Định hƣớng phát triển của Công ty đến 2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng bắc giang (Trang 89 - 92)

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1.2. Định hƣớng phát triển của Công ty đến 2012

Định hướng lớn trong phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của Công ty là: sản xuất xi măng chất lượng đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng là trọng tâm, đồng thời vẫn tiếp tục sản xuất Gạch Terrazzo phù hợp BS 4131: 1973, sản xuất gạch Block xây, sản xuất gạch xi măng lát nền, thi công xây dựng các cơng trình giao thơng thuỷ lợi, CN và nơng nghiệp. Sản phẩm của công ty làm ra phải là những sản phẩm hàng hóa đích thực gắn với thương hiệu Công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang được đặt trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.

Các định hướng cụ thể:

Giữ vững ổn định và phát triển công ty, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 12%. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

2008, 2009, công ty xi măng Bắc giang vẫn nỗ lực hết mình nhằm đạt được mức chỉ tiêu tăng trưởng ổn định 12%/năm. Đạt được chỉ tiêu này, một mặt có tác dụng khơng nhỏ trong việc phát huy sự đồn kết, tinh thần hăng hái làm việc trong tồn thể đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, mặt khác sẽ giúp mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư. Từ đó sẽ giúp cho q trình huy động vốn có nhiều thuận lợi hơn.

Thực hiện Chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lị quay cơng suất 1.000 tấn clanhker/ngày. Theo như định hướng phát triển ngành xi măng đến 2010 thì việc thực hiện chuyển đối cơng nghệ sang xi măng lị quay là một việc vô cùng cần thiết. Hiện nay vấn đề ô nhiễm mơi trường do cơng nghệ xi măng lị đứng gây ra đang là sự quan tâm của ngành xi măng nói riêng và tồn bộ các ngành cơng nghiệp nói chung. Việc thực hiện chuyển đối công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay là một việc làm phù hợp với định hướng phát triển ngành xi măng nói chung cũng như đối với cơng ty xi măng Bắc giang nói riêng.

Khơng ngừng phát huy cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất thiết bị, giảm chi phí, nâng cao trình độ cho CBCN. Trong tất cả các ngành sản xuất nói chung việc phát huy kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ln là địi hỏi mang tính cấp thiết. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, theo dự báo đến 2010, xi măng sẽ bị dư thừa sản lượng. Điều đó địi hỏi bản thân các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải nhận thức rõ được sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị, cắt giảm các chi phí khơng cần thiết, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên để nhằm có thể đạt được hiệu quả tối đa trong sản xuất. Đặc biệt hơn cả là cần chú trọng hơn nữa vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Việc thay đổi cơng nghệ sản xuất xi măng cũng địi hỏi cần phải có sự cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề của các

cơng nhân trực tiếp tham gia vào q trình vận hành máy móc. Cần khắc phục một trong những nhược điểm của ngành đó là chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng tiêu thụ ở các địa bàn mới, khu vực mới. Hiện nay, trên thị trường sản xuất xi măng có một đặc điểm rất đặc biệt. Ngoài một số doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn như Cơng ty xi măng Hồng Thạch…là có thị phần tương đối lớn và rộng khắp. Trong khi đó phần lớn các nhà máy xi măng được thành lập nhằm đáp ứng cho nhu cầu xi măng chủ yếu tại khu vực. Chính vì lẽ đó mà một phần có thể nói ngành xi măng của Việt Nam cịn rất manh mún, cục bộ. Để có thể vươn xa hơn trong việc mở rộng địa bàn thì Cơng ty nhận thức được rằng: trước hết sản phẩm của công ty phải đáp ứng được phần lớn nhu cầu tại địa phương, sau đó là có thể chiếm lĩnh được một phần thị trường xi măng nói chung. Thực sự đây là một tiêu chí địi hỏi sự cố gắng nỗ lực rất nhiều của công ty.

Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 có hiệu quả tại Cơng ty và hướng tới mở rộng phạm vi áp dụng cho các xí nghiệp cịn lại. Với những tính năng ưu việt của mình, hệ thống quản lý ISO đã mang lại những hiệu quả, sự tiện ích cho tất cả các doanh nghiệp áp dụng nó. Để có thể duy trì tốt hệ thống này cần phải có sự ý thức một cách đúng đắn của tồn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên cũng như những người lãnh đạo.

Hướng vào khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng, mang lại giá trị cho khách hàng (thông qua Lợi nhuận, giá cả, chất lượng, chính sách bán hàng…). Khách hàng chính là lí do để tất cả các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong xu thế chung là mặt bằng chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp ngày càng ít khoảng cách. Bằng việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới mà chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp ngày

càng ít chênh lệch. Chính vì vậy chính sách giá đang ngày càng đóng vai trị quan trọng, đơi khi cịn hơn cả chính sách sản phẩm. Bởi lẽ xuất phát từ thói quen tiêu dùng của người Việt nam là ln quan tâm đến giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Cùng một chất lượng như nhau thì đơn vị nào có giá tốt hơn chắc chắn sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Ngồi ra cịn cần phải quan tâm đến việc phát triển các kênh phân phối sản phẩm cũng như các chính sách hỗ trợ trực tiếp đại lý và người tiêu dùng.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng bắc giang (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w