Quy trình thực hiện 5S tại Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng phương pháp quản lý theo 5s tại NH TMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 720 (Trang 29)

15

doanh nghiệp trong nước và ngồi nước (nếu có thể). - Lãnh đạo cam kết thực hiện 5S trong tổ chức. - Thành lập ban chỉ đạo 5S.

- Chỉ định cán bộ trách nhiệm chính về hoạt động 5S.

- Tổ chức đào tạo cho những người có trách nhiệm chính và các cán bộ hướng dẫn thực hiện.

- Lập kế hoạch thực hiện 5S

Có thể nói, trong bước chuẩn bị, thiết lập ban chỉ đạo 5S, việc tổ chức đào tạo và xây dựng kế hoạch là những nội dung chủ đạo. Một yếu tố quan trọng giúp quá trình triển khai 5S thành công là sự cam kết của lãnh đạo. Việc cam kết này sẽ đảm bảo các nguồn lực trong toàn bộ quá trình thực hiện, do vậy nhóm chỉ đạo 5S cần phải có sự tham gia của lãnh đạo và đại diện của tất cả các phịng ban có liên quan trong tổ chức. Bên cạnh đó, việc đào tạo lý thuyết cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức đi trước trong việc thực hành 5S sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận 5S dễ dàng hơn. Bằng các chuyến tham quan thực tế, cán bộ trong ban chỉ đạo 5S có thể nhận thấy lợi ích của 5S cũng như cách thức mà các doanh nghiệp đã vận dụng thành công.

Nội dung cuối cùng trong bước chuẩn bị chính là xây dựng kế hoạch chi tiết. Khi thiết lập kế hoạch thực hiện, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

- Dự tính thời gian cho toàn dự án triển khai 5S, đồng thời thiết lập thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Thông thường kế hoạch triển khai 5S kéo dài từ 6 tháng đến

Nguyễn Phương Thảo Khóa Luận Tốt Nghiệp

1 năm, nhưng đối với các doanh nghiệp khác nhau, thời gian của cả quá trình sẽ khác biệt tùy vào hồn cảnh, điều kiện của doanh nghiệp mình.

- Các doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thực hiện song phải đảm bảo khi dự án kết thúc, nhân viên có nhận thức rõ ràng về triết lý 5S. Như vậy, các hoạt động 5S trong doanh nghiệp sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Nội dung công việc nên được xây dựng chi tiết cho từng phịng ban, khu vực. Nội dung cơng việc càng chi tiết thì việc thực hiện và kiểm sốt tiến độ càng dễ dàng hơn.

- Chỉ định người trách nhiệm chính cho các hoạt động 5S tại từng bộ phận. Những người chịu trách nhiệm chính này sẽ tuyên truyền, giám sát và điều phối hoạt động trong phịng ban mình. Do vậy, các điều phối viên cần được đào tạo sâu sắc hơn

nữa

Bước 2: Thực hiện

• Thơng báo chính thức của cấp lãnh đạo

Đây là hoạt động nhằm chính thức phát động chương trình 5S trong tổ chức, doanh nghiệp. Trong quản lý, lãnh đạo là người có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của nhân viên; thơng báo chính thức của lãnh đạo thể hiện quyết tâm thực hiện chương trình 5S trong doanh nghiệp mình, do đó khuyến khích tinh thần, trách nhiệm của CBNV trong q trình thực hiện. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần phải cam kết thực hiện và tham gia trực tiếp vào các hoạt động 5S cùng với nhân viên, như vậy chương trình

5S mới có thể duy trì và phát triển bền vững trong doanh nghiệp.

Để CBNV hiểu rõ chương trình thực hành 5S, thơng báo chính thức của lãnh cần bao gồm các nội dung sau:

- Thơng báo chính thức về chương trình thực hành 5S. - Trình bày mục tiêu của chương trình 5S.

- Cơng bố thành lập ban chỉ đạo thực hiện, phương hướng triển khai, phân cơng

nhóm, cá nhân chịu trách nhiệm đối với từng khu vực.

- Lập ra các công cụ tuyên truyền, quảng bá như biểu ngữ, áp phích, bảng tin... - Tổ chức đào tạo về các nội dung cơ bản của 5S cho mọi người.

Nguyễn Phương Thảo Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trong q trình thơng báo chính thức, việc phổ biến phương hướng, mục tiêu của chương trình thực hiện 5S là rất quan trọng. Nó sẽ giúp CBNV dần định hướng phương pháp và cách thức thực hiện các hoạt động 5S trong các bước tiếp theo.

Sau đó, ban chỉ đạo 5S sẽ xem xét và hệ thống lại tổ chức của ban, từ đó xây dựng sơ đồ tổ chức thực hiện 5S để thuận tiện trong việc kiểm soát, quản lý tại các phịng ban. Ngồi ra, thiết lập các quy định cũng rất quan trọng trong quá trình thực hiện 5S. Những quy định này có vai trị hướng dẫn các hoạt động 5S cho nhân viên, giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động. Để CBNV dễ dàng hiểu và ghi nhớ quy định, chúng nên được thể hiện bằng hình ảnh hay sơ đồ và được trưng bày ở những chỗ nổi bất dễ nhìn.

Sau khi nhân viên nắm rõ được mục tiêu và phương hướng của chương trình 5S, việc tổ chức đào tạo cho toàn bộ nhân lực trong doanh nghiệp sẽ được tiến hành. Thơng qua các chương trình đào tạo, doanh nghiệp có thể lồng ghép phổ biến những quy định, quy chuẩn cho các hoạt động 5S bằng các phương thức hiệu quả như áp phích, băng rơn, khẩu hiệu,..

• Tiến hành thực hiện Thực hiện Seiri

Trong 5S, sàng lọc các vật dụng không cần thiết là tiền đề để thực hiện các chữ S tiếp theo. Mục đích của sàng lọc là di dời các vật dụng không cần thiết khỏi nơi làm việc, tránh sự tái xuất hiện của chúng khi không cần đến, hướng tới nâng cao

hệ số sử dụng và hiệu suất khơng gian làm việc, góp phần cải tiến năng suất. Trong bước Sàng lọc, doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung chính sau: - Lập tiêu chuẩn loại bỏ những vật dụng không cần thiết.

- Sàng lọc sơ bộ để loại bỏ những thứ không cần thiết sau ngày tổng vệ sinh. - Xác định và phân loại những thứ không cần thiết và loại bỏ chúng.

Đánh giá lại những vật dụng khơng dùng nữa nhưng vẫn cịn giá trị. Những vật dụng này nên được dán thẻ đỏ để dễ phân biệt và theo dõi. Thực hiện công tác sàng lọc cùng với phong trào tổng vệ sinh 2 lần trong năm nhằm loại bỏ triệt để các vật dụng khơng cần thiết, tránh lãng phí trong cơng việc. Đồng thời, việc tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các vật dụng dư thừa là rất cần thiết giúp doanh

Nguyễn Phương Thảo Khóa Luận Tốt Nghiệp

nghiệp ngăn ngừa sự tái diễn. Các yếu tố thường gây ra tình trạng tích lũy nhiều thứ khơng cần thiết bao gồm:

Thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Đặt số lượng lớn nguyên vật liệu. - Tích trữ nguyên vật liệu quá lâu. - Khơng kiểm sốt số lượng đầy đủ. - Khơng kiểm sốt chất lượng đầy đủ.

- Vị trí lưu trữ khơng thích hợp hoặc phương pháp lưu trữ khơng hiệu quả. Dựa vào các nguyên nhân trên, doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch thích hợp nhằm ngăn

ngừa sự tái xuất hiện của các vật dụng không cần thiết trong môi trường làm việc, giảm bớt công việc sàng lọc.

Thực hiện Seiri hàng ngày: Sau khi thực hiện sàng lọc ban đầu, các doanh nghiệp cần tiếp tục các hoạt động này để tận dụng được chỗ làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời ban chỉ đạo 5S và lãnh đạo nên vận động, triển khai cải tiến địa điểm và phương pháp lưu giữ để giảm thiểu thời gian tìm kiếm, tạo nên mơi trường làm việc hiệu quả.

• Thực hiện Seiton

Sau khi sàng lọc, các hoạt động Seiton sẽ được thực hiện. Seiton có nghĩa là sắp xếp, bố trí các đồ vật cần thiết một cách gọn gàng sao cho dễ lấy.

Các nguyên tắc về Seiton bao gồm:

- Tuân thủ phương pháp vào trước ra trước (FIFO) để lưu trữ các vật dụng. - Mỗi đồ vật được bố trí một chỗ riêng.

- Tất cả vật dụng và vị trí của chúng cần được thể hiện bằng cách ghi nhãn có hệ thống.

- Đặt các đồ vật sao cho dễ dàng nhìn thấy, tiết kiệm thời gian tìm kiếm. - Sắp xếp các vật dụng sao cho có thể xử lý, vận chuyển dễ dàng.

Đối với các công cụ, thiết bị văn phịng phẩm, chúng ta nên bố trí hợp lý, phù hợp với tần suất sử dụng để tiết kiệm thời gian di chuyển, lấy trả. Các vật dụng thường

xuyên sử dụng nên để gần nơi làm việc nhất, các vật ít dùng tới thì có thể để xa hơn

Nguyễn Phương Thảo Khóa Luận Tốt Nghiệp

và những thứ khơng cần dùng tới nhưng phải lưu giữ thì cất vào kho riêng và có dấu hiệu nhận biết.

Thực hiện Seiso

Seiso có nghĩa là dọn vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc, máy móc, thiết bị. Thực hiện vệ sinh hàng ngày làm cho môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng, tạo sự thoải mái và an toàn cho nhân viên làm việc, khuyến khích sáng tạo. Ngồi ra, nhờ nơi làm việc sạch sẽ, việc áp dụng quản lý trực quan tại các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, góp phần nâng cao năng suất.

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ quản lý trực quan, Seiso cịn đóng góp một vai trị quan trọng trong việc bảo trì máy móc, thiết bị. Khi thực hiện Seiton, nhân viên hay người vận hành máy lau chùi và kiểm tra từng vị trí trên máy móc, nhờ đó phát hiện ra những bất thường của máy móc ngăn ngừa các nguồn bẩn (một trong những nguyên

nhân dẫn đến sự cố máy móc). Từ đó, người vận hành có thể hành động kịp thời nhằm phịng ngừa và khắc phục những bất thường đó.

Các cơng việc chủ yếu trong Seiso là:

- Phân chia khu vực và trách nhiệm. Ban chỉ đạo sẽ phân cơng trách nhiệm ai làm gì và ở khu vực nào dựa vào vị trí làm việc của mỗi người, bộ phận, thiết lập bản

đồ khu vực và bảng kiểm tra 5S để kiểm soát việc dọn vệ sinh thuận tiện. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh.

- Tiến hành thực hiện vệ sinh. Trước khi làm vệ sinh, chúng ta cần xác định phương hướng làm vệ sinh nhằm tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Khi thực hiện vệ sinh, chúng ta nên nhớ nguyên tắc: “Vệ sinh là Kiểm tra”.

- Tiến hành cải tiến vệ sinh. Luôn chú ý cải tiến sẽ giúp chúng ta giảm thời gian

vệ sinh, dễ dàng vệ sinh những vị trí khó làm vệ sinh, ngăn ngừa tối đa các nguồn bẩn.

- Đề ra các quy định, khẩu hiệu trong việc giữ gìn vệ sinh. Một khẩu hiệu phổ biến trong các doanh nghiệp là ‘5 phút làm 5S mỗi ngày” sẽ giúp các hoạt động 5S được duy trì hàng ngày.

- Cán bộ đánh giá thường xuyên các hoạt động 5S.

- Phát động phong trào thi đua giữa các phòng ban về 5S.

Nguyễn Phương Thảo Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khi thực hiện thường xuyên các hoạt động 3S và mang lại hiệu quả lớn, đây chính là chúng ta đang thực hiện Seiketsu. Để duy trì và nâng cao 5S, doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp hữu ích sau:

Thứ nhất, ban lãnh đạo đánh giá về các hoạt động 5S. Khi thực hiện, ban lãnh

đạo cần phải cam kết và đánh giá thường xuyên các hoạt động 5S. Cũng giống như các hệ thống quản lý khác, 5S cần có hệ thống quy định, tài liệu liên quan để có thể đánh giá chuẩn xác hoạt động 5S. Hệ thống tài liệu dùng cho việc đánh giá gồm:

- Chính sách, mục tiêu và kế hoạch thực hiện 5S. - Sơ đồ tổ chức 5S.

- Các quy định về 5S. - Tư liệu đào tạo.

- Tài liệu quảng bá về 5S. - Bảng tin, bản tin 5S.

- Quy định về đánh giá việc thực hiện 5S. - Cơ chế khen thưởng cho việc thực hành 5S.

Thứ hai, tổ chức thi đua giữa các phòng ban trong đơn vị. Thứ ba, tạo ra phong trào thi đua giữa các doanh nghiệp về 5S.

• Thực hiện Shitsuke

Tiến hành Shitsuke chính là tạo ra thói quen, nâng cao ý thức tự giác của công

nhân viên trong việc thực hiện 3S. Khi thực hiện 3S thường xuyên, làm 3S dần trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày của nhân viên. Mục tiêu cuối cùng của Shitsuke hay của cả 5S chính là đưa triết lý 5S vào trong văn hóa doanh

nghiệp, từ đó nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác.

Bước 3: Đánh giá 5S định kỳ

Để các hoạt động 5S được duy trì lâu dài và mang lại hiệu quả lớn trong cải tiến năng suất, chất lượng, việc đánh giá định kỳ là rất cần thiết. Nội dung trong bước

này cần chú ý:

- Lập kế hoạch đánh giá và khích lệ hoạt động 5S.

21

- Trao thưởng định kỳ cho nhóm, cá nhân thực hiện tốt 5S.

- Tổ chức tham quan việc thực hiện 5S ở các doanh nghiệp, tổ chức khác. - Tổ chức thi đua 5S giữa các cơng ty để hồn thiện chương trình 5S hơn.

Trong mọi quá trình đánh giá, việc xây dựng bảng tiêu chí đánh giá là vấn đề cần chú ý hàng đầu. Tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá thực hiện 5S được thiết lập cho phù hợp.

Trong thực tế, việc phát động phong trào thực hiện 5S khơng q khó nhưng duy trì và phát triển nó dài hạn lại một vấn đề khá khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ở hầu hết các doanh nghiệp, ý thức kỷ luật của nhân viên trong công việc chưa cao, do vậy kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong giai đoạn đầu sẽ giúp triết lý 5S dần trở thành thói quen của họ. Ngoài ra, dựa vào quy mô của doanh nghiệp, chúng ta có thể thiết lập những đợt kiểm tra, giám sát lớn nhỏ khác nhau để đánh giá các hoạt động. Sau khi 5S trở thành thói quen của nhân viên, việc đánh giá chỉ cần thực hiện định kỳ 2 lần/năm để cải tiến chương trình 5S lên mức độ hiệu quả nhất.

Ngoài các hoạt động kiểm tra đánh giá, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc khen thưởng cho các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt 5S. Đây cũng là hình thức khích lệ rất hiệu quả trong quá trình áp dụng 5S trong công ty. Bên cạnh đó, tổ chức tham quan, giao lưu kinh nghiệm với các đơn vị đã áp dụng mô hình này sẽ góp phần thúc đẩy tinh thần của nhân viên trong việc phát triển 5S lâu dài.

• Cách đánh giá thực hiện 5S

Để có thể thực hiện công tác đánh giá 5S, đơn vị cần có một đội ngũ cán bộ đảm nhiệm vai trò là các chuyên gia đánh giá. Các chuyên gia đánh giá cần được đào tạo về kỹ năng đánh giá, các yêu cầu của thực hành 5S, cách thức tiến hành đánh giá, lập báo cáo... Từ đó các chuyên gia đánh giá sẽ nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp với mơi trường, văn hóa của doanh nghiệp.

1.3. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả việc thực hiện ứng dụng 5S

1.3.1. Tiêu chí chuẩn bị

Vai trị lãnh đạo của đơn vị

Lãnh đạo là người có vai trò cao nhất trong việc định hướng, tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, duy trì và cải tiến thực hành 5S trong tổ chức, đồng thời đánh giá việc thúc đẩy nhận thức về 5S trong toàn tổ chức và việc cung cấp các nguồn lực một cách thích hợp để thực hiện và duy trì hoạt động 5S. Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của ban lãnh đạo, bên cạnh đó ban lãnh đạo cần hình thành các nhóm cơng tác và chỉ đạo thực hiện.

Ban lãnh đạo phải luôn cam kết và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho ban 5S cũng như các thành viên trong ban hoàn thành được công tác đánh giá một cách chính xác nhất.

- Thiết lập chính sách Thực hành tốt 5S.

- Đảm bảo việc tuyên truyền và thấu hiểu chính sách Thực hành tốt 5S trong

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng phương pháp quản lý theo 5s tại NH TMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 720 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w