Quy mô và cơ cấu vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ (Trang 61 - 73)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

2.2. Quy mô và cơ cấu vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây

Trong thời gian qua, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát, giá cả tăng cao (CPI 06 tháng đầu năm 2011 trên 15% - mức tăng giá

cao nhất trong 10 năm trở lại đây), … đã gây khó khăn cho việc huy động vốn tại chi nhánh Tây Hồ nói riêng và cho tồn hệ thống NHNo&PTNT nói chung. Tuy vậy, NVHĐ của Chi nhánh Tây Hồ vẫn ln được duy trì, đảm bảo kế hoạch được giao.

Bảng 2.10. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

Đơn vị: Giá trị: tỷ đồng; Tỷ trọng, tốc độ tăng: %

Chỉ tiêu ∑NVHĐ 1. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn: Dưới 12 tháng Trên 12 tháng 2. Theo thành phần kinh tế - NVHĐ từ TCKT - NVHĐ từ dân cư - Tiền gửi TCTD 3. Theo loại tiền tệ - VNĐ

Trước những biến động của thị trường tài chính trong và ngồi nước cũng như biến động của nền kinh tế thế giới, quy mơ và cơ cấu nguồn vốn có thay đổi như sau:

* Về quy mô nguồn vốn:

Năm 2009, tổng NVHĐ đạt 1.362 tỷ đồng. Năm 2010 là 1.354 tỷ đồng và đến năm 2011 là 1.408 tỷ đồng.

Mặc dù nguồn vốn khơng có sự biến động nhiều (năm 2011 chỉ tăng được 46 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 3,4%) nhưng con số này cũng đã phản ánh nỗ lực của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh thời gian qua. Ta có thể thấy rõ hơn điều này qua biểu đồ NVHĐ của chi nhánh Tây Hồ:

1420 1400 1380 1360 1340 1320 1300 1280 1260 1240 Tỷ đồng 1362 1354 1408 1305 Năm 2009 2010 2011 Jun- 12

Biểu đồ 2.3. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

Nguồn: Bảng 2.12. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

* Về cơ cấu nguồn vốn:

Dưới tác động của sự phát triển kinh tế, dịch vụ ngân hàng, nhận thức của người dân, … cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh đã có nhiều sự biến đổi.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

+ Nguồn vốn không kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn (chủ yếu là tiền

gửi không kỳ hạn) tăng nhanh và tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2009, nguồn vốn không kỳ hạn mới chỉ đạt 83 tỷ đồng, thì đến năm

2010 đã lên tới 133 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2009. Năm 2011 con số này đã lên đến 238 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm 2009.

Năm 2009 tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn là 6,1%; sang năm 2010, tỷ lệ này là 9,8%, năm 2011 là 16,9% tổng nguồn vốn.

Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn không kỳ hạn cũng liên tục gia tăng. Năm 2010, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng là 60,2%; năm 2011, tốc độ tăng đã lên tới 186,7%, tăng 155 tỷ đồng so với năm 2009.

Nguồn vốn không kỳ hạn tuy không ổn định, song có lãi suất thấp nhất, lại có tỷ trọng tương đối cao nên rất có lợi cho Chi nhánh trong việc cạnh tranh lãi suất đầu ra. Nguồn vốn không kỳ hạn tăng mạnh qua các năm, cho thấy nhu cầu thanh toán, chi trả, mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các cá nhân, tổ chức tại Chi nhánh ngày càng tăng, đồng thời cũng chứng tỏ công tác chuyển tiền, thanh toán...thời gian qua đã được Chi nhánh thực hiện tốt.

+ Nguồn vốn có kỳ hạn: Trong khi nguồn vốn không kỳ hạn tăng

trưởng mạnh mẽ thì nguồn vốn có kỳ hạn lại tăng chậm về quy mơ và có xu hướng giảm về tỷ trọng. Cụ thể như sau:

Về tỷ trọng: tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn giảm từ 93,9% năm 2009,

xuống 90,2% năm 2010 và năm 2011 chiếm tỷ trọng 83,1% trong tổng nguồn.

Về quy mơ: Quy mơ nguồn vốn có kỳ hạn giảm từ 1.279 tỷ năm 2009

xuống còn 1.221 tỷ năm 2010 và ở mức 1.170 tỷ năm 2011 (xem bảng 2.12).

Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng: Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng

biến động không đều trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2011. Cụ thể:

Năm 2009, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 64 tỷ lên 577 tỷ năm 2010 và giảm xuống còn 464 tỷ năm 2011. Nguyên nhân: chi nhánh đã chủ động tiếp cận được một số dự án có nguồn tiền gửi ngắn hạn với lãi suất

dù tiền gửi dự án giảm nhưng nguồn tiền gửi này vẫn giữ được sự ổn định một cách tương đối. Ví dụ dự án nhận tiền gửi của Bảo hiểm ngân hàng đầu tư, Điện lực Tây Hồ, Kho bạc nhà nước Tây Hồ…

Song song với đó, tỷ trọng loại nguồn vốn này cũng biến động từ 4,7% tổng nguồn vốn năm 2009 lên 42,6% năm 2010 và tỷ trọng nguồn vốn này vẫn chiếm đến 33% tổng nguồn vốn năm 2011.

Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng: Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng có xu

hướng biến động ngược lại với nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Cụ thể: năm 2009, quy mô vốn là 1.215 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,2%, đến năm 2010, quy mô vốn giảm xuống cịn 644 tỷ đồng. Đến năm 2011 duy trì ở mức 706 tỷ đồng, giảm 509 tỷ so với năm 2009, và chiếm tỷ trọng 50,1%. Lượng vốn này lớn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, cho vay trung, dài hạn, đồng thời tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

Năm 2009

1215,

89.2%

Không kỳ hạn

Kỳ hạn < 12 tháng

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

Số liệu thống kê cho thấy, trong số các nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ TCKT tại Chi nhánh Tây Hồ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (trên 50%) và có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây.

Năm 2009 Năm 2010 17.6 % % NVHĐ TCKT NVHĐ dân cư NVHĐ TCTD

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

Nguồn: Bảng 2.12. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ

+ Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế (TG của các doanh nghiệp, công ty…):

Số liệu nguồn vốn TCKT cho ta thấy: tiền gửi các tổ chức kinh tế có sự biến động: năm 2009, con số này dừng ở mức 972 tỷ đồng, chiếm 71,4% nguồn vốn, năm 2010 đạt 882 tỷ, chiếm tỷ trọng 65,1% thì năm 2011 cịn 810 tỷ đồng và chiếm 57,5% tổng NVHĐ. Tỷ trọng tiền gửi TCKT giảm dần với

+ Nguồn vốn huy động từ dân cư:

Nguồn vốn huy động từ dân cư chủ yếu qua TGTK và phát hành cơng cụ nợ. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm dân cư ln chiếm đa số (khoảng 99%) trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư.

Năm 2009 nguồn vốn này đạt 240 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng NVHĐ. Năm 2010 đạt 298 tỷ, chiếm tỷ trọng 22%, tăng 58 tỷ ( tốc độ tăng 24,2%) so với năm 2009.

Năm 2011 lượng vốn này là 572 tỷ đồng, tăng 274 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm 40,6% tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng đạt 91,9% so với 2010 (xem bảng 2.12).

Để có được những con số đó chi nhánh khơng ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để xây dựng niềm tin, thương hiệu Agribank Tây Hồ trên địa bàn. Song song đó, chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động mới, linh hoạt về kỳ hạn và lãi suất, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, ... Chính vì thế, chỉ sau có ba năm hoạt động lượng tiền gửi dân cư của chi nhánh đã tăng lên một cách nhanh chóng.

Khơng như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng nhằm mục đích an tồn và hưởng lãi. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm (TGTK). Lãi suất TGTK cao hơn rất nhiều so với tiền gửi giao dịch nhưng chi phí duy trì và chi phí quản lý nói chung là thấp, hơn nữa đây lại là nguồn vốn ít biến động nên rất có lợi cho hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng.

+ Tiền gửi của tổ chức tín dụng:

Tiền gửi của TCTD tại Chi nhánh mấy năm qua cũng biến động không đều, đặc biệt trong năm 2011, tiền gửi của TCTD đã giảm xuống mức là 26 tỷ

nguồn vốn này năm 2009 là 11% trong tổng NVHĐ thì đến cuối năm 2010 chiếm 12,9% tổng NVHĐ. Nhưng đến năm 2011 tiền gửi TCTD giảm còn 26 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,8% tổng nguồn vốn.

Không như tiền gửi TCKT và dân cư, tiền gửi có kỳ hạn TCTD khá đơn giản. Bởi nguồn tiền gửi TCTD đến từ hai kênh cơ bản đó là tiền gửi thanh toán của TCTD khác mở tại chi nhánh và tiền gửi huy động từ TCTD khác qua thị trường liên ngân hàng.

Năm 2009, cơ cấu tiền gửi TCTD tại chi nhánh bao gồm 50 tỷ tiền gửi thanh toán và 100 tỷ tiền gửi có kỳ hạn. Sang đến năm 2010 quy mơ gửi tiền vẫn hầu như khơng có gì biến đổi nhưng tiền gửi khơng kỳ hạn đã giảm xuống chỉ còn 4 tỷ đồng trong khi tiền gửi có kỳ hạn lại tăng lên 170 tỷ đồng.

Cuối năm 2010, tiền gửi TCTD tại chi nhánh chỉ còn 26 tỷ đồng (bảng 3).

Hiện nay chi nhánh vẫn có một lượng lớn tiền gửi của TCTD với số dư bình quân hàng tháng khoảng 70 tỷ đồng từ nguồn tiền gửi của Ngân hàng Chính sách Xã hội phục vụ mục đích xố đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh viên, .... Đây là nguồn tiền gửi không kỳ hạn và mang lại doanh thu cho Chi nhánh nhờ chênh lệch lãi suất khá lớn.

-Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ: + Nguồn vốn huy động nội tệ:

Nhìn chung, nguồn vốn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 80% đến 90%) trong tổng NVHĐ của Chi nhánh. Nguồn vốn này biến động không đều qua các năm từ 2009 đến 2011.

Năm 2009, quy mô nguồn vốn nội tệ mà Chi nhánh huy động được là 1.318 tỷ đồng, chiếm 96,8% tổng NVHĐ thì đến năm 2010 lại giảm xuống

chỉ cịn là 1.140 tỷ đồng, chiếm 84,2% tổng NVHĐ. Nhưng đến năm 2011 thì số vốn này đã tăng lên là 1.254 tỷ đồng, và chiếm tới 89,1% tổng NVHĐ.

Tốc độ huy động nội tệ năm 2010 so với năm 2009 giảm 178 tỷ đồng tương đương tốc độ giảm 13,5%, năm 2011 tổng nguồn vốn nội tệ của chi nhánh đạt 1.254 tỷ đồng, tăng 114 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 10% so với năm 2010. Nhưng so với năm 2009 vẫn giảm 64 tỷ đồng (bảng 2.4).

+ Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ:

Bên cạnh nguồn vốn nội tệ thì Chi nhánh cịn huy động vốn bằng ngoại tệ (USD và EUR). Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại giúp Chi nhánh trong việc đa dạng hố hình thức huy động, mở rộng diện tiếp xúc khách hàng, đáp ứng nhu cầu đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ và nhất là giúp Chi nhánh tăng thu nhập.

Nguồn vốn ngoại tệ tại Chi nhánh trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 biến động thay đổi theo xu hướng biến động của thị trường. Năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ đạt 44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,2% tổng nguồn vốn huy động. Sau hai năm nỗ lực xây dựng hình ảnh và thương hiệu đến năm 2010 con số này tăng lên 214 tỷ đồng, tăng 170 tỷ so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 15,8% tổng nguồn vốn năm 2010. Nhưng trước sức ép về tăng tỷ giá và sự khan hiếm ngoại tệ thanh toán vào cuối năm 2011 cũng như sự thay đổi trong chính sách điều hành của NHNN, nguồn tiền gửi ngoại tệ tại chi nhánh giảm mạnh. Mặc dù đã được sự trợ giúp về tỷ giá nhưng tổng nguồn vốn ngoại tệ đã quy đổi năm 2011 chỉ đạt 154 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,9% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ năm 2011 so với năm 2009 vẫn tăng 110 tỷ đồng, tốc độ tăng 250% nhưng so với năm 2010 thì giảm 60 tỷ đồng, tốc độ giảm 28% (xem bảng 2.4).

Nhìn chung, cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động của Chi nhánh đang có sự thay đổi theo hướng: tăng dần tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng; tăng tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ; tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cư. Cùng với đó tỷ trọng nguồn vốn trên 12 tháng, tỷ trọng nguồn tiền gửi nội tệ và tiền gửi TCKT đang có xu hướng điều chỉnh giảm dần.

Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh khá phù hợp với sự thay đổi trong nhu cầu cho vay và đầu tư. Trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn; cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì thế tăng nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng, tăng tiền gửi dân cư, tăng tiền gửi ngoại tệ huy động của dự án chính là tăng nguồn vốn tài trợ cho vay ngắn hạn, cho vay ngoại tệ.

Tuy nhiên, tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng tức là tăng nguồn vốn có tính ổn định khơng cao. Điều này đã và đang gây sức ép về rủi ro thanh khoản đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w