Các thương vụ mua cổphần của NHNNg với các ngân hàng nội địa

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập tại các NHTMCP việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 287 (Trang 60 - 62)

Nguồn: Website các ngân hàng

Điển hình trong hoạt động này là các thương vụ như:

(i) NH TMCP Kỹ thương (Techcombank) và HSBC: tháng 12/2005 ngân hàng HSBC ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. 07/2007, được sự cho phép của NHNN, Techcombank bán thêm 5% cổ phần cho HSBC. Đến tháng 08/2008 HSBC trở thành NHNNg đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước với vốn đầu tư 30 triệu USD. 01/01/2009 HSBC trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Với việc nắm giữ 20% cổ phần tại Techcombank, HSBC được phép tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng. Một mặt HSBC muốn sử dụng Techcombank để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng mặt khác Techcombank bên cạnh việc gia tăng vốn chủ sở hữu, còn nhận được sự hỗ trợ về kĩ thuật, về chiến lược phát triển cũng như cải tổ các hoạt động quản trị điều hành và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có đẳng cấp cao hơn cùng với đội ngũ chuyên gia của HSBC sang làm việc và hỗ trợ cho

Ngân hàng mua

cổ phần Công ty (CT) mua cổ phần

46

Techcombank và sau này trở thành nhân sự cấp cao của Techcombank. Điều này giúp cho NH Kỹ thương cũng có chuyển hướng như một ngân hàng nước ngoài, một số hoạt động đạt được tiêu chuẩn về quản trị, chất lượng của một ngân hàng toàn cầu. Ket quả này được thể hiện rõ ràng hơn khi 08/2006 Techcombank là NH TMCP đầu tiên được Moody’s xếp hạng tín nhiệm.Năm 2007, Techcombank trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối NH TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch, nâng cấp hệ thống corebanking T24R06 đồng thời cho ra mắt nhiều sản phẩm mới đa dạng, phong phú. Năm 2008, vốn điều lệ của Techcombank là 3642 tỷ đồng, tổng tài sản là 59360 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1600 tỷ đồng tăng 225% so với năm 2007, đồng thời trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam với thị phần 14%, triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa cơng nghệ. Đồng thời trong năm 2008 Techcombank đã thành lập 3 cơng ty trực thuộc đó là: cơng ty quản lý tài sản và khai thác thu nợ Techcom AMC, công ty quản lý Quỹ Techcom Capital và cơng ty chứng khốn Techcom Securities.

(ii) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) và ngân hàng Sumitomo Mitsui: tháng 8/2007 Eximbank bán 25% cổ phần cho bốn nhà đầu tư chiến

lược nước ngoài là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (15%), nhà đầu tư VOF

Investment Limited - British Virgin Islands (5%), Mirae Asset Hàn Quốc (4,5%) và

Mirae Asset Maps (0.5%) thu về gần 400 triệu USD. Lợi thế này không chỉ giúp Eximbank tăng thêm khả năng tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh,mà còn giúp

Eximbank tiếp nhận cung cách quản trị điều hành và cơng nghệ ngân hàng hiện

đại, từ

đó có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu dịch vụ sản phẩm ngân hàng mới, phát triển

mạnh thanh toán quốc, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư cho các doanh

nghiệp trong nước khi làm ăn với đối tác và thị trường Nhật Bản

(iii) Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội (Habubank): tháng 6/2007 bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức). Deutsche Bank được biết đến là một

ngân hàng đầu tư nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là thị trường Đức và Châu Âu. Đến

31/12/2011 vốn điều lệ của Habubank đạt 4.040 tỷ đồng, thơng qua việc hợp tác

47

đồn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 15% tại ngân hàng này

b. Các ngân hàng TMCP trong nước bán cổ phần cho các đối tác trong nước Bên cạnh việc mua cổ phần của đối tác nước ngoài đối với ngân hàng trong nước, các ngân hàng trong nước còn mua cổ phần lẫn nhau nhằm mục đích các bên cùng có lợi, thực hiện tăng vốn điều lệ, liên kết cơng nghệ như ATM, thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mater card..., hỗ trợ thanh khoản và nghiên cứu chính sách kinh doanh của ngân hàng mục tiêu. Bên cạnh đó các cơng ty, tập đồn tài chính lớn tại Việt Nam cũng tham gia mua cổ phần của các NH TMCP.

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập tại các NHTMCP việt nam thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 287 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w