2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty
ty a. Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty CP xi măng Bắc Giang được thể hiện qua các chỉ tiêu tại Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang (giai đoạn 2004-2008)
TT Chỉ tiêu
1 Doanh thu
2 Lợi nhuận thuần
3 Vốn chủ sở hữu
4 Tổng nguồn vốn
5 Hiệu suất sử dụng
tổng vốn
6 Tỷ suất lợi nhuận
trên DT
Tỷ suất lợi nhuận
7 trên vốn KD
(ROA)
Tỷ suất lợi nhuận
9 trên vốn chủ SH
(ROE)
8 Số lần chu chuyển
tổng tài sản
Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần xi măng Bắc Giang (2004-2008)
* Hiệu suất sử dụng tổng vốn:
Năm 2004 hiệu suất sử dụng tổng vốn là 92,88% (tức là một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,9288 đồng doanh thu). Đến năm 2006 là 103,47%, tăng 11,4%. Hiệu suất đạt cao nhất vào năm 2007 là 125,47% (một đồng vốn tạo ra 1,2547 đồng doanh thu). Đây là năm thứ ba thực hiện hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần. Ý thức làm chủ tập thể và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao và khẳng định rõ rệt. Doanh nghiệp đã tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, tự chủ trong điều hành và quản lý vốn Cơng ty, đã hồn thiện hơn nữa cơng tác khốn lương cho các bộ phận nhằm phát huy tính tự chủ của bộ phận, gắn liền lương với phục vụ sản xuất thông qua năng suất và chất lượng
lao động, rà soát lại định mức vật tư cho 1 sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh….Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty được nâng cao. Tuy nhiên đến năm 2008, con số này đã giảm xuống 91,29%.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh có xu hướng tăng lên. Năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 0,75% (một đồng vốn kinh doanh mang lại 0,0075 đồng lợi nhuận). Năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 1,79% (một đồng vốn kinh doanh mang lại 0,0179 đồng lợi nhuận). Năm 2004, 2005 Công ty sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng, chi phí lãi vay lớn, do đó tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đạt thấp. Đến năm 2007 tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất là 0,0421 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng vốn kinh doanh ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Qua biểu tính tốn số liệu cho thấy, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,062 đồng lợi nhuận ở năm 2004, năm 2005 là 0,037 đồng, năm 2006 là 0,035 đồng, năm 2007 là 0,071 đồng, năm 2008 là 0,049 đồng. Ta thấy năm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt cao nhất vào năm 2007. Đến năm 2008 có xu hướng giảm. Điều này cũng khơng khó lý giải vì năm 2008 là năm Cơng ty cũng như các doanh nghiệp trong toàn ngành sản xuất xi măng chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế, sản lượng sản xuất, tiêu thụ xi măng, gạch.... giảm hơn 16% so với năm 2007. Do đó đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm.
* Số lần chu chuyển tổng tài sản: Số lần chu chuyển tài sản tăng qua
các năm, từ 0,93 lần năm 2004 lên 1,25 lần năm 2007. Điều này cho thấy việc quay vòng vốn sản xuất kinh doanh của cơng ty ngày càng nhanh, tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty có dấu hiệu tốt hơn. Năm 2007 cơng ty đã có chiến lược cho cơng tác thị trường, giá cả. Tiếp tục duy trì khách hàng ở các
khu vực tỉnh bạn tiêu thụ xi măng cho công ty (như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và một phần Lạng Sơn), tổ chức tham gia hội chợ thương mại, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiêu thụ xi măng đạt hơn 52 nghìn tấn đạt 110,45% so với kế hoạch và là năm tiêu thụ sản phẩm xi măng cao nhất kể từ khi Cơng ty thực hiện cổ phần hố. Cũng đồng thời với các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, số lần chu chuyển tổng tài sản năm 2008 cũng có xu hướng giảm.
Tóm lại, qua hệ thống các chỉ tiêu qua các năm cho thấy, năm 2007 là năm công ty đạt được kết quả kinh doanh cao nhất, đến năm 2008 bắt đầu có xu hướng giảm xuống.
b. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang được đặc trưng bằng các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong Bảng 2.6.
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang (giai đoạn 2004-2008)
TT Chỉ tiêu
1 Doanh thu
2 Lợi nhuận thuần
3 Vốn lưu động 4 Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/3) Suất hao phí vốn 5 lưu động theo DT (3/1) 6 Tỷ suất LN trên VLĐ (2/3)
* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng qua các năm, cao nhất vào năm 2007 đạt mức cao nhất 8,25 (nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động sử dụng trong kinh doanh đem lại 8,25 đồng doanh thu), tăng 255,6% so với năm 2004. Trong khi doanh thu năm 2007 tăng 36,9% so với năm 2004 nhưng vốn lưu động năm 2007 lại giảm 61,5% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh hiệu quả hơn.
* Suất hao phí VLĐ theo doanh thu
Cùng với hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng thì suất hao phí vốn lưu động theo đó dần giảm xuống, mức chi phí vốn lưu động cho một đồng doanh thu giảm. Năm 2004, để tạo ra được một đồng doanh thu, Công ty phải bỏ ra 0,43 đồng VLĐ, nhưng đến năm 2007 thì con số này là 0,12 đồng VLĐ (giảm 72%). Đến năm 2008, chỉ số này là mức chung bình chung của Cơng ty trong
5 năm.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh thì Cơng ty sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Biểu số liệu cho thấy năm 2004 một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh đem lại cho công ty là 0,02 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng qua các năm 2005, 2006 và đạt cao nhất vào năm 2007 là 0,28 đồng lợi nhuận. Có kết quả này một phần do trong năm 2007, ngồi việc sản xuất sản Cơng ty đã mạnh dạn đầu tư vào sản phẩm mới là sản phẩm xây dựng, đã thi cơng xây dựng các cơng trình dân dụng trên địa bàn tỉnh và có kết quả khá cao. Điều này cũng chứng tỏ rằng Cơng ty đã bố trí cơ cấu nguồn vốn hợp lý, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn lưu động trong kinh doanh.
Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Công ty CP
c. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang (giai đoạn 2004-2008)
TT Chỉ tiêu
1 Doanh thu
2 Lợi nhuận thuần
3 Tổng vốn cố định
4 Hiệu suất sử dụng
vốn cố định (1/3)
5 Suất hao phí VCĐ
(3/1)
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Trong bảng 2.7, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm dần qua các năm. Năm 2004, một đồng vốn cố định tạo ra 1,55 đồng doanh thu thì đến năm 2008 một đồng vốn cố định làm ra 1,29 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn cố định tương đối thấp, điều này cho thấy chi phí sản xuất cịn rất cao, mặt khác phản ánh chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn cố định cịn hạn chế.
* Suất hao phí vốn cố định
Ngược lại với hiệu suất sử dụng vốn cố định thì suất hao phí vốn cố định tăng dần qua các năm. Để tạo ra một đồng doanh thu, năm 2004 cần 0,65 đồng vốn cố định; nhưng đến năm 2008 con số này tăng lên là 0,78 đồng vốn cố định (tăng tương ứng 20%). Nguyên nhân của suất hao phí vốn cố định tăng đó là do ngồi thực hiện trích khấu hao tài sản thì hệ máy móc thiết bị của Cơng ty đã cũ và xuống cấp, một số chi tiết đã phải sửa chữa, thay thế làm tăng chi phí đầu tư vào tài sản cố định, dẫn đến tăng mức tiêu hao chi phí cố định để có được một đồng doanh thu.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của Công ty liên tục tăng. Đến năm 2007 đạt cao nhất (bằng 0,05 đồng lợi nhận), tăng 400% so với năm 2004 (bằng 0,01 đồng lợi nhuận). Như vậy việc đầu tư vào tài sản cố định của Công ty đã phát huy được hiệu quả cuối cùng là làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên mức sinh lợi còn thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao.
Biểu đồ 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang (giai đoạn 2004-2008)