Tình hình tài chính của Cơng ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng bắc giang (Trang 57 - 65)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

2.2.1. Tình hình tài chính của Cơng ty

Trong 2 năm 2008, 2009, nền kinh tế của Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Sự khó khăn đến với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên cơng ty CP xi măng Bắc Giang cũng đã có những nỗ lực cố gắng nhằm vượt qua cơn bão khủng hoảng. Đặc biệt là trong 2 năm này có rất nhiểu biến động trên thị trường xi măng, từ cơn sốt xi măng năm 2008 đến những biến động từ thị trường nhập khẩu xi măng. Tuy hiện nay sản lượng xi măng của toàn bộ ngành vẫn đang đáp ứng được nhu cầu ở mức cân đối. Nhưng đến tháng 10 năm 2009 với sự tham gia của 6 nhà máy sản xuất xi măng thì việc thừa xi măng sẽ rất dễ xảy ra, điều đó cũng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng hiện tại và sự cạnh tranh trong ngành cũng sẽ gay gắt hơn. Kết quả hoạt động tài chính của Công ty CP xi măng Bắc Giang được thể hiện

ở bảng phần nào những biến động của Công ty trong 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tài chính Cơng ty cổ phần xi măng Bắc Giang (giai đoạn 2004-2008)

TT Chỉ tiêu 1 Tổng giá trị tài sản 2 Doanh thu 3 Lợi nhuận thuần 4 Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần xi măng Bắc Giang (2004-2008)

Qua biểu số liệu trên ta thấy về cơ bản giá trị tổng tài sản của công ty về cơ bản ổn định qua các năm từ năm 2004 đến năm 2007, chỉ đến năm 2008 mức độ tăng trưởng mới đạt bước nhảy vọt (19,2%). Mức tăng tổng tài sản của Công ty đạt cao nhất trong năm 2008 so với năm 2006, tương đương khoảng 10.855 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ tiêu về tổng tài sản chưa đánh giá được toàn bộ về sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Trong khi giá trị tổng tài sản cơ bản ổn định thì doanh thu, lợi nhuận tăng liên tục từ năm 2005 tới năm 2007. Doanh thu năm 2004, 2005 khơng có biến động nhiều, đến năm 2006 doanh thu đã tăng 9%, năm 2007 tăng cao nhất là 25,7% (tương ứng 12.269 triệu đồng).

cầu của Cơng ty. Cổ phần hóa sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong quản lý, làm cho việc quản lý hiệu quả hơn nhưng mặt khác cũng giúp việc huy động vốn dễ dàng. Hiệu quả của mơ hình hoạt động cổ phần hoá thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế mà Công ty đã đạt. Ngay trong năm cổ phần hoá đầu tiên lợi nhuận đã tăng 141,5% so với năm trước khi cổ phần. Đến năm 2007, con số này là 108,4%. Năm 2008 có mức độ tăng trưởng về tổng tài sản là lớn nhưng thực tế chỉ tiêu về lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với năm 2007. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ Công ty cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đồng thời trong năm 2007, ngoài khoản lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, Cơng ty có khoản thu nhập tài chính do được xố khoản nợ trước khi cổ phần hoá của ngân hàng Đầu tư tỉnh Bắc Giang. Năm này ghi nhận một mốc son trong kết quả đạt được của Công ty.

Lợi nhuận tăng đã tạo điều kiện để bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Trên biểu số liệu thể hiện rất rõ, năm 2005 (sau khi cổ phần hố một năm) thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 297,7% so với năm 2004. Với số vốn chủ sở hữu tăng sẽ tạo những thuận lợi trong việc sử dụng nguồn vốn. Đây cũng chính là những ưu điểm của hình thức cổ phần, tạo được sự tự chủ về nguồn vốn cho các doanh nghiệp cổ phần.

Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang (giai đoạn 2004-2008) ti êu C h

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn phục vụ công tác SXKD Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang (giai đoạn 2004-2008)

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2004 T Chỉ T tiêu Vốn 1 chủ sở hữu 2 Vốn vay Tổng 3 nguồn vốn

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn phục vụ công tác SXKD Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang giai đoạn (2004-2008)

100% C h ti êu 80% 60% 40% 20% 0% Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm Vốn vay Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất kinh doanh của Cơng ty khơng có biến động nhiều từ năm 2004 đến năm 2007, chỉ đến năm 2008 số vốn mới tăng mạnh. Với việc tăng vốn chủ sở hữu cũng như lợi nhuận qua các năm mặc dù vẫn tồn tại những khó khăn nhưng điều đó cũng chứng tỏ Cơng ty đã có những bước tiến rất tích cực trong việc cải tổ bộ máy cũng như định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Để có thể huy động được vốn điều đó yêu cầu cần phải huy động được sự ủng hộ của các nhà đầu tư. Có nghĩa là thuyết phục được họ bằng chính những quyết định của Cơng ty trong việc phát triển. Tuy nhiên đây cũng có thể được coi là một thách thức đối với bản thân Công ty, làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của các nhà đầu tư đồng thời phải đưa ra được những quyết định

Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được đáp ứng từ 2 nguồn vốn: vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trước khi cổ phần hoá, do được sự bảo hộ của nhà nước, ban giám đốc công ty chưa thực sự chuyên tâm, chú trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Ngay sau khi cổ phần hoá, nguồn vốn chủ sở hữu liên tục được bổ sung. Từ con số 5.667 triệu đồng năm 2004 lên tới 32.014 triệu đồng năm 2008. Có được kết quả trên là do ngay từ đầu năm 2008, tập thể lãnh đạo công ty đã xác định chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở năng lực, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban, phân xưởng trực thuộc và căn cứ vào điều tra thị trường để nắm bắt nhu cầu, yêu cầu khách hàng. Kết quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng thì tỷ trọng vốn vay chiếm trong tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm từ 2004 đến 2008. Từ chỗ vốn vay chiếm 88% trong tổng nguồn vốn thì nay chỉ cịn là 44% trong tổng nguồn vốn. Khoản vay chủ yếu mà Công ty vay là 2 Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Giang, Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang và vay ngân sách tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng bắc giang (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w