Ðào Tiềm còn gọi Ðào Uyên Minh (365- 427), sống thời Lục Triều. Ðào Tiềm viết cả thơ, từ và phú, hoài bão lớn, sau bỏ quan về ở ẩn để phản đối chế độ phong kiến nhà Tống đã đến hồi mục nát (không phải Bắc Tống sau này). Ơng khơng thèm tiếp một viên quan cấp trên kém tư cách nên làm bài Quy khứ lai từ rồi bỏ về quê để giữ khí tiết kẻ sĩ. Về núi, cày cấy, làm thơ, phú, từ và uống rượu. Thơ ca giã từ Nho giáo, lãng mạn phong phú với cảm hứng Lão Trang, tình yêu nam nữ... Ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà thơ lớn thời sau như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị đời Đường, Tô Thức đời Tống và các nhà thơ Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến (nhân hứng cũng vừa toan cất bút, nghĩ ra lại thẹn với ông Ðào). Đến thời nhà Tống, thể “từ” sẽ đạt tới đỉnh cao. Ðào Tiềm có ba bài nổi tiếng là Quy khứ lai từ, Ðào hoa nguyên kí và Đào hoa nguyên thi
QUY KHỨ LAI TỪ
Về đi thôi, ruộng vườn sắp trở thành hoang vu Cớ sao chưa về ?
Ðã để tâm hồn cho thể xác sai khiến sao còn ảo não, buồn khổ mà làm chi ! Ta hiểu rồi, việc đã qua không thể sửa chữa được
Nhưng việc sau này cịn có thể đổi thay Bởi ta chưa đi sâu vào con đường lầm lạc
Ta thấy rõ hôm nay ta đúng Ngày hôm qua ta sai
Thuyền nhè nhẹ lướt đi, gió mát thổi bay tà áo Hỏi thăm khách qua đường con đường phía trước
Giận thay mặt trời sớm mai lờ mờ không rõ . Gởi tấm thân trên cõi đời này hỏi còn được bao lâu ,
Sao còn nghĩ đến chuyện thế tục làm chi ! Cứ mặc nó trơi qua
Cịn hoảng hốt muốn đi đâu nữa ? Giàu sang vốn không phải sở nguyện của ta
Cảnh tiên ta chẳng cách gì đi tới Nay gặp thời tiết đẹp một mình ta dạo chơi Cầm gậy bới cỏ hoang Tới bờ ruộng ta ngâm nga
Lội dòng suối ta làm thơ Mặc vạn vật biến hóa đến tận cùng
Vui đạo trời, biết mệnh người Cịn có điều chi nghi hoặc nữa !