
Chọn diện tích khu xử lý bã thải có: S9 = 40 (m2).
5.2.9. Khu nhà hành chính.
Khu nhà hành chính gồm 2 tầng
-Tầng 1 gồm các phòng: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc kinh doanh, phòng phó giám đốc kỹ thuật, phòng kế toán và phòng tiếp khách.
-Tầng 2 gồm các phòng: phòng công nghệ, phòng công đoàn, phòng kế hoạch đầu tư và tiếp thị, phòng giao ban hội trường, phòng y tế.
Vậy chọn diện tích khu nhà hành chính có: S10 = 60 (m2).
5.2.10. Khu nhà ăn - hội trường.
Khu nhà này gồm 2 tầng:
Tầng 1 của khu làm nhà ăn và phòng y tế, còn tầng 2 làm hội trường. Số nhân viên của toàn nhà máy dự kiến là 40 người, giả sử mỗi người cần diện tích nhà ăn là 2,5 m2.
Khi đó khu nhà ăn cần diện tích là: S = 40/2 x 2,5 x 1,2 = 60 (m2), phòng y tế cần 20 m2.
Vậy chọn diện tích xây dựng là: S11 = 60 (m2).
5.2.11. Phòng giới thiệu sản phẩm.
Chọn diện tích nhà giới thiệu sản phẩm: S12 = 20 (m2).
5.2.12. Nhà để xe công nhân.
Số nhân viên toàn nhà máy dự tính là 150 người -Số người đi xe đạp chiếm 30%
0,9 x 30% x 40/2 + 2,25 x 70% x 40/2 = 36,9 (m2) (thiết kế xây dựng 2 nhà để xe máy và xe đạp) Vậy chọn diện tích nhà để xe đạp – xe máy: Snhà xe = 40 (m2).
5.2.13. Khu vực nhà vệ sinh.
Nhà tắm và vệ sinh có 2 khu vực riêng biệt dành cho nam và nữ. Chọn diện tích khu vực nhà tắm - vệ sinh có:
S13 = 20 (m2).
5.2.14. Phòng bảo vệ.
Xây dựng 2 nhà bảo vệ tại 2 cổng của nhà máy Chọn diện tích phòng bảo vệ có: S14 = 18 (m2). 5.2.15. Kho thành phẩm. Chọn diện tích kho là 50 m2 5.2.16. Trạm biến áp Chọn diện tích trạm biến áp là 16 m2
5.2.17. Kho chứa chai, thùng carton
Chọn diện tích kho chưa chai, thùng carton là: 40 (m2)
5.2.18. Phân xưởng cơ điện
Chọn diện tích phân xưởng cơ điện là 42 m2
5.2.19. Gara ôtô chở hàng Chọn diện tích bằng 150 m2 5.2.20. Bãi đậu xe khách Chọn diện tích bằng 20 m2 5.2.21. Khuôn viên Chọn diện tích là 700m2 5.2.22. Diện tích đất mở rộng Chọn diện tích đất mở rộng là: 1200 m2
5.3. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY.
5.3.1. Nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy.
Mặt bằng tổng thể là bộ phận quan trọng của một dự án thiết kế tổng thể xí nghiệp công nghiệp, mặt bằng tổng thể cũng là một giải pháp xử lý tổng hợp những vấn đề về qui hoạch, về xây dựng và hoàn thiện để đưa vào sử dụng xí nghiệp, được tạo ra trên cơ sở tính toán đến tất cả các mối liên quan về xây dựng đô thị. Trong đó, đặc biệt chú ý đến mối quan hệ ràng buộc giữa các xí nghiệp trong khu công nghiệp với khu dân cư, cần phải khai thác hết các mối liên quan đến thiết kế qui hoạch và xây dựng xí nghiệp để xác định giải pháp xử lý mặt bằng hiện trạng phù hợp.
5.3.1.1. Các nhiệm vụ chính khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy.
Đánh giá các điều kiện tự nhiên, nhân tạo của khu đất xây dựng nhà máy để bố trí sắp xếp các hạng mục công trình, các công trình kỹ thuật, biện pháp giải quyết các vấn đề vi khí hậu của nhà máy sao cho phù hợp tối đa yêu cầu dây truyền công nghệ của nhà máy cũng như các nhà máy lân cận trong khu công nghiệp.
Xác định cơ cấu mặt bằng, hình khối kiến trúc của các hạng mục công trình, định hướng nhà, tổ chức mạng lưới công trình phục vụ công cộng, trồng cây xanh, định hướng phân chia thời kỳ xây dựng, nghiên cứu khả năng mở rộng và phát triển nhà máy.
Giải quyết các vấn đề có liên quan đến môi trường qua các giải pháp đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp, chống ồn, chống ô nhiễm mặt nước và khí quyển, cũng như công tác phòng chống hoả hoạn.
Giải quyết các quan hệ về cảnh quan đô thị với môi trường xung quanh tạo khả năng hoà nhập của nhà máy với các nhà máy lân cận, phù hợp hài hoà với không gian tự nhiên của vùng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của phương án thiết kế về các phương diện hiệu quả sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chuyên ngành.
5.3.1.2. Các yêu cầu khi thiết kế tổng mặt bằng nhà máy.
Để có được phương án tối ưu khi thiết kế qui hoạch tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
nhất, không trùng lặp, lộn xộn, hạn chế tối đa sự giao nhau. Đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa các hạng mục công trình với hệ thống giao thông, các mạng lưới cung cấp kỹ thuật khác bên trong và bên ngoài nhà máy.
Trên khu đất xây dựng nhà máy phải được phân thành các khu vực chức năng theo đặc điểm của sản xuất, yêu cầu vệ sinh, khối lượng phương tiện vận chuyển, mật độ công nhân..tạo điều kiện tốt cho quản lý vận hành của các khu chức năng.
Diện tích khu đất xây dựng được tính toán thoả mãn mọi yêu cầu đòi hỏi của dây chuyền công nghệ trên cơ sở bố trí hợp lý các hạng mục công trình.
Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hợp lý phù hợp với dây chuyền công nghệ, đặc tính hàng hoá đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất và quản lý.
Phải thoả mãn các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, hạn chế tối đa các sự cố sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường bằng các giải pháp phân khu chức năng.
Khai tác triệt để các đặc điểm địa hình tự nhiên, đặc điểm khí hậu địa phương nhằm giảm đến mức có thể chi phí san nền, xử lý nền đất, tiêu thuỷ..
Phải đảm bảo tốt mối quan hệ hợp tác mật thiết với các nhà máy lân cận trong khu công nghiệp với việc sử dụng chung các công trình đảm bảo kỹ thuật, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường..
Phân chia thời kỳ xây dựng hợp lý, tạo điều kiện thi công nhanh, sớm đưa nhà máy vào sản xuất, nhanh chóng hoàn vốn đầu tư xây dựng.
Đảm bảo các yêu cầu quanh tạo thành thẩm mỹ của từng công trình, tổng thể nhà máy. Hoà nhập đóng góp cảnh quan xung khung cảnh kiến trúc công nghệp đô thị.
5.3.2. Thuyết minh vùng và các phân xưởng trong nhà máy.
Tổng diện tích sử dụng của toàn nhà máy là: Ssd = 3250 (m2).
Mặt bằng nhà máy được thiết kế theo nguyên tắc phân vùng:
5.3.2.1. Vùng 1 (vùng trước nhà máy).
Vùng này gồm các công trình sau:
Trong khu nhà hành chính có bố trí nhà vệ sinh, khu nhà hành chính xây bằng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối 2 tầng, mỗi tầng có 5 phòng.
Kích thước: 12 x 5 x 8,4 (m)
Diện tích nhà cần xây: S = 12 x 5 = 60 (m2)
b. Khu nhà ăn & hội trường.
Xây khu nhà 2 tầng bằng khu bê tông cột thép toàn khối, khu nhà này được xây sau nhà hành chính và có cửa hướng ra vườn hoa, đài phun nước. -Chiều dài khu nhà ăn hội trường: d = 12 (m)
-Chiều rộng khu nhà ăn hội trường: r = 5 (m) - Chiều cao khu nhà ăn hội trường: h = 8,4 (m) - Diện tích nhà ăn - hội trường: S = 60 (m2)
Khu nhà được xây bằng khung bê tông cốt thép toàn khối có nhịp nhà 2,5 m, bước cột 4 m; nền nhà xi măng bê tông phía trên có lát đá hoa.
c. Nhà giới thiệu sản phẩm.
Đây là nơi giao dịch bán hàng, giới thiệu sản phẩm khi khách hàng đến tham quan. Đồng thời cũng là nơi đáp ứng nhu cầu của khách hành đến đặt hàng. Nhà giới thiệu sản phẩm được đặt trước nhà máy, giáp với trục đường chính. Bày đặt sản phẩm và trang trí nhà này phải bắt mắt và có thẩm mỹ cao vì nó chính là bộ mặt của nhà máy mà khách hàng biết đến đầu tiên. Lựa chọn kích thước cơ bản:
Kích thước: 5x4x4,8 (m)
Diện tích: S = 18x12 = 20 (m2)
Nhà được xây bằng khung lắp ghép, phía trước nhà lắp đặt kính trắng.
5.3.2.2. Vùng 2 (vùng sản xuất).
Vùng này gồm các công trình sau:
a. Phân xưởng tiếp nhận và xử lý quả.
Khi xoài được chở đến nhà máy, đầu tiên nó được cân để xác định trọng lượng, sau đó cho qua băng tải để phân loại; tiếp đến là rửa quả, nghiền. Cuối cùng phân tích các thành phần có trong dịch dứa để bổ sung các yếu tố như: đường, táo mèo, chất sinh trưởng.. Đạt yêu cầu của dịch lên men.
-Chiều dài phân xưởng tiếp nhận và xử lý quả: d = 18(m) -Chiều rộng phân xưởng tiếp nhận và xử lý quả: r = 10 (m) -Diện tích toàn phân xưởng: S = 18 x 10 = 180 (m2)
-Chiều cao của phân xưởng thường tính theo chiều cao của thiết bị cao nhất, nhưng theo tiêu chuẩn của nhà công nghiệp với nhịp nhà 8 m chọn chiều cao của nhà H1 = 7,2 m.
b. Phân xưởng lên men và trữ rượu vang
Do đặc điểm của các tank lên men cần quá trình điều khiển các thông số được tối ưu và các tank lên men rượu vang thường nhỏ và thấp. Nên phân xưởng lên men được xây dựng bằng khung thép zamin, sử dụng tôn làm mái.
Dựa vào kích thước và cách bố trí các tank chúng ta tính tương đối được:
-Chiều dài phân xưởng lên men: d = 18 (m) -Chiều rộng phân xưởng lên men: r = 10 (m)
-Diện tích phân xưởng lên men: S = 18 x 10 = 180 (m2).
Chiều cao của các tank lên men thường 4,5 m; đồng thời dựa vào thông số kết cấu nhà thép chọn chiều cao H1 = 7,2 m;
Dựa vào kích thước các tank trữ rượu vang chúng ta cũng có thể tính tương đối các thông số sau:
Chiều dài phân xưởng trữ rượu vang: d = 18 m Chiều rộng phân xưởng trữ rượu vang: r = 10 m
Diện tích phân xưởng trữ rượu vang tương ứng là: 18 x 10 = 180 m2
d. Phân xưởng hoàn thiện
Kiểm tra rượu vang tàng trữ, khi đã đạt yêu cầu thì đưa đi đóng chai và bock. Trong phân xưởng hoàn thiện bố trí các thiết bị như: máy rửa chai, máy chiết chai & dập nút, máy thanh trùng máy dán nhãn và máy lọc rượu vang.
Dựa theo kích thước và cách bố trí thiết bị tính sơ bộ được phân xưởng hoàn thiện:
-Chiều dài phân xưởng hoàn thiện: d = 18 (m) -Chiều rộng phân xưởng hoàn thiện: r = 10 (m)
chuẩn xây dựng công nghiệp chọn H1 = 7,2 (m).
e. Kho thành phẩm
Sau khi rượu vang được đóng chai, nó có thể đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhưng nếu chưa tiêu thụ được ngay và muốn có chất lượng tốt hơn thì các chai rượu vang được đưa vào kho thành phẩm, tại đây nhiệt độ trong kho luôn giữ to = 15 – 20oC. Các chai rượu vang được xếp ngay ngắn trên các giá kệ. - Yêu cầu kỹ thuật đối với kho thành phẩm
- Ít ánh sáng, bởi vì ánh sáng sẽ làm cho rượu chóng bị già.
- Có độ ẩm 65 – 75% vì nếu không khí quá khô, nút bấc sẽ teo đi, quá trình trao đổi khí sẽ nhiều hơn, cũng làm cho rượu chóng bị già.
- Cửa kho luôn quay ra hướng Bắc, cửa thông gió quay ra hướng Nam để không khí lạnh luôn chuyển động trong kho.
- Để đảm bảo các điều kiện trên nên dùng máy điều hoà nhiệt độ trong kho. - Chú ý: trong kho chứa và bảo quản rượu không có các loại thực phẩm hay hoá
chất nặng mùi như hành tỏi, sơn, vani, hoá chất tẩy rửa..
- Giá kệ để rượu được xây bằng gạch thô, trát xi măng. Chai rượu vang bao giờ cũng đặt ở vị trí nằm ngang trên giá, để rượu luôn tiếp xúc với nút bấc và trao đổi khí oxi được dễ dàng.
o Nền kho chứa làm bằng xi măng và bê tông gồm các lớp ( vữa xi măng, bê tông sỏi, đất dầm chặt ). Trên nền dải một lớp cát mỏng, trên lớp cát có một lớp đá dăm để hút ẩm và giữ cho sàn luôn được khô dáo.
Kích thước của kho thành phẩm: -Chiều dài kho thành phẩm: d = 7 (m) -Chiều rộng kho thành phẩm: r = 7 (m)
-Diện tích kho thành phẩm: S = 7 x 7 = 49 (m2) ≈ 50 m2
-Chiều cao kho thành phẩm chọn H1 = 4,8 (m)
f. Nhà lạnh
Dùng máy nén 1 cấp để làm lạnh chất tải nhiệt, từ đó chất tải nhiệt được bơm đi làm lạnh các tank lên men, tank tàng trữ và kho thành phẩm.
a. Kho nguyên liệu
Kho nguyên liệu được chia làm 3 phân vùng chính là vùng chứa đường, và vùng chứa chất trợ lọc, chất sinh trưởng..
Diện tích xây dựng kho nguyên liệu có S = 8 x 5 = 40 (m2) và có chiều cao 4,8 m;
b. Kho chứa chai, thùng carton
Chai, bock thùng mua để dự trữ. Khi thiết kế nên xây dựng gần nhà hoàn thiện sản phẩm để thuận tiện thao tác.
Chọn kho có kích thước: 8 x 5 x 4,8 (m) Diện tích của kho: S = 8 x 5 = 40 (m2)
c. Trạm biến áp
Đây là nơi biến đổi điện áp về giá trị cần thiết dùng cho cả nhà máy. Do đó kích thước chọn sơ bộ như sau:
Kích thước trạm biến áp: 4 x 4 x 6,4 (m) Diện tích trạm biến áp: S = 4 x 4 = 16 (m2)
Trạm biến áp được xây dựng bằng khung bê tông cốt thép toàn khối.
d. Phân xưởng cơ điện
Thường bố trí gần trạm biến áp để dễ tải điện và giảm tổn thất điện năng. Các thông số kích thước chọn như sau: