Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 255 (Trang 74 - 75)

2. Theo thành phần kinh tế

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng hiện là một trong những dịch vụ nổi bật trong nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp, góp phần làm đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Tây nói riêng. Trên cơ sở thực trạng còn tồn tại của Agribank Hà Tây, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần hồn thiện chất lượng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại chi nhánh.

3.2.1. về việc tiêu thụ và quảng bá dịch vụ

- Tăng cường tìm kiếm tiếp cận và khai thác thêm các nhóm khách hàng doanh nghiệp có quy mơ hoạt động lớn

Như đã phân tích ở trên, khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại Agribank chi nhánh

Hà Tây chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng khách hàng được quản lý trên

mỗi cán bộ tín dụng khơng nhiều, số lượng các món xin cấp bảo lãnh trên một ngày chưa

cao. Để có thể nâng cao doanh số bảo lãnh cũng như doanh thu từ dịch vụ này, cán bộ tín dụng cần chủ động tiếp cận thêm với các khách hàng doanh nghiệp quy mô hoạt động

lớn, vốn cao để cung cấp thêm dịch vụ.

+ Hiểu rõ về sản phẩm bảo lãnh và các vấn đề liên quan đến bảo lãnh: Để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, mỗi cán bộ cần phải có cái nhìn cụ thể, tổng

qt và chắc chắn về dịch vụ của mình. Cơng đoạn này giúp nhân viên bước đầu có thể định hình rõ khách hàng mình muốn tiếp cận thơng qua xem xét nhu cầu của họ có phù hợp với sản phẩm của mình khơng, từ đó có kế hoạch tiếp cận cụ thể. Bên cạnh đó, việc trao đổi với nhân viên hiểu rõ sản phẩm sẽ giúp khách hàng có sự tin tưởng hơn thay vì tiếp xúc với nhân viên khơng biết rõ dịch vụ của ngân hàng mình.

+ Tìm kiếm khách hàng: Có thể tìm kiếm khách hàng theo nhiều kênh như các mối quan hệ xã hội, tham gia vào các hội doanh nghiệp, hoặc nghiên cứu thông qua dữ liệu của các khách hàng cũ như đối tác hay đối thủ cạnh tranh. Cơng việc tìm kiếm khách hàng càng có sự đầu tư kĩ càng thì càng nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng phù hợp.

+ Phân loại và đánh giá khách hàng: Phân loại khách hàng theo từng vị trí, ngành nghề, vốn điều lệ, khả năng tài chính hay tình hình dư nợ tại các tổ chức tín dụng, sau đó tiến hành đánh giá và xếp loại khách hàng phù hợp, các khách hàng tiềm năng và loại

bỏ các khách hàng không đạt yêu cầu.

+ Sau khi phân loại khách hàng phù hợp, cán bộ tín dụng tiến hành liên lạc và bước đầu tiếp cận nhu cầu khách hàng. Sử dụng kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ để tạo mối quan hệ, sau khi nhận được sự chú ý và tin tưởng của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành đàm phán về việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng hay các dịch vụ có liên quan khác.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 255 (Trang 74 - 75)