Tình hình huy động vốn của một số ngân hàng năm 2012 2014

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập tại các NHTMCP việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 287 (Trang 39 - 55)

STT Chỉ tiêu Số dư (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (giảm) so với tháng 12/2013 (%) 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 416.769 13,83 2 Công nghiệp và xây dựng 1.393.700 6,13

- Công nghiệp 1.016.338 4,88 - Xây dựng 377.362 9,63 3. Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn

thông

868.175 8,68 - Thương mại 737.308 9,71 - Vận tải và Viễn thông 130.867 3,21 4 Các hoạt động dịch vụ khác 1.291.904 29,22

TỔNG CỘNG 3.970.548 14,16

Nguồn: Tự tổng hợp

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Năm 2014 vốn ngân hàng đầu tư vào nền kinh tế cải thiện hơn năm 2013, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển đổi theo hướng tập trung vào các lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng và lĩnh vực rủi ro thấp, cho vay Chính phủ rịng tăng thấp hơn năm 2013.

Phù hợp với xu hướng hồi phục nhẹ của nền kinh tế, đầu tư cho nền kinh tế tăng so với năm 2013, các TCTD tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro thấp cụ thể năm 2014 dư nợ tín dụng của tồn hệ thống là 3.970.548 tỷ đồng, tăng 14.16% so với năm 2013 trong đó mức dư nợ cao nhất tập trung vào ngành công nghiệp (1.016.338 tỷ đồng), thương mại (737.308 tỷ đồng) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (416.769 tỷ). Bên cạnh đó lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất 13,83% so với năm 2013, tiếp theo là thương mại 9,71%.

29

Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng tháng 12/2014

Loại hình TCTD Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (TT1) NHTM Nhà nước 25,02 94,61 NHTM Cổ phần 21,35 75,36 NH Liên doanh nước ngoài -445 57,36 Cơng ty tài chính cho thuê 49 220,76 Tổ chức tín dụng hợp tác Ũ51 99,25 Toàn hệ thống 20,15 83,67

Nguồn: NHNN

Khác với nhóm NHTMCP Nhà nước, tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) ở các NHTMCP thấp hơn nhiều. Tính đến 31/12/2014, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của nhóm NHTM Nhà nước là 94,61% trong khi đó nhóm NHTMCP là 75,36% thấp hơn so với toàn ngành (83,67%). Trong nhóm NHTMCP chỉ có Eximbank và SHB đang có tỷ lệ này vượt quá 80% còn tại các ngân hàng khác đều dưới ngưỡng cảnh báo của NHNN. Thậm chí, MBB và Techcombank chỉ quanh mốc 60%.

Với tỷ lệ LDR thấp như vậy cho thấy năm 2014 khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung rất thấp.

30

Bảng 2.11: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động năm 2014 so với năm 2013

Nguôn: NHNN

Nợ xấu năm 2014 có sự tăng nhẹ vào những tháng giữa năm 4,17% với giá trị nợ xấu tăng lên 132500 tỷ đồng sau đó giảm dần vào những tháng cuối năm. Tính đến tháng 11/2014, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 3,82%, tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại của NHNN, dựa trên thơng tin tín dụng của Trung tâm Thơng tin tín dụng (NHNN) là 5,3%. Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể và nợ xấu của tồn hệ thống được kì vọng sẽ giảm xuống dưới mức 3% vào năm 2015. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc tự xử lý nợ xấu bản thân mỗi ngân hàng cùng với sự giám sát của NHNN và khả năng hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Phương tiện thanh tốn Số lượng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Tỷ lừmg) 31

Biều đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ tín dụng các tháng trong năm 2014

4.22 4,02 3,82 3,62 3.42 3,22 1/2014 3/2014 5/2014 7/2014 9/2014 11/2014 2/2014 4/2014 6/2014 8/2014 10/2014 12/2014 Tháng/Nãm

Tỳ lệ Nợ xấu trong tỗng dư nợ tin dụng(%)

Nguồn: NHNN

2.1.2.3. Sản phẩm dịch vụ khác

Trong ngành tài chính ngân hàng, thời kì tập trung tăng trưởng nhờ tín dụng đang dần trơi qua khi nhiều ngân hàng đang tìm hướng đi riêng riêng, trong đó có đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm cho khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiêp. Ngoài việc thay đổi định hướng, việc đổi mới phương thức giao dịch, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và hoạt động sản xuất các NHTM hiện nay không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nền tảng công nghệ, nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, mang tầm cỡ khu vực.

Năm 2014 dân số Việt Nam ước tính là 90 triệu người, trong đó có tới 2/3 người dân ở nơng thơn nhìn chung chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, là một thách thức, đồng thời cũng là cơ hội đối với các NHTM Việt Nam. Nhận thức được vai trò của dịch vụ trong cạnh tranh và trong xu thế mới, vì vậy các ngân hàng phải có những kế hoach, chiến lược cụ thể để giúp người dân tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như: Thứ nhất, là tiếp tục xây dựng các kênh thanh toán điện tử và hướng dẫn người tiêu dùng/ chủ doanh nghiệp. Thứ hai, tập trung giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản của họ. Thứ ba, tập trung vào việc cho vay trực tiếp tới phân khúc khách hàng và các doanh nghiệp có thu nhập trung bình khá và ổn định.

Thứ tư, hồn thiện hệ thống quy trình đơn giản thuận tiện. Thứ năm, tung ra các sản

phẩm, dịch vụ một cách sáng tạo phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân số trẻ Việt Nam và cuối cùng là phải cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ

Bên cạnh đó, trong những năm qua ngành Ngân hàng đã rất quan tâm, thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực dân cư, đặc biệt 5 năm trở lại đây dịch

32

vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh cả về số lượng máy giao dịch tự động (ATM), các điểm chấp nhận thẻ (POS) và số lượng thẻ đã phát hành. ATM, POS đã được kết nối liên thơng trong tồn hệ thống ngân hàng.( chi tiết ở phụ lục 04)

Bảng 2.12: Số liệu giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát sinh trong Quý III/2014

Thẻ ngân hàng 4 8.445.259 43.708

Séc 153.881 22.768

Lệnh chi 58.966.011 12.023.878 Nhờ thu 416.907 257.330 Phương tiện thanh toán khác5 27.297.356 2.466.899

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN

2.1.3. về nguồn nhân lực, khả năng quản trị điều hành

Đội ngũ lãnh đạo có vai trị quyết định trong sự thành bại của bất kỳ tổ chức nào. Vì vậy, các ngân hàng Việt Nam đang tiến hành tăng cường và chủ động đào tạo, phát triển lực lượng quản lý này. Đây là giải pháp bền vững dành cho các ngân hàng trong nỗ lực xây dựng và khẳng định vị thế của mình. Thị trường tài chính - ngân hàng cạnh tranh ngày càng mạnh, vì vậy trình độ quản trị của đội ngũ lãnh đạo cần được nâng cao hơn, việc quản trị ngân hàng đòi hỏi những yêu cầu mang tính hệ thống mới mẻ hơn so với trước đây.

Các yếu tố con người, công nghệ, việc phân chia trách nhiệm giữa hội sở và các đơn vị kinh doanh đều cần được xem xét và điều chỉnh sao cho phù hợp. Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải linh hoạt hơn, có những tư duy đổi mới hơn khi tác nghiệp. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro, yếu tố tín nhiệm và đạo đức nghề nghiệp phải được coi là nền tảng cho mọi kết quả trong hoạt động kinh doanh ngành Tài chính - ngân hàng. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ lãnh đạo sẽ góp phần tăng cường những yếu tố này.

4 Phản ánh số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán nội địa được thực hiện bằng thẻ do ngân hàng phát hành báo cáo, không bao gồm: (i) các giao dịch thanh toán quốc tế, giao dịch của các thẻ do các ngân hàng ở nước ngoài phát hành; (ii) các khoản gửi, rút tiền hoặc chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một; và (iii) các khoản thanh toán giữa các TCTD và khách hàng (như các khoản cho vay, trả nợ gốc/lãi tiền vay, hoặc phí,...).

5 Phương tiện thanh tốn khác gồm: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Thư tín dụng nội địa, SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking, Internet Banking, Giấy chuyển khoản từ tài khoản vãng lai CA-Current Account,...

33

Cùng với việc tuyển dụng nhân sự mới, các ngân hàng cũng ra sức tổ chức những khóa đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo mũi nhọn. Nguồn lực có tính chất quyết định trong việc xây dựng năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng nên ưu tiên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống. Đồng thời các ngân hàng cũng cần chú trọng công tác tuyển dụng, thu hút nhiều cán bộ, chun gia có trình độ chun mơn cao từ các tập đồn tài chính đa quốc gia hàng đầu gia nhập đội ngũ lãnh đạo của mình. Ngồi ra, các ngân hàng cần quan tâm phát triển đội ngũ lãnh đạo kế cận, chuẩn bị cho sự phát triển ở quy mô và vị thế mới.

Nhu cầu nhân sự chất lượng cao vẫn rất lớn

Ngành ngân hàng trong những năm trước đây đã phát triển về chiều rộng khá nhanh, thể hiện qua việc tăng số lượng ngân hàng và mở ra hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) rộng khắp cả nước. Do đó, số lượng nhân viên ngân hàng phát triển đột biến. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, quy mô nhân lực ngành ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng, từ 67.558 người năm 2000 lên 180.000 người năm 2012. Dự báo, đến năm 2015 nhu cầu nhân lực cấp cao ngành tài chính khoảng 94.000 người, năm 2020 là 120.900 người.

Thời gian gần đây, việc tái cơ cấu, sáp nhập ngân hàng đã và đang diễn ra nhằm làm cho hệ thống tài chính vững mạnh hơn. Việc này cũng dẫn tới những biến động trong bộ máy nhân sự của các ngân hàng. Báo cáo của cá ngân hàng cho biết nhân sự ngân hàng những năm gần đây giảm nhẹ BIDV giảm 2%, Eximbank giảm 8%...Tuy nhiên, nhu cầu nhân sự chất lượng cao của các ngân hàng vẫn rất lớn. Ở những lĩnh vực chuyên sâu hiện nay rất khó tìm được ứng viên phù hợp, một số ngân hàng phải thuê chuyên gia nước ngoài, như: chiến lược phát triển kinh doanh, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế,...

2.1.4. về xây dựng và phát triển thương hiệu

Theo kết quả nghiên cứu về đánh giá uy tín ngân hàng cho thấy các đánh giá tích cực về các ngân hàng trong Quý 2 năm 2014 đang có xu hướng tăng lên, cùng với đó, khoảng cách giữa hai đường tích cực và tiêu cực cũng ngày càng rộng hơn. Những đánh giá tích cực chủ yếu dành cho các NH có kết quả hoạt động tốt, có nhiều sản phẩm/ dịch vụ/ tiện ích mới được khách hàng đánh giá cao. Các đánh giá tiêu cực áp

34

đảo về kết quả hoạt động không tốt (doanh thu, lợi nhuận giảm), các vấn đề về thay đổi/ cắt giảm nhân sự, nợ xấu gia tăng, những sai phạm trong hoạt động cho vay của NH...

Giai đoạn cuối năm 2013 và đầu năm 2014, ngành ngân hàng đón hàng loạt các thông tin xấu về kinh doanh thua lỗ, nợ xấu... khiến số lượng tin tiêu cực tăng vọt, đặc biệt vào tháng 2/2014 với ảnh hưởng từ việc xét xử Huyền Như, bầu Kiên đến một số NH lớn như Vietinbank, ACB. Chỉ khi các thông tin về triển vọng tái cấu trúc, điều chỉnh giảm lãi suất của NH... chính thức được cơng bố vào cuối tháng 4, đầu tháng 5/2014, các đánh giá tích cực mới có chiều hướng gia tăng, lấn dần lượng thông tin tiêu cực của NH.

Biều đồ 2.4: Tỷ suất đánh giá Tích cực so với Tiêu cực trong tổng số bản ghi về các NH theo tháng

Đơn vị:%

Nguồn: CSDL 2.473 bản ghi về các NHTM tại Việt Nam từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014

Cũng theo khảo sát của Vietnam Report, các đại diện DN Việt Nam thường lựa chọn NH vay vốn/ gửi tiền dựa vào 3 yếu tố chính yếu bao gồm: Uy tín NH (77,1%), Dịch vụ chăm sóc khách hàng (65,7%), lãi suất NH (57,1%). Rõ ràng, uy tín là tài sản vơ hình vơ giá của NH cần được đầu tư thích đáng để đạt được mục tiêu phát triển lâu dài trong tương lai.

35

Biểu đồ 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn NH của doanh nghiệp

DN

Nguồn: Khảo sát các Doanh nghiệp VNR500, Fast500 và V1000 do Vietnam Report thực hiện, Tháng 8/2014

2.1.5. về chiến lược mở rộng mạng lưới

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính và giới thiệu của các ngân hàng cho thấy, đến thời điểm đầu quý 3 năm nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (tính cả Agribank) có hơn 9.200 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp cả nước, một số ngân hàng có chi nhánh nước ngồi như Sacombank, Vietinbank, SI IB.. .Trong đó, riêng lượng chi nhánh, phịng giao dịch của Vietinbank và Agribank chiếm trên 1/3 tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống. Số chi nhánh và phịng giao dịch của MDBank (ngân hàng Mê Kơng) là thấp nhất hệ thống khi chưa đạt con số 30.

Những năm trước, việc phát triển hệ thống mạng lưới được các ngân hàng rất chú trọng và cũng không quá khắt khe, tuy nhiên kể từ khi Thông tư 21 quy định về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng có hiệu lực vào 21/10/2013, NHNN đã siết chặt hơn rất nhiều việc mở mới các chi nhánh, khiến cho các ngân hàng gặp khó về mở rộng mạng lưới, đặc biệt là với các ngân hàng nhỏ và vốn thấp. Theo quy định hiện hành, mỗi nhà băng chỉ được mở tối đa 10 chi nhánh trong nội thành Hà Nội và TP HCM. Để được mở thêm chi nhánh, ngân hàng phải kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm tốn của năm trước liền kề, đồng thời nợ xấu của năm trước liền kề không được vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quy định của Thống đốc. Tỷ lệ vốn tối thiểu cho mỗi chi nhánh là 300 tỷ đồng. (chi tiết Phụ lục 02)

36

2.1.6. về phát triển công nghệ thông tin

NHNN cũng cho biết, phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến là xu hướng tất yếu và mang tính khách quan, đem lại lợi ích rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế. Bên cạnh kênh giao dịch truyền thống tại các trụ sở ngân hàng, với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực CNTT, các ngân hàng đã phát triển và mở rộng nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới như Mobile banking, Internet banking, mPayment, SMS Banking, Ví điện tử......giúp khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng thông qua mạng di động, mạng Interrnet vào mọi lúc, mọi nơi, mà không cần phải đến trụ sở ngân hàng như trước đây. Công nghệ ngân hàng phát triển, thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng đã góp phần minh bạch hóa các giao dịch kinh tế, giúp tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong việc in, đúc, vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt.

Hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) là sản phẩm cơ bản của các ngân hàng tiên tiến trên thế giới đã được ứng dụng phổ biến ở các ngân hàng Việt Nam. Thông qua hệ thống ngân hàng lõi, khách hàng có thể tiếp cận với các các sản phẩm, tiện ích ngân hàng ở bất cứ điểm giao dịch nào trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, ứng dụng Hệ thống ngân hàng lõi còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách, đổi mới về thể chế, tăng hiệu quả điều hành, quản trị nội bộ, quản trị rủi ro và cắt giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng.

Ngồi ra, hệ thống thông tin phục vụ quản trị, điều hành của ngành Ngân hàng trong thời gian qua cũng được đánh giá là không ngừng được cải thiện đã cung cấp, xử lý kịp thời các thông tin cần thiết, hỗ trợ ra quyết định. Số liệu hoạt động của toàn hệ

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập tại các NHTMCP việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 287 (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w