Chính sách và bộ máy cung cấp dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 63 - 71)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

3.2.1. Chính sách và bộ máy cung cấp dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa

thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ

3.2.1. Chính sách và bộ máy cung cấp dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừavà nhỏ và nhỏ

3.2.1.1. Chính sách lãi suất, chất lượng dịch vụ và giá cả

Huy động tiền gửi và dịch vụ tín dụng là hai dịch vụ ngân hàng cơ bản nhất dành cho các DNVVN. Để đánh giá đƣợc thực trạng cung ứng hai dịch vụ này của Vietcombank Tây Hồ, nghiên cứu này thực hiện so sánh về lãi suất của ngân hàng với các ngân hàng thƣơng mại lớn khác.

Vietcombank Tây Hồ áp dụng mức lãi suất chung trong toàn hệ thống Vietcombank, do đó lãi suất cơng bố của Vietcombank đƣợc coi là lãi suất của Chi nhánh (trừ một số trƣờng hợp đặc biệt).

Thứ nhất, về dịch vụ tiền gửi, bảng liệt kê lãi suất huy động dành cho doanh nghiệp đƣợc công bố bởi năm ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam.

Bảng 3.2. Lãi suất huy động của 05 ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam Kỳ hạn KKH 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng 48 tháng 60 tháng

(Nguồn: cập nhật tháng 02/2018 từ website các ngân hàng)

Bảng cho thấy lãi suất huy động của Vietcombank ở mức thấp nhất so với các ngân hàng khác tại bất cứ kỳ hạn nào. Đây có thể coi là một điểm bất lợi đối với sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng. Trên thực tế, bốn ngân hàng cịn lại đều là các ngân hàng có uy tín trên thị trƣờng, việc gửi tiền vào các ngân hàng này rủi ro đƣợc đánh giá thấp tƣơng tự với Vietcombank. Nhƣ vậy, nếu tiếp tục giữ mức lãi suất nhƣ trên, Vietcombank nói chung và Vietcombank Tây Hồ nói riêng sẽ gặp nhiều

khó khăn trong việc huy động vốn, từ đó ảnh hƣởng lớn đến việc cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng đối với các DNVVN.

Thứ hai, về dịch cho vay, việc gửi lãi suất tiền gửi thấp tạo ra một lợi thế lớn cho Vietcombank trong việc giữ lãi suất cho vay thấp, vẫn đảm bảo đƣợc biên lợi nhuận cần thiết cho các hoạt động của ngân hàng. Theo thông báo của Vietcombank Tây Hồ, từ tháng 01/2018, lãi suất cho vay ngắn hạn thông thƣờng ở mức từ 7.5% đến 10%, đối với năm đối tƣợng ƣu tiên theo quy định tại Thông tƣ 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016, lãi suất giảm về mức thấp nhất 6%. Xu hƣớng giảm tƣơng tự với lãi suất trung và dài hạn, đối với các khoản vay thông thƣờng là từ 10% đến 11% và đối với năm nhóm ngành đặc biệt là 7%. Mức lãi suất khá ƣu đãi của Vietcombank đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Chi nhánh so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, điểm đáng lƣu ý là gần đây, các NHTM khác cũng đang nỗ lực cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động tối đa để giảm lãi suất cho vay của mình. Ví dụ, theo Thanh Lê (2018), kể từ đầu năm 2018, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6.5% xuống còn 6%, lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 8% xuống còn 7.5%; Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank) cũng cho biết sẽ hỗ trợ giảm lãi suất từ 0.5% đến 1% đối với các đối tƣợng đƣợc Chính phủ ƣu tiên. Nhƣ vậy, cuộc đua lãi suất tín dụng vẫn còn rất gay gắt và Vietcombank vẫn còn rất nhiều thách thức để duy trì lợi thế lãi suất hấp dẫn của mình.

b) Chất lƣợng dịch vụ và giá cả

Để đánh giá chất lƣợng dịch vụ và giá của của Vietcombank nói chung và Vietcombank Tây Hồ nói riêng, nghiên cứu này thực hiện so sánh dịch vụ của Vietcombank với một số ngân hàng thƣơng mại lớn khác ở Việt Nam.

Bảng 3.3. Biểu phí một số dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp của 05 ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Dịch vụ Chuyển trong thống Chuyển ngồi thống Phí Internet Banking Phát thƣ tín dụng Sửa đổi tín dụng Thanh thƣ tín dụng Phí thanh xuất khẩu Phí thu bên

Bảng trên liệt kê phí dịch vụ của một số dịch vụ ngân hàng quan trọng đối với khách hàng doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản từ bảng cho thấy phí dịch vụ của Vietcombank ở mức tƣơng tự giống với phí dịch vụ của các ngân hàng cịn lại. Khơng có sự chênh lệch q lớn giữa các mức phí. Tuy nhiên, ở một số dịch vụ,

mức phí của Vietcombank có phần thấp hơn. Đây cũng là một lợi thế của Vietcombank để thu hút khách hàng DNVVN sử dụng các dịch vụ của mình. Lợi thế này có thể đƣợc giải thích bằng quy mô vốn, quy mô hoạt động lớn đã giúp Vietcombank đạt đƣợc hiệu quả về quy mơ trong tài chính.

Về chất lƣợng dịch vụ, theo Hoàng Thị Thanh Hằng (2016), mặc dù Vietcombank đang nỗ lực bắt kịp xu thế phát triển của các ngân hàng bán lẻ trong nƣớc và trên thế giới, nhƣng các sản phẩm huy động vốn còn khá đơn điệu, chƣa theo kịp với thị trƣờng và chƣa đáp ứng đƣợc tối đa nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, theo ơng Nguyễn Văn Tốn (Giám đốc Vietcombank Tây Hồ), ngồi dịch vụ tiền gửi và tín dụng, dịch vụ chủ yếu tại Vietcombank Tây Hồ đƣợc các DNVVN sử dụng là dịch vụ bảo lãnh, phát hành LC, ngân hàng điện tử, đặc biệt là thanh tốn điện tử, thanh tốn hóa đơn và thanh tốn lƣơng. Ngoài ra, các dịch vụ ngân hàng khác nhƣ: tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ, dịch vụ bảo quản tài sản tuy bƣớc đầu đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng. Những dịch vụ này đang đặt ra yêu cầu lớn cho Chi nhánh về chất lƣợng nhân sự và sự cập nhật đổi mới hệ thống cơng nghệ thơng tin.

3.2.1.2. Chính sách quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Công tác quản trị của Vietcombank Tây Hồ cũng luôn tuân theo định hƣớng quản trị rủi ro chung của tồn hệ thống Vietcombank, cụ thể:

a) Rủi ro tín dụng

Vietcombank đã áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung, đƣợc phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa bao chức năng nhằm giảm thiểu rủi ro đồng thời phát huy đƣợc tối đa kỹ năng chun mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng.

Cơng tác quản trị rủi ro theo nhóm khách hàng, ngành hàng, kết hợp nâng cao chất lƣợng cơng tác thẩm định để ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ bƣớc thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng cƣờng và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay đƣợc hết sức chú trọng.

Đối với những món giải ngân vƣợt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng Chi nhánh thì đƣợc chuyển lên phê duyệt tập trung tại Trụ sở chính. Vietcombank hiện

đang tiếp tục hồn thiện mơ hình hoạt động tín dụng tập trung theo hƣớng phê duyệt tín dụng và xếp hạng tín dụng tập trung tại Trụ sở chính; nâng cao chất lƣợng báo cáo ngành kinh tế; cập nhật thông tin khách hàng định kỳ và khi có biến động; tăng cƣờng cơng tác đào tạo/hội thảo về thẩm định tín dụng và công tác khách hàng cho cán bộ.

b) Rủi ro thanh khoản

Công tác quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank Tây Hồ luôn tuân thủ các nguyên tắc sau: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN và Vietcombank về tỷ lệ khả năng chi trả và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

c) Rủi ro thị trƣờng

Vietcombank đã chủ động áo dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng, duy trì hợp lý chênh lệch kỳ hạn tái định giá bình qn giữa tài sản có và tài sản nợ, sử dụng sản phẩm phái sinh phù hợp để hạn chế rủi ro lãi suất. Để quản trị rủi ro về ngoại hối, Vietcombank Tây Hồ cũng nhƣ toàn hệ thống đƣợc Trụ sở chính thiết lập hệ thống chính sách quản lý tập trung trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống và các giải pháp hạn chế các tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động ngân hàng.

d) Rủi ro hoạt động

Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Vietcombank Tây Hồ thƣờng xuyên đánh giá tính tuân thủ, tính đầy đủ, phù hợp của quy trình, quy chế của các hoạt động nghiệp vụ cũng nhƣ cảnh báo rủi ro của các bộ phận tác nghiệp. Trụ sở chính cũng thƣờng xuyên cập nhật và từng buƣớc áp dụng các tiêu chuẩn và phƣơng thức quản trị rủi ro hoạt động tiên tiến trên thế giới.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản lý rủi ro đạo đức trong ngân hàng, Vietcombank Tây Hồ không ngừng tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, đồng thời thƣờng xuyên tổ chức các khóa tập huấn định kỳ giúp cán bộ hiểu rõ tầm quan trọng của các giá trị đạo đức nghề nghiệp. Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Vietcombank cũng đã đƣợc ban hành toàn hệ thống.

3.2.1.3. Bộ máy cung cấp dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

a) Bộ máy

Hiện tại bộ máy cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các DNVVN chƣa có sự chun biệt, chƣa có các phịng ban riêng phục vụ đối tƣợng khách hàng này. Phịng khách hàng thực hiện chức năng phịng bán bn và cả bán lẻ (DNVVN và thể nhân). Phòng Dịch vụ khách hàng tƣơng tự thực hiện cả chức năng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Tuy nhiên với định hƣớng của Vietcombank thì Vietcombank Tây Hồ đƣợc định hƣớng phát triển là chi nhánh bán lẻ, nên việc tập trung vào phát triển mở rộng khách hàng DNVVN và cá nhân đang đƣợc Ban giám đốc Chi nhánh hết sức chú trọng và dành nhiều nguồn lực. Mặc dù các phòng ban chƣa đƣợc tách ra hoạt động riêng phục vụ DNVVN nhƣng tại phòng Khách hàng và Dịch vụ khách hàng đều có lãnh đạo phụ trách và cán bộ chuyên trách DNVVN.

b) Khả năng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới

Hiện nay, Vietcombank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, song ngân hàng vẫn chƣa thể đƣợc công nhận là ngân hàng bán buôn hay bán lẻ tốt nhất do hạn chế ở một số mặt. Cùng chung với mục tiêu đó, Vietcombank Tây Hồ cũng đang nỗ lực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ và các DNVVN thơng qua các phịng giao dịch hay thông qua các phƣơng tiện điện tử viễn thông và công nghệ thơng tin. Cùng với trụ sở chính, Chi nhánh liên tục tạo thêm các tiện ích mới của các sản phẩm dịch vụ cộng với việc mở rộng các kênh phân phối truyền thống lẫn phi truyền thống nhằm tạo tiền đề cho sự mở rộng của dịch vụ ngân hàng trong tƣơng lai. Song do tính dễ bắt chƣớc của các sản phẩm, dịch vụ nên hầu hết các ngân hàng đều có danh mục sản phẩm, dịch vụ tƣơng tự nhau, chƣa tạo đƣợc sự khác biệt trong cung cấp DVNH đến khách hàng bao gồm cả DNVVN.

Trong khi các ngân hàng trong nƣớc cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng DVNH, các ngân hàng nƣớc ngoài lại đang mở rộng thị trƣờng sang cả bán lẻ và bán buôn. Nhiều ngân hàng nƣớc ngoài đã và đang thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam dƣới hình thức ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi. Với mạng lƣới rộng

khắp tại khu vực và trên khắp thế giới, trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm thị trƣờng cho phép các ngân hàng nƣớc ngồi tích cực trong vai trị cầu nối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiếp cận thị trƣờng mới và các đối tác nƣớc ngoài.

Nhƣ vậy, sự xuất hiện của những ngân hàng lớn của nƣớc ngồi, có kinh nghiệm vào thị trƣờng sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh cho Vietcombank nói chung và Chi nhánh Tây Hồ nói riêng. Cũng vì thế, cạnh tranh sẽ là không tránh khỏi và quan trọng hơn, nó có thể tạo ra áp lực cần thiết để Chi nhánh nỗ lực hơn nữa nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ, cũng nhƣ các gói sản phẩm của nƣớc ngồi. Q trình mở rộng của những ngân hàng nƣớc ngoài và hội nhập quốc tế chắc chắn sẽ đặt ra những chuẩn mực mới cao hơn cho dịch vụ ngân hàng tại Vietcombank Tây Hồ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mở rộng dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w