Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ (Trang 108 - 125)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

3.3. Một số đề xuất kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

3.3.2.1. Trang bị cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

- Triển khai nhanh, rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm cho chi nhánh. Tạo điều kiện cho Chi nhánh mở thêm các phòng giao dịch, các Chi nhánh cấp 2 phục vụ cho công tác huy động vốn.

- Trang bị các máy thanh toán tại điểm bán hàng, máy rút tiền tự động tại siêu thị lớn, khu chung cư đông người, khu đô thị mới, tại các doanh nghiệp, trường học, … tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch, phát triển cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Nghiên cứu, triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử như: dịch vụ ngân hàng trực tuyến - ib@nking; dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động - SMS b@nking; dịch vụ thanh toán hoá đơn tự động, … nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các NHTM khác, thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng…

3.3.2.2. Điều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn trong hệ thống:

Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ ln ở trong tình trạng thừa vốn nội tệ và thiếu vốn ngoại tệ nên thường phải điều chuyển vốn, vay vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. Nhưng lãi suất điều chuyển vốn hiện nay không phù hợp với lãi suất cho vay của Chi nhánh. Điều này đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam nên có chính sách lãi suất điều chuyển linh hoạt, phù hợp hơn.

Với các khoản thừa vốn: căn cứ trên thực tế nguồn vốn tồn hệ thống để có chính sách về lãi suất đảm bảo quyền lợi cho đơn vị thừa vốn. Khi tính tốn lãi suất thừa vốn, NHNo&PTNT Việt Nam cần căn cứ trên lãi suất huy động – cho vay hiện tại của hệ thống cũng như của NHTM khác, chi phí thực tế của khoản vốn huy động (bao gồm chi phí trả lãi, chi phí dịch vụ, các khoản dự trữ, bảo hiểm, ...).

Với các khoản thiếu vốn: hỗ trợ các chi nhánh thiếu vốn trong việc cân đối nguồn vốn để cho vay trên cơ sở thẩm định kỹ dự án, đối tượng khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển quan hệ với khách hàng cho vay tiềm năng. Trên cơ sở cân đối lãi suất huy động, lãi điều chuyển vốn để đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hỗ trợ tối đa chi nhánh.

Nên đưa ra các mức lãi suất khác nhau đối với các khoản tiền điều chuyển có thời hạn khác nhau, điều này sẽ giúp Chi nhánh tăng cường huy

động các nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của cả hệ thống cũng như của nền kinh tế.

NHNo&PTNT VN cần xây dựng chiến lược kinh doanh chung song nhất thiết phải lưu ý đến thực tế điều kiện môi trường của các chi nhánh. Cần xác định cho mình chiến lược kinh doanh tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định rõ mục tiêu và chương trình hoạt động cụ thể cho từng chi nhánh trong từng giai đoạn cụ thể.

Hoạt động điều hành trong toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thường được thực hiện trên cơ sở giao chỉ tiêu kế hoạch. Mỗi chi nhánh căn cứ vào thực tế kinh doanh sẽ được phân bổ các chỉ tiêu về nguồn vốn, dư nợ cho vay, tài chính, ... NHNo&PTNT Việt Nam cần đưa ra phương thức tính tốn hợp lý để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh, khả năng phát triển trong tương lai và đảm bảo kinh doanh có lãi cho chi nhánh.

Từng bước cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo hướng trở thành một NHTM hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cả về năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, năng lực quản lý và nguồn nhân lực.

Giúp Chi nhánh về cơ sở vật chất như: đầu tư vốn cho Chi nhanh mở thêm các phòng giao dịch; mở rộng, xây sửa lại các điểm giao dịch vì phí th văn phịng q cao.

Hồn thiện các phần mềm kế tốn, tài chính, báo cáo và cung cấp thơng tin giúp cập nhật thơng tin nhanh nhạy, chính xác trong quá trình hoạt động.

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở nhằm đưa ra các văn bản quy định phù hợp.

Hiện nay, các loại giấy tờ có giá được phát hành tại Chi nhánh còn rất nghèo nàn: kỳ phiếu, trái phiếu thường trên 1 năm, chứng chỉ tiền gửi từ 1 đến 6 tháng. Các đợt phát hành không thường xun, quy mơ nhỏ, khơng tạo tính chủ động, kịp thời cho Chi nhánh trọng việc phát hành. Do vậy, NHNo TW cần tạo giao quyền chủ động phát hành công cụ nợ cho Chi nhánh cũng như tạo điều kiện để Chi nhánh đa dạng hoá các loại kỳ hạn của các cơng cụ nợ…

Tóm lại: Các giải pháp và kiến nghị trên xuất phát từ thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Tây Hồ. Để các giải pháp thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế, còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như sự cố gắng, đoàn kết thực hiện của tập thể cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh.

KẾT LUẬN *****

Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, muốn làm được điều đó chúng ta cần phải có vốn. Với NHTM, vốn càng trở nên quan trọng hơn. Các NHTM muốn tồn tại, phát triển và đóng góp cho sự đổi mới của đất nước khơng cịn cách nào khác là phải thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Hoạt động huy động vốn khơng chỉ có vai trị quan trọng với chính bản thân NHTM mà cịn có vai trị to lớn với nền kinh tế. Thơng qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có vốn cần thiết cho việc kinh doanh, cho vay khách hàng, mở rộng quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng, qua đó giúp ngân hàng duy trì hoạt động, phát triển kinh doanh, tạo nguồn thu, sản sinh lợi nhuận.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn, các NHTM luôn chú trọng công tác huy động vốn để tạo tiền đề cho sự phát triển và thực hiện nghiệp vụ ngân hàng khác.

Chi nhánh Tây Hồ là chi nhánh mới thành lập do đó có nhiều hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn, cho vay, quan hệ khách hàng, ... Nhưng trong những năm qua, chi nhánh luôn cố gắng duy trì nguồn vốn ổn định, cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh theo chiến lược kinh doanh từng thời kỳ, hoạt động cho vay được chú trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng, các hoạt động khác cũng luôn được quan tâm đúng mức. Kinh doanh nguồn vốn bước đầu đem lại hiệu quả: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn tăng qua các năm, chi phí vốn từng bước giảm dần, cân đối nguồn vốn – dư nợ được điều chỉnh theo hướng phù hợp với nhau hơn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như quy mô và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động cịn

thấp, chi phí huy động cịn cao so với các ngân hàng khác, cơ cấu các loại nguồn vốn và hệ số sử dụng vốn chưa thật sự hợp lý.

Để có những kết quả trên cũng như nhằm thực hiện mục tiêu và định hướng kinh doanh trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, chi nhánh ln nhất qn trong phương hướng nâng cao hiệu quả vốn huy động như đa dạng hố các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm sốt, ưu tiên cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, củng cố sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mơ hình mới, tích cực đào tạo nâng cao trình độ cán bộ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh bằng “chất lượng nguồn nhân lực”, ...

Đồng thời, chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm khắc phục tồn tại hạn chế trong việc tăng huy động vốn. Một số giải pháp điển hình đã được chi nhánh thực hiện trong thời gian qua như: đa dạng hóa hình thức huy động vốn, xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt theo biến động lãi suất thị trường, nâng cao chất lượng sử dụng vốn, phát triển mạng lưới, tăng dịch vụ và tiện ích ngân hàng, phát triển cơng nghệ gắn với phát triển nguồn nhân lực, ...

Với những kiến thức đã học được, luận văn đã cố gắng tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực tế tình hình tại chi nhánh rút ra nguyên nhân tồn tại và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng huy động vốn, thực hiện mục tiêu kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

Do trình độ và thời gian có hạn nên trong q trình nghiên cứu và viết luận văn em khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo cùng ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ để luận văn trở nên đầy đủ và mang tính ứng dụng cao hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *****

1. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội.

2. Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Kim Anh (2008), Giáo trình nghiệp vụ

kinh doanh ngân hàng, NxbThống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội

4. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội

5. Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (2010), Báo cáo thường

niên năm 2010.

6. NHNo&PTNT Việt Nam (2011), Hệ thống các văn bản về huy

động vốn áp dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, lưu hành nội bộ.

7. Phòng Kế hoạch – kinh doanh, NHNo&PTNT Tây Hồ (2009), Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hồ năm 2009.

8. Phòng Kế hoạch – kinh doanh, NHNo&PTNT Tây Hồ (2010), Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hồ năm 2010.

9. Phòng Kế hoạch – kinh doanh, NHNo&PTNT Tây Hồ (2011), Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hồ năm 2011.

10.Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội

11.Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ

chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12), hiệu lực 01/01/2011.

12.Frederic, S.Mishkin, Nguyễn Văn Ngọc chủ biên (2008), Lý thuyết

chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, Nxb Đại

13.Peter Rose (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội

Website:

14.http://108x.org , Theo TTVN/PT Ngọc Diệp (10/2011), Phân tích

và nhận định xu hướng kinh tế Việt Nam,

15.http://agribank.com.vn 16.http://anz.com/vietnam/

17.http://doanhnhan360.com , Trần Văn Hoành (2011), Lợi thế chi phí

vốn của các ngân hàng lớn, Thời báo kinh tế Sài Gòn online

18.http://hsbc.com.vn,

19.http://news.go.vn , Theo Thùy Duyên – Vneconomy (29/08/2011),

9 điểm định hướng giải pháp tiền tệ các tháng cuối năm, website:

20.http://sbv.gov.vn , Lê Thu Hằng, Đỗ Thị Bích Hồng (2011), Định vị

hệ thống ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, tạp chí ngân hàng

21.http://standardchartered.com.vn

22.http://tapchiketoan.com , Tạp chí kế tốn (19/01/2010), Thị trường

tài chính Việt Nam: Thực trạng và những định hướng phát triển.

23.http://thuviendientu.violet.vn , Phạm Quang Sáng, (2011), Hiệu quả

tài chính.

24.http://techcombank.com.vn

25.http://tinkinhte.com , Theo Vneconomy (09/09/2011), Kinh tế thế

giới đang nguy hiểm tới mức nào.

PHỤ LỤC ****

Mẫu 01/KS-GTCG

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM PHIẾU KHẢO SÁT

Ý kiến khách hàng về sản phẩm giấy tờ có giá của Agribank. Kính gửi: Q khách hàng!

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của Quý khách hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tiến hành khảo sát nhằm nắm bắt ý kiến đánh giá cũng như yêu cầu và mong muốn của Quý khách đối với sản phẩm giấy tờ có giá (GTCG) của Agribank (bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác; trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, giấy tờ có giá dài hạn khác; giấy tờ có giá ghi danh; giấy tờ có giá vơ danh).

Agribank rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Quý khách thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây bằng cách đánh dấu nhân (x) vào ý kiến mà Quý khách lựa chọn.

Agribank cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin Quý khách cung cấp. A. Thông tin về khách hàng.

A1. Quý khách thuộc đối tượng khách hàng nào?

Quý khách là cá nhân xin vui lòng trả lời tiếp câu A2. Quý khách hàng là tổ chức xin vui lòng trả lời tiếp câu A3.

A3. Đơn vị của Quý khách thuộc loại hình doanh nghiệp, tổ chức nào?

B. Sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

B1. Lý do Quý khách sử dụng sản phẩm GTCG của Agribank?

(Quý khách có thể chọn nhiều câu trả lời)

C. Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch về sản phẩm giấy tờ có giá của Agribank.

C1. Nhân viên Agribank ln có thái độ lịch thiệp, tận tình với khách hàng.

C2. Nhân viên Agribank giải đáp thoả đáng các yêu cầu của khách hàng về giấy tờ có giá.

C3. Khách hàng dễ dàng cập nhật thông tin về giấy tờ có giá của Agribank.

C4. Sản phẩm giấy tờ có giá của Agribank đa dạng, đáp ứng yêu cầu khách hàng.

C5. Hồ sơ, thủ tục về mua giấy tờ có giá của Agribank.

C6. Hồ sơ, thủ tục thanh tốn cho người uỷ quyền; chuyển quyền sở

hữu; thanh toán cho người thừa kế;

giấy tờ có giá bị mất, hỏng.

C7. Lãi suất sản phẩm giấy tờ có giá của Agribank.

C8. Hình thức trả lãi đối với giấy tờ có giá của Agribank.

Agribank.

giá của Agribank.

C11. Khách hàng thuận lợi trong việc cầm cố giấy tờ có giá của Agribank để vay vốn?

C12. Agribank luôn đáp ứng việc chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng.

C13. Agribank ln đáp ứng việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá đối với khách hàng.

C14. Agribank đáp ứng nhanh chóng, chính xác việc thanh toán cho người được uỷ quyền giấy tờ có giá.

C15. Agribank đáp ứng nhanh chóng, chính xác việc thanh tốn giấy tờ có giá cho người thừa kế.

C16. Agribank đáp ứng nhanh chóng, chính xác việc thanh tốn giấy tờ có giá trong trường hợp bị mất, hỏng.

C17. Các hình thức chăm sóc khách hàng mua GTCG của Agribank.

D. Các ý kiến đóng góp khác đối với giấy tờ có giá của Agribank.

............................................................................................................................. .............................................................................................................................

............................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Khách hàng ký tên

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

CHI NHÁNH: TÂY HỒ

TỔNG HỢP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ GIẤY TỜ CĨ GIÁ CỦA AGRIBANK

STT

I Thơng tin chung

1 Tổng số khách hàng khảo sát 2 Khách hàng cá nhân

3 Khách hàng tổ chức 4 Doanh nghiệp tư nhân. II Loại hình khách hàng A Khách hàng cá nhân

1 Nông dân.

2 Công nhân.

Công chức, viên chức (làm 3 việc trong cơ quan hành chính

nhà nước, trường học, bệnh viện...).

4 Cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp.

5 Hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ (hàng ăn, buôn bán tạp hố...) Hộ sản xuất tiểu thủ cơng 6 nghiệp (cơ khí, đồ thủ cơng

7 Hưu trí.

8 Học sinh, sinh viên.

9 Nội trợ.

10

III Lĩnh vực hoạt động SXKD doanh nghiệp

1 Nông, lâm, ngư nghiệp.

2 Kinh doanh thương mại, dịch vụ, nhà hàng, du lịch.

3 Xuất nhập khẩu.

IV Lý do khách hàng sử dụng sản phẩm GTCG của Agribank

1 Mạng lưới phục vụ

2 Lãi suất cao so với các ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây hồ (Trang 108 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w