1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3. Tổng quan về hoạt động huy động vốn
1.3.4. Phân loại vốn trong ngân hàng thương mại
Có rất nhiều cách đo lường và phân loại vốn trong ngân hàng thương mại. Vốn có thể đo theo giá trị thị trường, giá trị ghi sổ, kết hợp giá trị thị trường và ghi sổ, giá trị hiện tại.... Tuy nhiên, phân loại vốn mà NHTM thường được sử dụng để đo hiệu quả kinh doanh là tổng vốn (tổng tài sản) và vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là thước đo khả năng hấp thụ những tổn thất cuối cùng tại thời điểm thanh lý ngân hàng. Vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp cho ngân hàng dễ vượt qua những tổn thất nghiêm trọng và cho phép ngân hàng áp dụng chiến lược kinh doanh mạo hiểm, tức chấp nhận rủi ro cao hơn những khả năng sinh lời sẽ cao hơn; trong khi đó, nếu vốn chủ sở hữu thấp sẽ làm giảm tính năng động của ngân hàng.
NHTM ln đặt mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Tối đa hóa lợi nhuận chính là một trong những nội dung của mục tiêu đó. Vì vậy, chỉ tiêu ROE luôn được lựa chọn để phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
• Tổng vốn (hay tổng tài sản)
Tương tự như vậy, tổng tài sản cũng có thể được đo bằng giá trị ghi sổ hoặc giá trị thị trường. Tổng tài sản phản ảnh chỉ tiêu sử dụng tổng vốn trong NHTM. Ưu thế của chỉ tiêu này là nhà quản lý có thể phân loại ra nhiều hình thức sử dụng khác nhau để từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bộ phận (hiệu quả cho vay, hiệu quả đầu tư...) thông qua chỉ tiêu lợi nhuận / dư nợ hay lợi nhuận / đầu tư...
Vốn tự có của tổ chức tín dụng để đảm bảo an tồn.
- Vốn cấp 1: là căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp).
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Quỹ dự phịng đầu tư tài chính.
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
Lợi nhuận không chia.
Thặng dư vốn cổ phần. - Vốn cấp 2:
50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại theo quy định của pháp luật.
40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo qui định của pháp luật.
Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thoả mãn những điều kiện sau:
- Có kỳ hạn ban đầu, thời hạn cịn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm.
- Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng
- Tổ chức tín dụng khơng được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
- Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ.
- Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh tốn cho tất cả các chủ nợ có đảm bảo và khơng có đảm bảo khác.
- Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và điều chỉnh một (1) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Các công cụ nợ thoả mãn những điều kiện sau:
- Là các khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác: trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh tốn sau khi tổ chức tín dụng đã thanh tốn cho tất cả các chủ nợ có đảm bảo và khơng có đảm bảo khác.
- Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm.
- Khơng được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng khơng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị thua lỗ.
- Chủ nợ chỉ được TCTD trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
- Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (1)lần trong suốt thời hạn của khoản vay